Thưởng Xuân

03 Tháng Giêng 201720:26(Xem: 5195)

THƯỞNG XUÂN

 Vĩnh Hảo

 

la-phong-doLá của hai cây phong ven lộ đã chuyển thành màu đỏ ối tự hôm nào. Mỗi ngày lái xe ra vào khu xóm, chỉ lo nhìn xe cộ hai chiều, xem có an toàn để băng qua đường hay không; không kịp nhìn thấy lá từ xanh chuyển sang vàng, rồi vàng đổi thành cam, cam chuyển thành đỏ. Giữa những tàn cây xanh lá, cây phong nổi bật lên như một ông hoàng, lẫm liệt, oai phong, và thật đẹp. Mà kỳ thực, cái đẹp nầy chẳng qua là màu lá không bình thường như những lá cây khác. Lá cây thì phải màu xanh lục, nếu héo úa thì phải vàng, khô, rồi rụng trơ cành; mà đây là màu đỏ, ở lại khá lâu trên cành từ cuối thu kéo qua đông, nên lạ, đẹp.

Thế nhưng, ra ngoài cái đẹp thẩm mỹ từ nhãn quan của người, lá phong đỏ trên thực tế, vẫn là lá phong đỏ, là những chiếc lá đã trải qua thời kỳ sung mãn nhất, rồi dần bước vào thời kỳ tàn tạ, và đang ở giai đoạn cuối cùng của đời sống. Đây là qui luật chung của mọi sự, mọi vật.

 

Không phải một sự kiện bỗng dưng xuất hiện. Không phải mùa đông, mùa xuân bất ngờ đến. Không có thứ gì ngẫu nhiên, tình cờ mà có mặt; không có một thứ gì tự sinh ra, cũng không có thứ gì chỉ do một nguyên nhân độc nhất nào đó sinh ra. Tất cả đều hiện hữu từ nhiều yếu tố nhân duyên, từ một tổng thể trùng trùng những nguyên nhân, điều kiện và kết quả, tác động hỗ tương, tác động đối nghịch, tạo nên một thực tại hằng biến. Mọi thứ đều liên tục diễn tiến, chuyển tiếp, không gián đoạn. Không có cái thực tại bất biến. Chỉ có sự chuyển biến liên tục của tất cả sự vật, trong không gianthời gian mộng ảo, và đây chính là cái thường tại.

Vì vậy, nói về một mùa xuân thường tại, bất diệt, là nói về một cái gì không thể gọi tên, không thể mượn hình sắc, âm thanh, ý tưởng nào đó của cuộc đờidiễn đạt. Mùa xuân bất diệtmùa xuân bất sanh. Cái được sanh thì phải diệt, không thể bất diệt. Mùa xuân bất sanh hay bất diệtmùa xuân không nằm trong bất kỳ trình tự nhân-quả, nhân duyên nào cả. Nó cũng không nằm trong quá khứ, hiện tại hay vị lai. Chợt khi, nghĩ là nắm hay thấy được thì nó đã qua rồi. Thế thì có chăng một mùa xuân trường cửu, bất diệt trên thế gian nầy? Nó nằm trong hay nằm ngoài sinh-diệt? Trong sinh-diệt thì không thể bất diệt; mà ngoài sinh-diệt thì làm gì có sinh để mà diệt hay bất diệt? Chỗ uẩn khúc, cùng ảo nầy đã được nhiều lần nhắc đến trong Kinh Lăng-già: “Thế gian ly sinh-diệt, do như hư không hoa.” Nói theo ngôn ngữ thường nhật, có nghĩa là thế gian nầy vốn chẳng dính gì đến chuyện sinh-diệt; không làm gì có chuyện sinh-diệt cả, vì sinh-diệt cũng chỉ như hoa đốm giữa hư không mà thôi.

Thế nhưng, tất cả mọi sự mọi vật đều đã trình hiện trong duyên sinh, duyên khởi; và thế gian vẫn muôn đời trôi chảy trong dòng biến diệt, vô thường, trong những nỗi thống khổ, bi thiết, và những hạnh phúc, hỷ lạc của con ngườichúng sinh. Chỉ khi nào nhà đạo nhìn sâu vào căn nguyên khởi sinh vạn pháp, mới có thể nhìn thấy loáng thoáng vẻ ảnh hiện tròn đầy của cái thường tại, tạm gọi là mùa xuân bất diệt—cái mà Thiền sư Huệ Năng từng nói: “Niệm trước chưa qua, niệm sau chưa đến,” ngay nơi khoảnh khắc ấy, bộ mặt thực của Chúa Xuân hiển hiện (1). Mới hay, mùa xuân bất diệt ở ngay trong lòng sinh-diệt, chứ không ở đâu xa. Và rồi, lại xin vay mượn thơ và hình ảnh của Trần Nhân Tông (2): sau giấc ngủ cát tường không mộng mị, mở toang hai cánh cửa sổ (mê-ngộ, tử-sinh), mới hay mùa xuân đã về rồi. Ngoài vườn kia, một đôi bướm trắng (sinh-diệt) vỗ cánh vờn bên hoa.

 

Chung trà cuối năm uống qua ngày đầu năm. Sương lạnh buổi sớm len vào cửa sổ. Trầm hương lãng đãng quyện nơi thư phòng. Lá phong đã rụng hết ngày tàn đông. Xác lá đỏ thẫm, trải một lớp trên thảm cỏ xanh. Và trên cành khô, những nụ non bắt đầu đâm chồi, chờ đón mùa xuân mới.

 

California, những ngày cuối năm 2016

Vĩnh Hảo

(www.vinhhao.net)

 

____________

 

(1)  Đông hoàng diện: Mặt của Chúa Xuân, trong câu “Như kim khám phá đông hoàng diện” (Ngày nay đã khám phá mặt thật của Chúa Xuân) – Thơ của Trần Nhân Tông, bài Xuân Vãn.

 

(2) Xuân hiểu

Thụy khởi khải song phi,

Bất tri xuân dĩ quy.

Nhất song bạch hồ điệp,

Phách phách sấn hoa phi.

(Trần Nhân Tông)

 

Tạm dịch thoát:

Xuân sớm

Thức dậy mở hai cánh cửa,

Không ngờ xuân đã chan hòa.

Bướm trắng một đôi, vỗ cánh

Phần phật bay đến với hoa.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Hai 2015(Xem: 7276)
Mỗi lần xuân đến, những tạp chí Phật giáo đây đó thường nô nức nhắc đến bài kệ thơ của Thiền sư Mãn Giác với những bài tụng ca, bình giảng thật vô cùng trân trọng. Thi thoảng ta cũng bắt gặp đâu đó trong các bài bình luận văn học, cành mai kia cũng lọt vào cặp mắt xanh của các vị giáo sư, tiến sĩ với thẩm quyền chuyên môn về kiến thức và nhãn quan của mình. Ai cũng nói đấy là bài thơ thiền.
05 Tháng Hai 2015(Xem: 6975)
Tết đến theo quy luật của vũ trụ, mang tới cho con người nhiều cảm xúc mới, nhiều suy ngẫm, cơ hội nhìn lại. Với người trẻ, Tết đến là dịp để dấn thân, quay về nhà gắn kết tình thâm, là dịp để sống tử tế...
04 Tháng Hai 2015(Xem: 9287)
Ngày mai sư xuống núi / Áo mỏng sờn đôi vai / Chuỗi hạt mòn năm tháng / Hương trầm lỡ cuộc say
03 Tháng Hai 2015(Xem: 6353)
Năm Giáp Ngọ sắp sửa trôi qua với bao đổi thay của đất trời và con người, để đón nhận xuân Ất Mùi tràn đầy hạnh phúc. Cỏ cây hoa lá, héo úa tàn rụng theo thời tiết bốn mùa mà sinh sôi nảy nở để chuẩn bị đơm hoa kết trái đón nhận một mùa xuân mới.
03 Tháng Hai 2015(Xem: 6543)
Hằng năm, cứ vào lệ thường đêm giao thừa, thầy trò chúng ta thường tụng kinh phúc chúc an lành cho nhân loại, cho đất nước Việt Nam, cho chư thiên, thọ thần, cho tất cả ân nhân, thí chủ, cho chư Phật tử gần xa và cho cả chúng ta một năm mới tốt lành hơn, an vui hơn.
02 Tháng Hai 2015(Xem: 7926)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất. Nói cách thực tế theo quán tính của người bình phàm, thì đó là hạnh phúc (phước), thịnh vượng (lộc), sống lâu (thọ). Với các chính trị gia, và những nhà đấu tranh cho dân tộc, cho đất nước, thì đó là tự do, dân chủ, nhân quyền. Với đạo gia thì đó là giải thoát, giác ngộ, và niết-bàn.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 9165)
Vào thuở thịnh Đường, Lục tổ Huệ Năng ( 慧 能 638-713 ) sau khi đắc pháp với Ngũ tổ Hoằng Nhẫn ( 弘忍) và được truyền Y bát, nghe theo lời dạy của sư phụ phải ở ẩn một thời gian rồi sau mới ứng cơ giáo hóa. Ngài được Ngũ tổ đưa đến bến Cửu giang rồi chèo đò qua sông đi về phương nam, đến thôn Tào Hầu (曹候村), phủ Thiều Châu (韶州府) nương náu trong một am tranh.