Ngoài kia xuân đã về

21 Tháng Mười Hai 201415:38(Xem: 6385)
tuyentaphuongphapmuaxuan 2

hoadao-010129Ngoài kia xuân đã về

Thức giấc sớm tinh sương,
Đứng trước tấm gương soi,
Dù kề mặt thật gần,
Chẳng thấy mình trong gương.
Vội thắp một nén hương,
Chẳng khói cũng chẳng thơm.
Tréo đôi chân ngồi xuống, 
Ngỡ như ngồi trong gương.
 
Cất tiếng niệm câu chú:
Gya tei, gya tei, 
Hara gya tei hara so gya tei 
Bo ji so wa ka. 
Tuy câu chú có thuộc,
Nhưng dường như không lời.
Như chép miệng trong gương.
Tiếng mõ chừng im bặt.
Giật mình nhìn lên bệ,
Cứ ngỡ rằng trong mơ:
Pho tượng Phật đi vắng.
Ngoài kia xuân đã về.

            Câu chú: Gya tei, gya tei, hara gya tei hara so gya tei, Bo ji so wa ka, là tiếng Phạn. Câu này được dịch âm từ tiếng Hán là: Yết đế, yết đế, ba-la yết đế, ba-la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha. Xin tạm dịch nghĩa như sau:

Vượt lên, vượt lên,
Hãy cùng nhau vượt lên, đến tận bên kia,
của bên kia bờ Giác Ngộ.

            Cách dịch thường thấy của câu này là: hoàn toàn vượt sang bờ bên kia. Thế nhưng bờ bên kia dù là đã hoàn toàn đạt được hay chưa đạt được thì nó cũng vẫn còn là một đối tượng, một chủ đích, một mục tiêu, phản ảnh một vị trí trong không gian và thời gian. Trái lại cách dịch đề nghị trên đây có thể nêu lên được ý nghĩa siêu việt của câu chú này trong Tâm Kinh. Nếu vượt được sang "bên kia của bờ bên kia" thì cũng có nghĩa là đến được một nơi nào đó không còn một mốc không gian hay thời gian nào nữa. Nơi đó sẽ không phải là một sự trống không tuyệt đối mà là một sự tự do hoàn toàn nói lên sự Giải Thoát, phản ảnh tinh thần và ý nghĩa của khái niệm Tánh Không trong Tâm Kinh. Thật ra thì cách dịch này cũng đã được một số các thiền sư của Hội Thiền Học Quốc Tế AZI/Association Zen Internationnale) - trong số này có vị thầy Roland Yuno Rech - đề nghị và đã được dịch sang tiếng Pháp như sau: "Aller, aller, aller ensemble au-delà du par-delà, jusqu'à l'accomplissement de la voie", có thể tạm dịch sang tiếng Anh là: "Go, go, go together beyond the beyond..." . Câu này được hội Thiền Học Zen Hoa Kỳ (AZA/American Zen Association) dịch là: "Go, go, go together, beyond, fully beyond, to the shore of satori".

            Mỗi buỗi sáng khi thức giấc chúng ta có cảm giác như vừa thoát khỏi một giấc mơ đêm mà mình không hiểu cũng không giải thích được, đôi khi giấc mơ ấy cũng còn là cả một cơn ác mộng nữa. Vươn vai và cảm thấy sảng khoái, mở cửa sổ, ánh sáng và hơi mát ban mai lùa vào phòng, thế nhưng thật ra chúng ta đang tiếp tục rơi vào một giấc mơ khác, qua những hình thức khác. Cảnh vật chung quanh, các tế bào trên thân xác và các tư duy trong tâm thức, tất cả vẫn tiếp tục vận hành tương tự như những ảo giác hiện ra trong giấc mơ của mình trong đêm qua.

            Khi nào dù là đang đứng trước gương nhưng vẫn không trông thấy mình đâu cả, đang nhịp chiếc mõ thật đều nhưng chỉ nghe thấy một sự yên lặng mênh mông, và nén hương đang cháy trước mặt chẳng bốc lên một mùi thơm nào, thì khi ấy các ảo giác mới tan biến hết, và cũng chỉ khi ấy pho tượng Phật mới không còn ngồi im trên bệ nữa mà hiện ra và mỉm cười với mình bên trong con tim mình, và một mùa xuân bất tận sẽ tỏa rộng, êm ả trong tâm hồn mình và rạng rỡ trong không gian chung quanh mình.

 

Bures-Sur-Yvette, 15.12.1999

(đọc lại và hiệu đính, 30.11.2014)
Hoang Phong

MỤC LỤC TUYỂN TẬP HƯƠNG PHÁP MÙA XUÂN



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Hai 2015(Xem: 6397)
Tôi có đọc rằng mỗi khi đào đến xuân sang người Nhật lại bày biện bàn trà, tiệc rượu ngoài trời để thưởng hoa ngoạn cảnh. Trong khi nhấp ngụm đầu năm mới, nếu vô tình một cánh sakura bay lạc trong gió và rơi vào lòng chung trà chén rượu thì người ta coi đó là một điều may mắn lớn.
19 Tháng Hai 2015(Xem: 7106)
Dê là loài động vật hiền lành, gần gũi với đời sống và sinh hoạt của con người. Nó là một trong lục súc: ngựa, trâu, dê, chó, lợn, gà. Do đó, dê có rất nhiều giai thoại và truyền thuyết. Trong 12 con giáp thì Dê là hàng địa chi thứ tám gọi là Mùi .
19 Tháng Hai 2015(Xem: 6921)
Xuân Di Lặc, hoa bốn mùa vẫn nở. / Khắp nhân gian, thành thị đến thôn quê. / Không phải Xuân, ba, bốn bữa ê hề. / Không phải Tết, năm, bảy ngày rôm rả. / Không chạy ngược, chạy xuôi đầy vất vả. / Không rộn ràng tất tả chúc mừng nhau . / Bởi quanh năm Xuân trước với Xuân sau. / Vẫn lao động đấp bù cho sự sống.
19 Tháng Hai 2015(Xem: 6242)
Bốn mươi năm, vẫn Tết tha phương / Bao trạm thời gian... cuộc hý trường! / Nắng trải thềm hoa, Hương Tỉnh Thức / Trăng về Xóm Hạc, Gió Trầm Hương / Gieo vần Xuân Mới, Thơ Hoài Vọng
18 Tháng Hai 2015(Xem: 9380)
Vào dịp cuối năm, đầu năm, dương lịch hay âm lịch, có lẽ không có nhóm từ nào được mọi người dùng đến nhiều như là mấy chữ "Chúc mừng năm mới." Ngôn ngữ nước nào rồi cũng chỉ ngần ấy chữ, ngần ấy ý. Chúc vui, chúc mừng đến với bạn và gia đình trong năm mới...
17 Tháng Hai 2015(Xem: 9697)
Mỗi khoảnh khắc trên dòng tâm thức ấy phải là một mùa xuân. / Ước mong sao mỗi người trong chúng ta / cũng như tất cả chúng sinh trong vũ trụ, / Đều tìm thấy được mùa xuân ấy, / với những phút giây thật thiêng liêng và mầu nhiệm, / … giữa ngày Tết hôm nay.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 10755)
Tôi không nhớ rõ vào mùa Xuân Kỷ Dậu 1969 hoặc Xuân Canh Tuất 1970, Ôn Mãn Giác, tức thi sĩ Huyền Không lúc bấy giờ là giáo sư kiêm Khoa trưởng phân khoa Phật học và Triết học Đông phương tại Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn có đề hai câu đối mừng Xuân trước thềm sân trường tọa lạc số 222, đường Trương Minh Giảng cũ SG như sau:
17 Tháng Hai 2015(Xem: 9275)
Cảm ơn / Xin cảm ơn / Trời đất bốn mùa thay nhau chuyển đổi / Xuân sinh, hạ trưởng / Thu liễm, đông tàn / Hiện tượng thiên nhiên / Cũng là chuyện trần gian / Mai thịnh, mốt suy / Nọ hưng, kia phế / Rồi thân người / Sinh già bệnh chết / Huyền nhiệm xiết bao /
16 Tháng Hai 2015(Xem: 9738)
CUNG kính mời nhau một tách trà / CHÚC mừng Xuân mới, tiễn năm qua / TÂN niên hạnh phúc và như nguyện / XUÂN đến bình an khắp mọi nhà./ VẠN nỗi ưu phiền buông xả hết / SỰ đời trăm mối được hanh thông / NHƯ Lai, Đạo Pháp đồng quy hướng / Ý nguyện vẹn toàn đẹp ước mong.
16 Tháng Hai 2015(Xem: 7405)
Năm nay, đường Nguyễn Huệ đang được chỉnh trang thành Quảng trường đi bộ nên đường hoa được tạm dời về Hàm Nghi với tên gọi Đường hoa Tết Ất Mùi 2015. Dài 580 m, đường hoa TP.HCM được bắt đầu với hình ảnh gia đình dê - linh vật năm 2015 - cùng hàng nghìn loại hoa khoe sắc trong vẻ đẹp hiện đại của thành phố.