Đất Nước Thanh Bình - Minh Mẫn

13 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 51535)
tuyentapmungxuan
ĐẤT NƯỚC THANH BÌNH
Minh Mẫn

tuyentapxuan-170-02

Thiên hạ chộn rộn mấy hôm trước tết để có mùa Xuân ấm cúng chung vui đoàn tụ. Một năm tất bật để dồn vào ba ngày tết mà trên bàn thờ nhà nhà đầy đủ bánh mứt hoa trái; trẻ con được khoe áo mới; cội mai hãnh diện rải hoa quanh gốc, chồi non vội vả đơm nụ.

Tuy kinh tế có khó khăn trong năm qua, nhưng tết năm nay, Canh Dần vẫn nhộn nhịp tưng bừng. Từ Nam chí Bắc, phố thị đều là chợ hoa.Hoa năm nay được mùa, thế mà giá vẫn không rẻ lắm. Đường Nguyễn Huệ biến thành phố hoa quyến rũ du khách các vùng ngoại ô đổ dồn về thưởng ngoạn suốt tuần trưng bày.Khách ngoại kiều thích thú trước vẻ sáng tạo của những nghệ nhân đổ công trên từng loại bonsai tạo hình. Lúa và cây trái cũng hiện diện giữa thành phố ngàn hoa. Nét đặc biệt của tết cổ truyền năm nay là thế.
Một số tổ chức từ thiện của Phật giáo cũng đem đến từng phần quà cho những người kém may mắn, nếm được vị Xuân.Kẻ không nhà , ngủ hè phố cũng được quý thầy quý cô đến từng chỗ để lì xì, an ủi…Ba ngày tết lặng lẽ trôi qua, nhưng hương Xuân vẫn còn vương vấn trên các ngã đường đất nước. Người dân vẫn thích ra ngoại ô, về vùng quê tận hưởng khí hậu trong lành, du ngoạn để cảm nhận không gian yên bình của đất nước. Những cánh diều lượn gió tung bay trên đồng ruộng. Sông Mỹ Thuận dẫn về các tỉnh miền Tây Nam bộ, khách bộ hành dừng bước giữa cầu đề ngắm nhìn trời chiều, đang bị gió sông nâng tung từng lọn tóc làm dịu hơi nóng suốt ngày cô đặc, tạo cảnh nên thơ duyên dáng cho con cầu cong người vắt qua hai bờ. Những ngày Xuân như thế, người dân mới được thong dong thưởng ngoạn sự an bình của quê hương qua từng phố thị, thôn xóm. Đất nước ta vẫn đẹp và mộng mơ, đã bao phen chinh chiến trải dài theo chiến sử nói lên nét oai hùng của dân tộc. Những lúc ấy, Xuân vẫn về với truyền thống, người dân vẫn đón Tết trong hầm trú ẩn, vẫn nấu bánh giữa đạn bom, vẫn chúc nhau giữa xác người ngổn ngang; mẹ già vẫn gửi quà ra tiền tuyến, em gái hậu phương viết thư chuyển ra trận mạc. Những mái nhà xác xơ trống gió, vẫn có bông trái trên bàn thờ tổ tiên, khói nhang vờn quanh giữa không gian tĩnh lặng. Các vùng quê xa xôi của miền Tây Nam bộ, những căn chòi nằm dọc bờ sông, chỏng trơ khẳng khiu chân cột chống đở tấm sàng cây váng xấp xỉ mặt nước như cố gượng cho tấm thân rách nát đứng vững giữa phong ba; các cụ ông bên bàn tròn nhâm nhi cốc rượu trắng nói chuyện vụ mùa, thời sự; Các bà tụm năm tụm ba bên sòng bài, trẻ em lắc bầu cua cá cọp, thanh niên thiếu nữ dập dìu đường phố.Đình chùa miếu mạo dầy đặc khói nhang chen lẫn hơi người…

Dân tộc ta có bao phen thanh bình sau những cuộc chiến dai dẳng, ngoài thời Trần Lý non 4 thế kỷ an lành, phần lớn đất nước đều bị cày xới bởi đạn bom. Thân thể thanh niên đem ra làm tấm chắn cho làn tên mũi đạn, trẻ con phụ nữ nặng trĩu vành khăn sô. Chính vì thế, dân tộc tôi biết trân quý từng giờ phút bình yên tĩnh lặng, rất hiếu hòa giữa kiếp sống vô thường, rất hiền lành giữa nanh vuốt tham lam từ mọi phía.

Từ ngày thống nhất nước nhà, quê hương vắng tiếng đạn bom, thân thể mẹ không còn cấy vào những mãnh đạn bom cay nghiệt, người dân không còn sống phập phồng lo sợ nạn tai trong nháy mắt. Từ ngày chính sách cởi mở, người dân tự do lập nghiệp, bon chen hưởng thụ, phố thị phát triển, nhà nhà xây dựng, nhưng cũng không ít những mãnh đời bất hạnh, nạn nhân của tham nhũng còn lê lếch kêu oan từ địa phương đến trung ương vì trong nháy mắt, họ trở thành vô sản. Một bộ phận dân chúng vẫn chưa thực sự được sống an lành bởi bạo lực và tệ nạn xã hội. Trong xã hội nào cũng còn rơi rớt những bất cập như thế, mức độ nặng nhẹ khác nhau. Qua những cuộc lễ hội tết nhất, cơn sóng người túa ra mọi phía chật nghẽn mọi ngả đường, an ninh vẫn được bảo đảm, đó là giai đoạn yên bình của cuộc sống, thể hiện một chút thanh bình trong những giờ phút thiêng liêng của dân tộc. Thanh bình không chỉ có nghĩa chấm dứt chiến tranh, vắng tiếng đạn bom, thanh bình còn bao hàm sự an lành trong cuộc sống cho dù kinh tế có khủng hoảng. Cuộc sống và sở hữu của người dân phải được bảo đảm, luật pháp phải được tôn trọng không chỉ về phía nhân dân mà ngay cả những người có quyền thế, địa vị trong xã hội. Trẻ con có quyền đến trường và vui chơi lành mạnh thì người lớn cũng có quyền hưởng thụ và sở hữu tài sản hợp pháp do mồ hôi nước mắt mình tạo ra. Bệnh nhân có quyền được chăm sóc mà không vì nghèo mà phải chịu rút ống Oxy khi cấp cứu. Giàu nghèo trong xã hội ta chưa quá mức chênh lệc như một số nước, nhưng tiếng nói oan ức của người dân vẫn còn vang vọng, chưa được ai lắng nghe.

Bao giờ người dân ta được hưởng trọn vẹn ý nghĩa của Thanh bình khi mà ta đang thể hiện chủ quyền trên đất nước chúng ta. Một bộ phận dân oan, một bộ phận tôn giáo vẫn đang là tiếng thở dài não nuột của một dân tộc đã từng chịu quá nhiều thương đau trong quá khứ. Đất nước ta, dân tộc ta phải được hưởng một thanh bình trọn vẹn trong tầm tay của chúng ta.Phát triển cơ sở vật chất, hệ thống giao thông chưa đủ chứng minh sự phát triển một đất nước, nếu dân trí và cơm áo không phát triển đồng bộ, quyền lợi người dân không được bảo đảm và mọi tự do trong luật pháp không được thực thi. Những điều nầy không nằm ngoài khả năng của dân tộc.

Hy vọng một đất nước thanh bình sẽ đến thực sự khi lòng dân được thanh bình bởi mãn nguyện những nhu cầu tối thiểu.
 

MINH MẪN 25/2/10
 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Hai 2015(Xem: 6336)
Tôi có đọc rằng mỗi khi đào đến xuân sang người Nhật lại bày biện bàn trà, tiệc rượu ngoài trời để thưởng hoa ngoạn cảnh. Trong khi nhấp ngụm đầu năm mới, nếu vô tình một cánh sakura bay lạc trong gió và rơi vào lòng chung trà chén rượu thì người ta coi đó là một điều may mắn lớn.
19 Tháng Hai 2015(Xem: 7051)
Dê là loài động vật hiền lành, gần gũi với đời sống và sinh hoạt của con người. Nó là một trong lục súc: ngựa, trâu, dê, chó, lợn, gà. Do đó, dê có rất nhiều giai thoại và truyền thuyết. Trong 12 con giáp thì Dê là hàng địa chi thứ tám gọi là Mùi .
19 Tháng Hai 2015(Xem: 6880)
Xuân Di Lặc, hoa bốn mùa vẫn nở. / Khắp nhân gian, thành thị đến thôn quê. / Không phải Xuân, ba, bốn bữa ê hề. / Không phải Tết, năm, bảy ngày rôm rả. / Không chạy ngược, chạy xuôi đầy vất vả. / Không rộn ràng tất tả chúc mừng nhau . / Bởi quanh năm Xuân trước với Xuân sau. / Vẫn lao động đấp bù cho sự sống.
19 Tháng Hai 2015(Xem: 6182)
Bốn mươi năm, vẫn Tết tha phương / Bao trạm thời gian... cuộc hý trường! / Nắng trải thềm hoa, Hương Tỉnh Thức / Trăng về Xóm Hạc, Gió Trầm Hương / Gieo vần Xuân Mới, Thơ Hoài Vọng
18 Tháng Hai 2015(Xem: 9313)
Vào dịp cuối năm, đầu năm, dương lịch hay âm lịch, có lẽ không có nhóm từ nào được mọi người dùng đến nhiều như là mấy chữ "Chúc mừng năm mới." Ngôn ngữ nước nào rồi cũng chỉ ngần ấy chữ, ngần ấy ý. Chúc vui, chúc mừng đến với bạn và gia đình trong năm mới...
17 Tháng Hai 2015(Xem: 9653)
Mỗi khoảnh khắc trên dòng tâm thức ấy phải là một mùa xuân. / Ước mong sao mỗi người trong chúng ta / cũng như tất cả chúng sinh trong vũ trụ, / Đều tìm thấy được mùa xuân ấy, / với những phút giây thật thiêng liêng và mầu nhiệm, / … giữa ngày Tết hôm nay.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 10683)
Tôi không nhớ rõ vào mùa Xuân Kỷ Dậu 1969 hoặc Xuân Canh Tuất 1970, Ôn Mãn Giác, tức thi sĩ Huyền Không lúc bấy giờ là giáo sư kiêm Khoa trưởng phân khoa Phật học và Triết học Đông phương tại Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn có đề hai câu đối mừng Xuân trước thềm sân trường tọa lạc số 222, đường Trương Minh Giảng cũ SG như sau:
17 Tháng Hai 2015(Xem: 9226)
Cảm ơn / Xin cảm ơn / Trời đất bốn mùa thay nhau chuyển đổi / Xuân sinh, hạ trưởng / Thu liễm, đông tàn / Hiện tượng thiên nhiên / Cũng là chuyện trần gian / Mai thịnh, mốt suy / Nọ hưng, kia phế / Rồi thân người / Sinh già bệnh chết / Huyền nhiệm xiết bao /
16 Tháng Hai 2015(Xem: 9668)
CUNG kính mời nhau một tách trà / CHÚC mừng Xuân mới, tiễn năm qua / TÂN niên hạnh phúc và như nguyện / XUÂN đến bình an khắp mọi nhà./ VẠN nỗi ưu phiền buông xả hết / SỰ đời trăm mối được hanh thông / NHƯ Lai, Đạo Pháp đồng quy hướng / Ý nguyện vẹn toàn đẹp ước mong.
16 Tháng Hai 2015(Xem: 7354)
Năm nay, đường Nguyễn Huệ đang được chỉnh trang thành Quảng trường đi bộ nên đường hoa được tạm dời về Hàm Nghi với tên gọi Đường hoa Tết Ất Mùi 2015. Dài 580 m, đường hoa TP.HCM được bắt đầu với hình ảnh gia đình dê - linh vật năm 2015 - cùng hàng nghìn loại hoa khoe sắc trong vẻ đẹp hiện đại của thành phố.