Thông điệp Đại lễ Phật đản PL.2559 của đức Pháp chủ GHPGVN

12 Tháng Năm 201502:44(Xem: 7415)
blank
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG CHỨNG MINH
 
Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2015
(15/04/Ất Mùi)
 
THÔNG ĐIỆP
CỦA ĐỨC PHÁP CHỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
 
Gửi tăng ni, cư sĩ, phật tử nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2559, Dương lịch 2015
 
blankNam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
 
Kính gửi:
Chư tôn túc Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư,
Đại đức tăng ni, cư sĩ, phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài.
 
Kính mừng ngày đức Phật Bản Sư Thích Ca Mâu Ni đản sinh Phật lịch 2559, dương lịch 2015, năm Ất Mùi, Tôi kính gửi tới Chư tôn túc Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức, tăng ni, cư sĩ phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài lời chúc mừng Phật đản đại hoan hỷ, an lạc, thành tựu trên bước đường phụng sự đạo Pháp và dân tộc, cùng nhau đoàn kết xây dựng một cõi Niết bàn Tịnh độ tại nhân gian dưới ánh hào quang hộ trì của mười phương chư Phật.
 
Mùa Phật đản, tăng ni, phật tử chúng ta nhớ lời dạy của đức Phật: "Này các Thầy Tỳ kheo, hãy ra đi mỗi người một ngả để truyền bá Chánh pháp, vì lợi ích cho quần sinh, vì an lạc cho chư Thiên và loài người”! Tăng ni Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã làm tốt sứ mạng hoằng pháp, đưa đạo Phật tới đồng bào các dân tộc vùng cao miền núi và hải đảo. Với sự ra đời Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu, Giáo hội đã hoàn thành việc thành lập tổ chức của mình tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Giáo hội đã bổ nhiệm quý tăng sĩ trụ trì các chùa tại quần đảo Trường Sa, sát cánh cùng nhân dân góp phần bảo vệ biển đảo bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc. Đây là Phật sự rất ý nghĩa khi cả nước kỷ niệm 40 năm nước nhà được thống nhất, giấc mơ lớn của dân tộc thành hiện thực, Việt Nam hội nhập toàn diện với thế giới, sánh vai với các nước năm châu. Phật giáo Việt Nam cũng tự hào đã góp phần vào sự thành công đó, bởi Phật giáo đã tích cực góp phần làm nên cốt lõi của bản lĩnh, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
 
Ngày Phật đản năm nay, đúng vào ngày Quốc tế thiếu nhi, tôi đặc biệt dành tình cảm tới thế hệ trẻ mầm non, tương lai của đất nước và của Giáo hội. Tôi mong muốn các Ban, Viện Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các cấp Giáo hội tại các địa phương hãy tận tâm hơn nữa chăm lo cho các cháu thanh thiếu niên, nhi đồng. Các cơ sở tự viện trong cả nước nên tổ chức nhiều hơn nữa các khóa tu mùa hè, tạo một không gian văn hóa lành mạnh cho các cháu sinh hoạt những ngày hè bổ ích. Làm những việc đó là chúng ta có trách nhiệm với đất nước, với dân tộc, với nền đạo đức xã hội trước những thách thức xâm nhập văn hóa của thời kỳ hội nhập quốc tế.
 
Vesak, ngày trăng tròn của tháng 4 linh thiêng theo lịch Ấn Độ diễn ra 3 sự kiện trùng hợp gắn với cuộc đời đức Phật: Đức Phật đản sinh, đức Phật thành Đạo, đức Phật nhập Niết Bàn đã được Liên Hợp Quốc công nhận là lễ hội Phật giáo thế giới. Nhân dịp này, thay mặt toàn thể tăng ni, phật tử Việt Nam, tôi gửi tới tất cả những người con Phật trên khắp hành tinh đón mừng mùa Vesak trong tình hữu nghị, hợp tác và phát triển vì hòa bình, thịnh vượng cho nhân loại.
 
Nguyện cầu ánh sáng từ bi, trí tuệ của đức Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tỏa sáng muôn nơi cho thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.
 
Nguyện cầu nhân dân Nepal và các nạn nhân vừa trải qua thảm họa động đất tại vùng Kathmandu có được sự gia hộ của mười phương chư Phật, đủ năng lượng vượt qua khó khăn của nghiệp quả để ổn định cuộc sống trở lại sự bình yên.
 
Kính chúc quý vị một mùa Phật đản vô lượng cát tường, thành tựu viên mãn các công tác phật sự.
 
Nam Mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
                       
ĐỨC PHÁP CHỦ
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
(đã ấn ký)
 
 
Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Năm 2015(Xem: 6077)
Lễ hội đèn lồng là một nét văn hóa truyền thống của người Hàn Quốc vào dịp Phật Đản sinh. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của Hàn Quốc, một dịp để những người con Phật kỷ niệm ngày một bậc vĩ nhân đã ra đời. Trong lễ hội này, đã có hơn 50.000 đèn lồng các loại làm rực sáng trung tâm thủ đô Seoul.
13 Tháng Năm 2015(Xem: 10799)
Pháp trần là một thuật ngữ thường gặp trong Phật Giáo. Đôi khi người tu Phật hay nhắc đến trần cảnh hay sắc pháp, thì ý nghĩa nội dung cũng tương tự như thế. Theo chư Tổ định nghĩa, pháp trần là tất cả những bóng ảnh của mắt, tai, mũi, lưỡi và thân được lưu lại trong tâm thức.
08 Tháng Năm 2015(Xem: 5454)
06 Tháng Năm 2015(Xem: 7363)
Vì sự an lạc của pháp giới chúng sinh, giáo pháp từ bi và trí tuệ của đức Phật cần được bảo tồn và phát huy sâu rộng hơn nữa trên thế gian này. Đó chính là sứ mệnh thiêng liêng mà mỗi người con Phật nên luôn luôn tâm niệm và thực hành để đền đáp thâm ân hóa dục của đức Phật và lịch đại tổ sư.
29 Tháng Tư 2015(Xem: 6445)
Được làm con Phật là điều vừa đơn giản, vừa hy hữu. Đơn giản, vì sinh ra trong một gia đình Phật giáo thì tự động theo cha mẹ đi chùa, lễ Phật, tin Phật ngay từ bé. Hy hữu, vì biết lấy Phật giáo làm lý tưởng đời mình và chọn sự thực hành Phật Pháp như là sinh hoạt nền tảng hàng ngày
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 61887)
15 Tháng Năm 2014(Xem: 9116)
Chiến tranh càng ngày càng trở nên ác liệt, tất cả những đau khổ lớn nhất của nhân loại đã xảy ra tại quê hương của chúng ta, và hôm nay, giữa lòng đau đớn khôn cùng của đất nước, đấng Thế Tôn lại ra đời, như một vì sao Mai vụt hiện trên vùng tối đen của mặt đất thê lương này.
01 Tháng Chín 2013(Xem: 132511)
Ngồi dưới gốc cây Bồ đề mà trước kia là cây Vô ưu, tôi tin mãnh liệt rằng Ngài đã được hạ sinh tại nơi đây như một con người bình thường, không có gì là thần bí như huyền thoại trong một số kinh sách từng mô tả. Điều này cũng có thể hiểu rằng việc sinh ra bình thường nhằm bác bỏ quan điểm truyền thống sai lầm đã ăn sâu trong tín ngưỡng người Ấn Độ bấy giờ là mọi chúng sinh đều do Phạm thiên, thần chủ của Bà La Môn sinh ra.