Quy Mạng Đấng Đại Sĩ Quán Tự Tại

02 Tháng Tám 201517:25(Xem: 5809)

QUY MẠNG ĐẤNG ĐẠI SĨ QUÁN TỰ TẠI
Thích Quảng Đạo (*)
***********

blank

Với hành nguyện lắng nghe tiếng khổ, để đem niềm vui xoa dịu cho chúng hữu tình nơi thế giới hành đạo của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Chúng con, trên bước đường tìm cầu sự giác ngộ, cũng xin được học đòi đức tính thù diệu ấy.

Chúng con ý thức sâu sắc vào những âm thanh đã ban tặng, gởi gắm đến chúng con. Dĩ nhiên, chúng con sẽ vận dụng sự chuyên chú, sự quán chiếu để những âm thanh ấy, dù hay hoặc dỡ không dụ dẫn chúng con, không đánh mất tâm tỉnh thức chúng con.

Chúng con ý thức được rằng, nhờ pháp môn ‘nhĩ căn viên thông’ mà đấng Đại Sĩ đã trở thành người mẹ hiền vĩ đại trong lòng chúng con. Pháp tu ấy được đấng Đại Sĩ Văn Thù Sư Lợi hết lời ca tán với ba phẩm tính: Viên chân thật, Thông chân thật và Thường chân thật. Biết rõ như vậy, chúng con sẽ hết lòng thực tập để thâm nhập vào tự tánh của bản thân và tự tánh của muôn pháp được hiệu nghiệm.

Chúng con ý thức được rằng, nhờ xây dựng trên nền tảng kiên cố của pháp môn ‘nhĩ căn viên thông’, mà trong giây phút ‘phản văn, văn tự tánh’, Ngài đã thẩm thấu cùng tột về diệu lí bát-nhã. Để từ đó, nhận diện sâu sắc về tự tánh năm uẩn vô ngã và rõ bày về sự hiện hữu nhiệm mầu của nhân sinh và thế giới.

Khi lắng nghe, chúng con sẽ vận dụng sự thành ý, phơi bày tâm can để đón nhận những làn sóng âm từ nơi khách thể mang đến. Để mong sao, chúng con hòa điệu thành một nhịp, không còn ranh giới giữa chủ thể và khách thể.

Nhờ sự lắng nghe bằng cả tấm lòng, chúng con cảm nhận được niềm vui hay nỗi buồn của tha nhân, để được hòa quyện hay giúp ích cho họ. Khi đã hòa quyện nhất như, chúng con ý thức rõ nỗi khổ của họ cũng là nỗi khổ của chính mình; vì thế, sự vượt thắng ý niệm khổ đau trong họ rất cần sự lắng nghe của chúng con.

Chúng con sẽ cố gắng thực tập hành lắng nghe trong mọi thời điểm và mọi trú xứ. Chúng con sẽ luôn luôn biểu hiện sự hiện hữu thật sự khi có những ai muốn tâm sự, trò chuyện hay truyền đạt. Chúng con không chỉ nghe những âm thanh của ngôn từ mà cả những hình thức vô ngôn. Hai lãnh vực này được chúng con đón nhận sâu sắc chính là phương thức trị liệu nỗi khổ niềm đau cho đối tượng mang đến.

Những lúc chúng con rơi vào tình trạng mê muội, hỗn độn và bế tắc, xin đấng Đại Sĩ hiển hiện trong chúng con qua câu linh chú huyền nhiệm:

गते गते पारगते पारसंगते बोधि स्वाहा

gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi svāhā

Hải Quang, An cư 2559
Tỷ Kheo Thích Quảng Đạo

______________________________________________
(*) Tỷ kheo Thích Quảng Đạo, đã tốt nghiệp cử nhân Khoa Lịch Sử, Học Viện PGVN HCM, hiện là Giảng viên của Trường Sơ Cấp Phật Học Giác Lâm, Q. Tân Bình, Sài Gòn. 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Giêng 2015(Xem: 9821)
Trong nhiều bộ kinh của Phật giáo Đại thừa, có nói về Bồ tát Quán Thế Âm; một vị Bồ tát luôn luôn khởi lòng Từ-bi ban vui và cứu khổ cho tất cả chúng sanh. Thế nhưng chúng ta ít thấy đề cập đến sự Giác ngộ của Ngài. Chỉ trừ kinh Thủ Lăng Nghiêm có nói đến việc này.
19 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8246)
Trải qua những chuyến du hành khắp châu Á, nhà học giả Phật giáo người Anh John Blofeld đã trở thành một chuyên gia về Bồ – tát Quán Thế Âm. Trong thời gian lưu lại trên đất Trung Hoa vào thập niên 1930, ông đã gặp một vị Ni già đang hành đạo tại một tu viện hoang tàn.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 11717)
Quán Âm hay Quán Thế Âm là tên gọi của một vị Bồ-tát nổi tiếng trong hệ thống Phật giáo Bắc truyền (vẫn được thậm xưng là Đại Thừa) khắp các xứ Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ và cả Việt Nam. Chữ Phạn của tên gọi này là Avalokitvesvara, thường được dịch sát là Quán Tự Tại. Chữ Tự Tại (Isvara) này không hề mang nghĩa thanh thản độc lập như nhiều người vẫn nghĩ.