● Sáng Ngời Đức Vô Úy (Ht.ths. Thích Giác Toàn)

10 Tháng Sáu 201300:00(Xem: 10841)

HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH &
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

NHÌN LẠI PHONG TRÀO
PHẬT GIÁO MIỀN NAM NĂM 1963
NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG – 2013

Phần III
Ý NGHĨA, VAI TRÒ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ
TỪ PHONG TRÀO PHẬT GIÁO MIỀN NAM NĂM 1963

SÁNG NGỜI ĐỨC VÔ ÚY

Tưởng niệm 50 năm Bồ-tát QUẢNG ĐỨC
vị pháp thiêu thân (1963 – 2013)

HT.ThS. Thích Giác Toàn
Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN
Phó ban Thường trực Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương GHPGVN
hoithao_thichgiactoan-content

1. SÁNG NGỜI NGỌN LỬA VÔ ÚY

Trưa ngày 11-6-1963, tức giờ ngọ ngày 20 tháng Tư nhuần năm Quý Mão, tại ngã tư Lê Văn Duyệt - Phan Đình Phùng, Sài Gòn (nay là Cách Mạng Tháng 8, Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, TP.HCM), Hòa thượng Thích Quảng Đức đã vị pháp thiêu thân, phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm kỳ thị tôn giáo, đàn áp Tăng Ni Phật tử, phá hoại và ngăn trở sự phát triển của Phật giáo…

botatthichquangduc-03cVị Bồ-tát đoan tọa, tự tay châm lửa đốt cháy nhục thân mình. Ánh lửa bừng lên như ánh hào quang rực sáng trong khi ngài vẫn an nhiên ngồi kiết-già. Hàng trăm Tăng Ni, Phật tử vây quanh ngài, khấn nguyền, sụp lạy. Các phóng viên ngỡ ngàng, hoảng hốt, xúc động và vô cùng thán phục. Nhà báo David Halberstam của tờ New York Times (được giải Pulitzer và là tác giả tập sách nổi tiếng The Making of A Quagmire - Tạo Một Bãi Lầy) đã viết, “Lửa từ thân người bùng lên; thân thể ngài khô cứng lại, đầu ngài ngã ra sau và cháy đen. Không khí có mùi thịt người cháy; thân thể con người bốc cháy thật nhanh một cách đáng ngạc nhiên. Tôi có thể nghe tiếng khóc nức nở của những người Việt đang tụ tập đằng sau tôi. Tôi quá bị sốc để la lên, quá bối rối để ghi chép và để đặt các câu hỏi, quá lúng túng kể cả suy nghĩ nữa… Khi lửa cháy, ngài không hề nhúc nhích một thớ thịt nào, không hề phát ra một âm thanh nào. Vẻ bên ngoài của ngài thật trái hẳn với những người đang kêu khóc quanh ngài.” (Sđd, 1965, trang 211).

Khoảng mười phút sau, nhục thân ngài đã cháy thành than. Cảnh sát, mật vụ, lực lượng đặc biệt của Ngô Đình Diệm tìm cách phá vòng rào Tăng Ni, Phật tử đang vây quanh ngài nhưng không thể được. Một nhân viên cảnh sát xúc động, kính cẩn sụp lạy nhục thân ngài.

Ngày hôm sau, 12/6/1963, tờ New York Times đăng bài tường thuật của David Halberstam. Liên tiếp những ngày sau đó, tờ báo này cũng như nhiều báo khác cùng đa phần các đài truyền thanh, truyền hình, như Sunday Edition, Life Magazine… tiếp tục đăng tin tức; nhất là tờ Life Magazine trong các số tháng 6, tháng 8, tháng 9, tháng 11… Thật khó có thể kể hết những lời ca ngợi, thán phục sự hy sinh cao cả của ngài Thích Quảng Đức và lên án chính quyền Ngô Đình Diệm. Rồi các nhà tôn giáo, chính khách, văn nghệ sĩ… cũng nêu lên tiếng nói cảm phục tinh thần dũng cảm của Bồ-tát Quảng Đức và của Tăng Ni, Phật tử Việt Nam. Các bức ảnh ghi lại hình ảnh tự thiêu của Bồ-tát Quảng Đức do Malcolm Browne, Chánh Văn phòng Associated Press, được giải Pulitzer năm 1964, được nhanh chóng phổ biến khắp thế giới. Ngọn lửa Quảng Đức đã thức tỉnh cả thế giới, ánh sáng dũng liệt này đã ảnh hưởng đến bao nhiêu lương tâm con người trên hành tinh. Ngọn lửa của Bi, Trí, Dũng (Từ Bi, Trí Tuệ, và Vô Úy trong tinh thần bất bạo động). Di bút của Bồ-tát tràn đầy từ bi, cầu Phật gia hộ cho ông Ngô Đình Diệm sáng suốt, cho Phật giáo Việt Nam trường tồn, cho Tăng Ni Phật tử Việt Nam tránh được sự khủng bố, bắt bớ, giam cầm… Và hai câu thơ sau đây của ngài thấm đậm từ bi:

Thân cháy nát tan ra tro trắng,
Thần thức nương về giúp sinh linh.

Trí tuệ cao vời của ngài thể hiện ở chỗ ngài biết sự nguy cơ làm hại Phật giáo và nhân dân của chế độ độc tài, chọn phương pháp bất bạo động, dùng ngọn lửa thiêng từ nhục thân để cúng dường đạo pháp, dân tộc và tranh đấu với chính quyền Sài Gòn, tạo được sự đoàn kết, tinh thần tranh đấu của quần chúng Tăng Ni, Phật tử, biết chắc sự thành công tối hậu. Và như trên đã nêu, sự uy dũng, đức vô úy của ngài trong việc hy sinh thân mạng, chịu đựng đau đớn, nóng bỏng, vẫn an nhiên đoan tọa trong ngọn lửa bừng bừng cho đến khi nhục thân cháy thành tro than.

2. SÁNG NGỜI ĐỨC VÔ ÚY CỦA PHẬT GIÁO

Đức vô úy sáng ngời của Bồ-tát Quảng Đức chính là sự thể hiện đức vô úy của Phật giáo bao gồm Bi, Trí, Dũng như đã nói. Qua hình ảnh tự thiêu của Bồ-tát, đông đảo người trên thế giới cảm nhận sự dũng cảm tức đức Vô úy của ngài, mà vì số đông không phải là tín đồ Phật giáo nên họ không nghĩ tới Từ bi và Trí tuệ vốn bao gồm trong Vô úy.

Đức Phật còn được gọi là Đấng Đại hùng, Đại lực, Đại từ bi. Đại hùng là Vô úy, Đại lực là Trí tuệ (Đức Phật, đấng mười lực, chủ yếu là các sức mạnh trí tuệ), Đại từ bi là thương yêu cứu vớt muôn loài. Ta có thể nhận thấy sự vô úy của Ngài qua sự việc Ngài từ bỏ ngai vàng, cuộc sống vương giả, vợ con… để trở thành vị tu sĩ lang thang không nhà, chống chỏi với mọi khó khăn nguy hiểm trên đường tìm đạo. Khi sắp thành Đạo, Ngài đã uy dũng nhiếp phục ma quân. Ngài độ cho quỷ Alavaka (Kinh Kim quang minh Tối thắng vương, Kinh Quán Phật Tam muội hải), độ cho tướng cướp Angulimala (Trung bộ 86), nhiếp phục voi dữ (Culavagga 7 – Tiểu phẩm). Kinh Bổn sanh đã kể về tiền kiếp của đức Phật: khi thì là người trưởng đoàn thương gia, lúc là nai, chim… đầu đàn, đã can đảm đứng ra chống kẻ mạnh để cứu đồng loại…

Vô úy là không sợ hãi. Kinh Không sợ hãi và khiếp đảm (Trung bộ 4) ví việc tu trong rừng thẳm với việc đối trị sự sợ hãi, và nêu ra các nguyên nhân khiến sợ hãi, đại khái như sau: không kham nhẫn khổ nhọc; không thanh tịnh thân khẩu ý; thiếu từ tâm; tâm dao động, bất an, tham lam, biếng nhác, ngu tối… Biết những nguyên nhân ấy tức là biết cách có được sự vô úy. Cũng trong kinh này, đức Phật còn dạy, “Một số Sa-môn, Bà-la-môn nghĩ ngày giống đêm, đêm giống ngày; Ta nghĩ rằng ngày là ngày, đêm là đêm.” Lời dạy này có nghĩa là phải đối mặt với thực tế, dũng cảm, vô úy, chứ không sợ hãi, né tránh.

Kinh Phật nói Bốn Vô sở úy (Tăng nhất A-hàm) nêu bốn điều sau đây về sự vô úy của đức Phật: 1. Như Lai rõ biết tất cả các pháp nên không sợ điều gì cả; 2. Như Lai dứt hết phiền não nên không sợ chướng ngại bên ngoài; 3. Như Lai tuyên bố mọi chướng ngại tiêu diệt thì Thánh đạo tự hiện mà không sợ bị ai bắt bẻ; và 4. Như Lai không sợ các chúng sinh ở các cõi nghi ngờ về sự sâu xa khó hiểu của pháp tướng, đạo xuất thế.

Việc truyền bá Chánh pháp như trên cũng được chư Bồ-tát thực hiện với tinh thần vô úy; gọi là bốn điều vô sở úy cùa Bồ-tát mà kinh Đại thừa Bảo vũ 4 Đại Trí độ luận 5 nêu: 1. Tự tin khi thuyết pháp, không sợ bị sai nghĩa; 2. Biết rõ căn tính của chúng sinh mà thuyết pháp nên không sợ hãi gì; 3. Giải đáp khéo léo rõ ràng nên không sợ bị gạn hỏi; và 4. Nghe hỏi thì giải thích và đoạn trừ nghi cho người hỏi nên không sợ hãi gì. Đức Vô úy bao gồm Trí tuệ và Từ bi, không sợ hãi vì biết rõ các pháp, biết tất cả đều là không, không người, không ta, không của ta, không phân biệt, không sở hữu, vô ngại, bình đẳng. Từ đó thể hiện từ bi rộng lớn, phát đại nguyện cứu độ hết thảy chúng sinh, bố thí tất cả sở hữu khi cần thiết. Kinh Phạm võng Bồ-tát giới ghi: “Nhẫn đến xả thịt nơi thân mình cùng tay chân mà bố thí”.

Kế thừa tinh thần Vô úy của Phật giáo, Phật giáo Việt Nam đã là một thực thể vững mạnh, góp công xây dựng và bảo vệ đất nước trong suốt hai ngàn năm qua. Phật giáo hiền hòa nhưng tiềm ẩn sức mạnh, có thể bảo vệ mình và bảo vệ chúng sanh. Lịch sử cho thấy mối liên hệ thịnh suy giữa đất nước và Phật giáo. Nước thịnh thì Phật giáo thịnh, nước suy thì Phật giáo suy và ngược lại.

Nhân kỷ niệm 50 năm công cuộc tranh đấu của Phật giáo Việt Nam chống chế độ độc tài gia đình trị, kỳ thị tôn giáo, đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm tại miền Nam Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1963, đồng thời cũng là kỷ niệm 50 năm Bồ-tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng sức mạnh vô úy đã là thể tính tạo thành “quảtim bất diệt”. Chính Bi, Trí, Dũng làhào quang được tỏa ra từtinh thần vô úy, là tính chất của giáo lý Không, Vô ngã, Vô phân biệt; tức là con đường Trung đạo tinh yếu của giáo lý đức Phật. Sức vô úy đã tạo thành sự đoàn kết, đoàn kết lại làm mạnh sức vô úy.

3. HÃY THP SÁNG TINH THN VÔ ÚY NƠI TTHÂN TRONG SINH HOT THƯNG NHT

Trong vô lượng kiếp sanh tửluân hồi, phần nhiều do chấp thủvàái kiến màcon người cứôm ấp ảo tưởng trong tham sân si vàthất tình, lục dục… cứngỡnólàmình vàcủa mình; nên khi được thìvui, không được thìbuồn vàmất thìlại càng tức tối, đau khổ. Đến khi quy ngưỡng Phật pháp kịp nhận ra tất cảchỉlàphùdu; càng tích chứa tham sân si, càng vui buồn mừng giận thương ghét muốn bao nhiêu thìlòng càng vướng bận, nặng nề, khổsởbấy nhiêu. Chính tham sân si vàvui buồn mừng giận làngòi nổcủa mọi bi thương. Khi ấy, con người tựtỉnh thức, biết dừng lại nơi chính mình nhen nhúm tu tập các đức tính “Từ, bi, hỷ, xả” màđức Phật đãgiáo huấn, biết thương chính mình vàdần dần nẩy nởbiết thương yêu chúng sanh vàvạn vật xung quanh mình. Khi biết thương người thìcũng làlúc ta biết “quên mình”. Nếu đã“quên mình” được rồi thìngay lúc đótinh thần vô úy phát khởi vànódần dần tăng trưởng. Đến khi tinh thần vô úy tăng trưởng và hiện hữu rồi thìtrong danh vịcũng không tham hưởng thụ, trong sinh tửkhổnguy cũng không sợhãi.

Hãy luôn luôn thắp sáng ngọn lửa thiêng trong lòng, thắp sáng trong hành động, thắp sáng trong ngôn ngữ, thắp sáng từtrong tâm tưởng: Xấu ác quấy không làm, xấu ác quấy không nói, xấu ác quấy không suy nghĩ. Dùởđâu, đi đâu, trong chùa hay ngoài chùa, trong nhàhay ngoài đường hay nơi làm việc, buôn bán… làTăng Ni, Phật tửđệtửcủa đức Phật chúng ta hãy luôn thắp sáng ánh lửa trítuệ, ánh lửa từbi, ánh lửa vô úy trong lòng. Gặp nghịch cảnh chúng ta hãy thắp sáng ánh lửa thiêng từbi, quán chiếu nhân quảnhiều đời, vui lòng trang trải gỡmối oan gia… làm cho dòng suối thương yêu, dòng suối vô úy mát mẻmuôn đời. Gặp thuận cảnh chúng ta hãy thắp sáng ánh lửa thiêng trítuệbừng lên, tỏrõ… không ỷlại, không dễduôi, không tựmãn, không thụhưởng, không mê hoặc đong đưa chuyền níu mê vọng. Chẳng những lúc nào cũng gìn giữ, thắp sáng ánh lửa thiêng tri túc tựlòng màcòn đem những phước lực sẵn cóchia sẻvới cuộc đời, với những mảnh đời bất hạnh.

Chính đức Phật tổThích Ca Mâu Ni cũng đãtừng giáo huấn cho hàng đệtửxuất gia vàtại gia rằng “Hãy tmình thp đuc lên màđi”. Nhân kỷniệm 50 năm ngày Bồ-tát Quảng Đức “vịpháp thiêu thân” đểbảo vệChánh pháp trường tồn, chúng ta những người con Phật luôn luôn nương bóng mát chư Phật, chư Thánh Hiền Tăng, Bồ-tát Quảng Đức luôn thắp sáng ngọn đuốc tuệgiác nơi tựthân đểsoi sáng mọi nơi, mọi chỗtrong cuộc sống đời thường. Đây chính làchúng ta biểu thịmột cách chân chánh biết ơn, nhớơn Tam bảo; biết ơn, nhớơn chư vịBồ-tát vàBồ-tát Quảng Đức… Đồng thời, noi gương Bồ-tát kiên định nung nấu “quảtim bất diệt” nơi chính lòng mình, góp phần phụng sựĐạo pháp – Dân tộc vàchúng sinh.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 06-2013

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Tư 2015(Xem: 8716)
Phật Giáo Việt và Phật Giáo Tàu có mối tương quan tương duyên đặc biệt kéo dài cả ngàn năm. Nhưng thực chất thì Phật Giáo Việt không lệ thuộc Phật Giáo Tàu. Trong quá trình lịch sử, Phật Giáo Việt mở rộng tâm và trí để tiếp thu có gạn lọc và sáng tạo những tinh hoa của Phật Giáo Tàu nói riêng và các trào lưu văn hóa nói chung để làm giàu thêm cho gia tài tâm linh quý báu của mình.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 7602)
Ngày xưa Đức Phật bỏ cung vàng điện ngọc, dầm mưa dãi nắng, ăn đói mặc rách suốt 49 ngày đêm thiền định dưới gốc bồ đề mới tìm ra chân lý giải thoát. Ngày nay có những người xưng là đệ tử Phật gia nhưng hám mùi tiền, tham danh lợi, có cuộc sống đầy đủ tiện nghi không khác chi hàng quyền quý. Đã bước chân vào chốn 'Không Môn' chắc hẳn các vị ấy đều biết câu 'vô thường', 'giả tướng'?
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 4795)
12 Tháng Mười 2014(Xem: 13821)
Tôi lặng người nhìn bức hình Tuệ Sỹ, vẫn gương mặt xương xẩu, vẫn đôi má lỏm sâu, vẫn cặp mắt rực sáng, vẫn gầy còm, chỉ là tóc đã bạc màu, y vàng nghiêm trang, kính cẩn cầm ba nén hương to, quì trước bàn thờ với bức ảnh hiền từ với nụ cười an lạc của Ôn.
08 Tháng Mười 2014(Xem: 14069)
Đáng lý ra thì ngôi chùa Việt Nam Quốc Tự được xây dựng quy mô lớn lao theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, Khôi Nguyên La Mã. Nhưng vì sự tranh đấu liên tục của giáo hội lúc bấy giờ nên chưa xây dựng ngôi chùa theo đồ án và rồi sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất 1975 thì có thời gian 10 năm chùa bị hoang phế nên nhà nước tạm thời trưng dụng… Nay chính quyền thành phố đã hoàn trả thêm 7000 mét vuông và GHPGVN đang xúc tiến xây lại toàn bộ Việt Nam Quốc Tự với kinh phí dự trù 150 tỷ đồng…
30 Tháng Chín 2014(Xem: 15483)
Đạo Phật nước Việt Nam chúng ta ngày nay có hai pháp môn tu chính là Thiền Tông và Tịnh Độ Tông. Hai pháp môn Thiền và Tịnh cùng xuất phát trong hệ kinh tạng Đại Thừa, nói có hai pháp môn nhưng cùng cứu cánh cùng đi đến thành quả là hết khổ đau sanh già bệnh chết cho chính mình và cho mọi người.
26 Tháng Chín 2014(Xem: 7212)
Đạo Phật có trên hai mươi lăm bộ phái và 2500 năm lịch sử. Con đường tồn tại và phát triển của đạo Phật cho đến ngày hôm nay về mặt lý thuyết cũng như thực hành là con đường Trung Đạo. Cho nên, trung đạo là chánh đạo. Nghiêng lệch một ly là đi một dặm. Vũ khí thiện xảo nhất của Phật giáo dùng để đối trị với những thế lực đối nghịch – đối nghịch tự thân phát xuất từ bên trong và đối nghịch ngoại cảnh tác dụng từ bên ngoài – là tinh thần Trung Đạo.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 5899)
Thiền phái Trúc Lâm được Hòa thượng Thanh Từ khôi phục lại, đang phát triển rộng ở Việt Nam. Cũng là lúc Việt Nam đang bị giặc ngoại xâm quấy phá. Chợt nghĩ đến thời thịnh trị của các vua Trần. Một dòng họ có đến 5 vị vua đều là phật tử, vừa trị vì đất nước, vừa nghiên cứu nội điển tu hành, vừa khuyến giáo dân chúng hành thập thiện. Có lẽ vì thế mà không có thời đại nào vàng son như thời đại của chư vị, nhất là vào thời của Trần Nhân Tông. Không phải chỉ ở mặt phát triển đất nước mà cả ở việc giữ gìn bờ cõi. Nhưng do đâu có sự thịnh trị đó?