Người mang Khất sĩ sang trời Tây

12 Tháng Tám 201514:15(Xem: 5557)

NGƯỜI MANG KHẤT SĨ SANG TRỜI TÂY
TK. Giác Minh Luật

thich giac nhien 1Viết về Đức Ngài – Đức Đại lão Pháp sư Thích Giác Nhiên. Với con, người học trò nhỏ của Phật giáo Khất sĩ hoài niệm về Ngài với những cảm xúc bình dị nhất từ tấm lòng của người con trong giáo pháp. Xin được gọi Đức Ngài bằng Thầy, để con cảm nhận được rằng, Thầy mãi bên cạnh chúng con để soi sáng con đường và ước nguyện của những người học trò Khất sĩ đang bước đi.

Người mang Khất sĩ sang trời Tây

Chúng con đã từng kể cho mọi người nghe về Thầy. Khi có người hỏi về sự hình thành và phát triển của Hệ phái Phật giáo Khất sĩ ngày nay. Vì con biết, con đường phát triển đó không thể thiếu đi hình ảnh của Thầy, về một Giáo hội Tăng già Khất sĩ Thế giới tại Mỹ Quốc. Công của Thầy, tâm của Thầy đã đổ ra để mang những bước chân Khất sĩ được tiếp tục bước đi và in dấu trên những cung đường của vùng phương ngoại.

Nói đúng hơn, con xin được gọi Ngài là: “Người mang đuốc tuệ - Thắp sáng trời Tây”. Để ngày nay, trên những vùng lãnh thổ của Hoa kỳ, đâu đó đã và đang mọc lên vài chục ngôi tịnh xá, tịnh thất của Hệ phái Khất sĩ, với những đoàn chư Tăng trì bình khất thực vào những dịp lễ hội. Người tiếp nối thì ngày càng theo đó mà tiếp tục bước đường hành đạo, nhưng người khai sáng thì chỉ có một. Đó là Thầy. Người đã ra đi mãi mãi,…

Những chuyến Thầy về

thich giac nhien 2
Thầy trở về Việt Nam năm 2011

Con đã từng hồi hộp, lẫn sự ước mong. Mình có được ngồi vào trên chiếc xe lam màu vàng của Tịnh xá Trung Tâm của một thời còn làm tập sự để đến sân bay Tân Sơn Nhất đón Thầy (năm 2011) nhân chuyến trở về Việt Nam. May mắn đã mỉm cười, khi con đã được đủ duyên để tháp tùng với đoàn cung đón Thầy nhờ vào lý do là cần vài chú tập sự “khuân vác hành lý lên xe”.

Thầy ngồi trên chiếc xe lăn từ bên trong tiến ra, với hàng trăm Tăng Ni, Phật tử đứng bên ngoài nhìn vào mà vẫy gọi: “Pháp sư đang ra, Pháp sư đang ra đó mọi người”. Lòng con mừng, nhưng không kém phần hồi hộp. Vì chắc cái cảm giác như một người hâm mộ mà đang sắp được gặp thần tượng của mình. Và đúng, con đã thần tượng Thầy với quyển sách “Tứ kệ tỉnh tâm” khi còn là một đứa học sinh lớp 7, xin tiền mẹ để in quyển sách này ra để gởi tặng cho bạn bè cùng đọc, hay những bài pháp thoại mà Thầy đã giảng với những nụ cười đầy hoan hỷ trong từng câu chuyện Thầy kể, hay những trải nghiệm đời Khất sĩ từ chính Thầy trên bước đường hành đạo.

thich giac nhien 3Con nhớ mãi Thầy đã từng kể lại: Có lần Thầy hướng dẫn phái đoàn đi hành hương ở Ấn Độ, các vị Phật tử trong đoàn đã xảy ra điều bất hòa, bực dọc với nhau. Thầy đã kêu lại và dạy: “Các vị đi hành hương hay đi hành xác”. Nhiêu đó thôi cũng đã làm cho con nhớ mãi, để tự ngẫm lời dạy sâu sắc của Thầy. Làm việc gì mà không hoan hỷ, không an lạc thì chẳng khác nào mình tự đang trói buộc mình.

Rồi Thầy được đưa ra ngoài cổng. Với hàng trăm Tăng Ni và Phật tử bao quanh Thầy để dâng hoa cúng dường và chào đón sự trở lại quê hương của Pháp sư. Con thấy mình thật nhỏ bé, nên chỉ khép mình đứng từ một góc xa để thầm nhìn Thầy mà ngập tràn niềm mãn nguyện. Thầy ơi! Thầy đã về. Và con đã thấy Thầy rồi.

Con xin được gọi Thầy là: “Người trở về - có nhiều người đứng khép mình ở phía xa nhìn vào trong mãn nguyện”. Và trong đó có con.

Thầy đã cho chúng con niềm tự hào

thich giac nhien 4
Thầy tại đỉnh núi Linh Thứu Ấn Độ

Điều đó, là mỗi lần khi chúng con được “thao thao bất tuyệt” khi nói vềThầy –Đại lão Pháp sư Thích Giác Nhiên. Một vị cao tăng thời hiện đại, để mỗi khi nhắc đến Thầy với người khác. Chúng con đã cảm thấy tự hào “lây”, như người con trong gia đình tự hào vì có được một người cha hiền và thành đạt.

Còn chúng con sẽ mãi tự hào về Thầy về một người Thầy đã hy sinh cả cuộc đời vì giáo pháp, vì mối đạo Khất sĩ được truyền thừa, vì lý tưởng phụng sự chúng sanh hay tấm lòng từ bi vô hạn của Thầy, qua hình ảnh mỗi khi Thầy khóc khi hay tin đồng bào lũ lụt, hay nạn nhân chết vì thiên tai. Chúng con còn tự hào và sẽ nhắc mãi về Thầy - một người dẫn đường cho bao thế hệ Tăng Ni Khất sĩ trên bước đường hành đạo từ sau khi Đức Tổ sư vắng bóng đến nay.

thich giac nhien 5
Thầy trên đường hành hương tại vườn Lộc Uyển, Ấn Độ

Vĩnh biệt Thầy, “Người mang Khất sĩ sang trời Tây”. Từ nay, phía trời Tây đã mất đi người Thầy hướng đạo, điểm tựa tinh thần cho biết bao thế hệ đang ngày đêm mang giáo pháp Khất sĩ được lan truyền ở phương trời hải ngoại.

Vĩnh biệt Thầy, “Người trở về - có nhiều người đứng khép mình ở phía xa nhìn vào trong mãn nguyện”.Từ đây, con sẽ không còn có cơ hội nào nữa để khép mình ở một góc tường để đón Thầy về. Và đây, chính là lần cuối cùng mà Thầy đã về với chúng con, với những người con Khất sĩ quê nhà.

Vĩnh biệt Thầy, “Người đã làm cho những người con Khất sĩ cảm thấy tự hào”chúng con sẽ mãi tự hào khi nhắc về Thầy, một vị Pháp sư khả kính của thế kỷ 21 thời hiện đại.

TK. Giác Minh Luật
Du học sinh Khất sĩ tại Bangkok – Thái Lan, 10/08/2015.
(Đạo Phật Khất Sĩ)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Sáu 2016(Xem: 5975)
Trong quá trình hình thành và phát triển Phật giáo, Phật tử Việt Nam tiếp nhận ba truyền thống Tu Tập chính yếu, đó là Thiền, Tịnh và Mật; nếu vận dụng tu tập đúng pháp thì có khả năng giải hóa mọi phiền não và được giải thoát. Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông.
09 Tháng Năm 2016(Xem: 6259)
Có những mất mát không gì bù đắp được, có những sự chia ly diệu kỳ như huyền sử. Kẻ ở cứ mãi nhớ thương, hồi ức đong đầy nơi khóe mắt. Người đi mỉm cười thinh lặng vô ngôn, có chút tiếc nuối mình vẫn chưa làm được gì nhiều cho đạo pháp như lòng hằng mong muốn. Cầu nguyện Hòa Thượng sớm trở lại cõi Ta Bà để giáo hóa chúng sinh. Nước sông Côn, đầm Thị Nại, biển Đề Gi, ngày đó sẽ xanh hơn trong hơn, cá nhởn nhơ bơi lội từng đàn trong giòng nước mát rượi như cam lồ tịnh thủy.Chúng con mãi mãi ngóng đợi trông chờ.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 5631)
Những Thiền sư VN đã sống trọn vẹn đời mình theo những điểm căn bản của Đại thừa như vậy, và một khi phát khởi tâm Bồ đè, Trí Huệ soi thấy Tánh Không, lòng Đại Bi, phương tiện thiện xảo được phát triển một cách trọn vẹn, đã làm nên cái đặc trưng mà chúng ta thường nói là tính cách nhập thế của Phật Giáo Việt Nam.
18 Tháng Giêng 2016(Xem: 7639)
Năm nay, 2016, đánh dấu 50 năm Phật Giáo Việt Nam có mặt tại Hoa Kỳ, tính từ năm 1966, khi mà Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân đến Mỹ dạy tại Đại Học UCLA và ở lại luôn để truyền bá Phật Giáo Việt Nam tại đây. Vì vậy, Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân là vị sơ tổ của Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ.
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 6190)
Danh từ Nhân gian Phật giáo xuất hiện lần đầu tại Việt Nam trên Tuần báo Đuốc Tuệ do Hội Phật Giáo Bắc Kỳ xuất bản tại Hà Nội. Số đầu ra ngày 10/12/1935. Đuốc Tuệ hoạt động được 10 năm thì bị đình bản vì có cuộc cách mạng giành độc lập năm 1945.
01 Tháng Giêng 2016(Xem: 8023)
Từ khi biết đến tác phẩm quý “Thiền sư Khương Tăng Hội” này tôi đã đi rất nhiều chùa để tìm xem ở những đâu có thờ Tổ Khương Tăng Hội. Tiếc thay, tìm mãi mà không thấy. Nơi nơi chỉ thấy thờ tổ Bồ Đề Đạt Ma, một vị tổ người Ấn Độ đã mang Đạo Phật vào Trung Quốc rồi sau này mới lan sang đến Việt Nam.
01 Tháng Giêng 2016(Xem: 6463)
Khi học về truyền thống sinh động của thiền tập đạo Bụt, chúng ta đã bắt đầu từ Ấn Độ rồi sang Việt Nam. Khi nói về thiền Việt Nam, chúng ta có cơ hội xét lại thiền tông ở Trung Quốc. Chúng ta làm khác với cách thông thường là từ Ấn Độ đi sang Trung Quốc, rồi từ Trung Quốc mới về Việt Nam. Lý do là vì ở Việt Nam chúng ta có thiền phái Tăng Hội, được thiết lập vào thế kỷ thứ 3, tức 300 năm trước ngày tổ Bồ-Đề Đạt-Ma từ Ấn Độ sang Trung Hoa để dạy thiền.
01 Tháng Giêng 2016(Xem: 6867)
Bài này viết được là nhờ thu thập công trình nghiên cứu trong luận án Phó Tiến sĩ của Budden Gyoshi (Phật Điển Hành Tư): Buddhism in Vietnam, the Period of Introduction and Development (Murdoch University, 1979).
23 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6232)
Thầy Thích Hạnh Tuấn là một trong những bậc Tăng tài của Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh nói riêng và của Phật Giáo Việt Nam nói chung trong thời đại ngày nay.