Thay Lời Tựa

29 Tháng Năm 201200:00(Xem: 9173)

LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO VÀ HỒI GIÁO
tại AFGHANISTAN
Alexander Berzin
Người dịch: Thích nữ Tịnh Quang
Buddhist Nun Association in California publishes - 2012

THAY LỜI TỰA


alexander_berzin_0Alexander Berzin sinh năm 1944 tại Hoa Kỳ, là một học giả, dịch giả và là giáo sư Phật học uy tín của truyền thống Tây Tạng.

Tốt nghiệp Cử nhân ngành Đông phương học năm 1965, Tốt nghiệp Tiến sĩ năm 1972 chuyên khoa Ngữ văn Trung Quốc, Sanskrit, và Ấn Độ Học tại Đại học Harvard. Từ năm 1969 đến nay ngoài công việc dịch thuật nghiên cứu ông ta còn là một Cư sĩ tu tập với các bậc thầy của bốn truyền thống Tây Tạng.

Vị thầy chính của ông ta là ngài Tsenzhab Serkong Rinpoche, vị Lạt Ma Debate Partner cuối cùng và là người phụ tá cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Berzin đã có chín năm làm thư ký và thông dịch cho ngài qua những chuyến công du thế giới, Berzin cũng là nhà phiên dịch những bài Pháp thoại của Đức Đạt Lai Lạt Ma khi có dịp đi cùng ngài.

Từ năm1983, Berzin đã du lịch vòng quanh thế giới để giảng dạy Phật pháp, Triết học, và Lịch sử Tây Tạng–Mông Cổ tại những trường Đại Học Phật giáo của hơn 70 quốc gia, với những nơi có cộng đồng người Mỹ Latin, Phi châu, Trung Á, và Trung Đông. Những bài giảng của ông ta được xuất bản trong nhiều ngôn ngữ.

Là một Học giả uy tín đương đại, với tư cách là Phật tử, Berzin trình bày lịch sử rất cởi mở và khách quan. Những tài liệu mà ông ta tham khảo trong tác phẩm này bao gồm chứng liệu lịch sử của các nhà sử học Hồi giáo, Phật giáo, và Đông Tây kim cổ. Nhiều tài liệu cho thư mục tham khảo trong này là Text books của khoa Sử học, Đông phương học của các trường Đại học Hoa Kỳ.

Là một hành giả, không bẻ cong ngòi bút theo tư kiến Tôn giáo, Berzin không cho rằng sự suy tàn của Phật giáo tại Tiểu lục địa Ấn Độ và Trung Đông là hoàn toàn do những kẻ bạo chúa Hồi giáo vì cuồng tín, nhưng đúng hơn không ngoài ý đồ chính trị, kinh tế và lãnh thổ. Và Phật giáo măt dù đã có mặt buổi đầu trên con đường thương mại Tơ Lụa, và một thời đã được truyền bá vào lãnh thổ Afghanistan, Iran và khắp Trung Á, nhưng với triết lý từ bi và bất bạo động đã nhường chỗ cho tham vọng chính trị và lãnh thổ, và như con nước trong dòng sông hiền hòa, nhẹ nhàng xuôi chảy ra biển cả, bỏ lại đằng sau những tham vọng hão huyền.

Trong tác phẩm này, Berzin cho chúng ta thấy được một bức tranh tổng thể từ hậu bán thế kỷ VII và đầu thế kỷ XIII, những cuộc giao thoa tư tưởng, văn hóa, kinh tế, chính trị không chỉ là Phật giáo và Hồi giáo, bên cạnh đó là Ma Ni giáo, Zoroastrianism (Đạo Thờ lửa), Kỳ Na giáo…đều cùng tồn tại và phát triển.

Phật giáo và Hồi giáo từ thế kỷ IX đế thể kỷ XII đã từng sống hòa bình với nhau tại Trung Á. Berzin không bỏ qua những giai đoạn đau thương đã là nguyên nhân suy tàn của Phật giáo Tại Ấn Độ và Trung Đông: Hậu bán thế kỷ III, Kartir, một Giáo sĩ cao cấp của Đạo thờ lửa đã hạ lệnh phá hủy nhiều tu viện Phật giáo.Thế kỷ VIII, Vua Hồi giáo al-Mahdi tàn phá Chùa Viện Phật giáo. Thế kỷ thứ IX, vua Hồi giáo Abbasids là al-Saffar đã cướp đoạt các tu viện Phật giáo tại Kabul Valley và Bamiyan, và lôi những bức tượng "Phật thờ" ra khỏi những tu viện như là chiến tích chiến tranh và gửi đến vua Calip. Sự chiếm đóng quân sự khắc nghiệt này là cú đòn hà khắc đầu tiên chống lại Phật giáo trong khu vực Kabul. Thế kỷ XI, vua Hung Trắng là Mihirakula (Đại Tộc Vương) bị tác động bè phái ghen tị của tín đồ Cơ đốc giáo, Ma Ni giáo và Hồi giáo đã ra lệnh đàn áp Phật giáo, phá sập 1400 tu viện, sát hại nhiều tăng sĩ…

Đọc từ đầu đến cuối, chúng ta sẽ thấy rằng con đường truyền bá của Phật giáo chỉ đi theo mục tiêu trí tuệ và từ bi, dẫu rằng những nhà lãnh đạo chính trị không ít nhiều đã lợi dụng nó cho ý đồ danh lợi của mình. Xuyên suốt chiều dài lịch sử truyền bá Tôn giáo Trung Á, các nhà sử học đều có chung một quan điểm rằng: “Duy nhất Phật giáo trong suốt thời kỳ lịch sử truyền bá đã không làm thương tổn đến một giọt máu đồng loại trên con đường chinh phục”.

Tài liệu này là một bức tranh tổng quát với những mốc son chi tiết về chính trị, kinh tế, lãnh thổ, và văn hóa của Trung Á, và con đường huyền thoại Tơ Lụa cũng là một chứng nhân của lịch sử.

Người dịch sẽ cố gắng hoàn thành tập II (Phật giáo & Hồi giáo thời Mongol và Hậu-Mongol) để cống hiến độc giả, các nhà nghiên cứu chuyên ngành trong thời gian tới.

Nếu quí vị muốn tham khảo bản tiếng Anh, xin vào đường link này:

http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/study/history_buddhism/buddhism_central_asia/history_afghanistan_buddhism.html

California tháng 5/2012

Người dịch

Thích nữ Tịnh Quang
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Ba 2016(Xem: 5500)
Chuông báo thức đúng 4 giờ sáng. Tôi bấm nút tắt với sự thư thái. Tôi đã mua chiếc đồng hồ du lịch một ngày trước tại một cửa hàng, và tôi đã lo lắng rằng không biết nó có hoạt động chính xác hay không. Tôi đã kinh nghiệm nhiều lần thất vọng trong quá khứ với những chiếc đồng hồ do Ấn Độ sản xuất.
18 Tháng Ba 2016(Xem: 5364)
Phong trào Dorje Shugden đã nhận sự hỗ trợ bí mật của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chiến dịch chung của họ nhằm hạ uy tín của lãnh đạo tinh thần Tây Tạng đang diễn ra rất mạnh mẽ, đặc biệt là ở nước Anh.
12 Tháng Ba 2016(Xem: 5591)
GENEVA - Một tổ chức Phật-giáo dẫn đầu các hoạt động chống Đạt Lai Lạt Ma hủy bỏ kế hoạch biểu tình và tự giải tán, theo thông báo phổ biến qua mạng – diễn biến này phát sinh sau phóng sự điều tra của Reuters tố cáo đảng CS Trung Quốc ám trợ một nhóm Phật tử biểu tình đối đầu Đức Đạt Lai Lạt Ma tại mọi nơi mà ngài viếng thăm.
11 Tháng Ba 2016(Xem: 5384)
Tôi chú ý đến cô ta trong đám đông ngay lập tức. Cô vươn mình ra phía trước, chỉ phía sau làn dây nhung lớn ngăn cách trong phòng khánh tiết nhỏ của lâu đài Prague ( thủ đô Cộng Hòa Czech). Cô là một phụ nữ hấp dẫn, có lẻ trong độ tuổi ba mươi. Khuôn mặt sôi nổi với sự mong đợi.
20 Tháng Giêng 2016(Xem: 5451)
Trung Quốc vừa công bố danh sách những “Phật sống” của vùng Tây Tạng nhưng loại tên của thủ lĩnh tinh thần Đạt Lai Lạt Ma khỏi danh sách lần đầu tiên được công bố này.
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 6876)
TÔI TIN MỤC TIÊU của tất cả những tôn giáo quan trọng trên thế giới không phải là xây dựng những chùa viện to lớn bên ngoài, nhưng là tạo dựng những chùa viện của từ bi và thánh thiện nội tại, bên trong những trái tim của chúng ta.
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 7155)
Quy định kiểm soát đối với những dòng truyền thừa xảy ra trong phạm vi thời đại của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 không tránh khỏi đặt ra vấn đề người thừa kế của ngài. Bắc Kinh đã quyết định quy định sự kế vị, không thèm đếm xỉa đến quyền đạo đức và tâm linh của người Tây Tạng.
13 Tháng Giêng 2016(Xem: 6751)
TRONG MÙA ĐÔNG của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
11 Tháng Giêng 2016(Xem: 7718)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta. Đó là kinh nghiệm được liên hệ bởi nhà tâm lý học nổi tiếng Paul Ekman
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 6871)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật, và tôi trì tụng những lời tán thán được viết bởi đại hiền nhân Ấn Độ, Long Thọ. Tôi đọc lời cầu nguyện nằm xuống, hai tay chấp lại, nửa tôn kính, nửa như ngủ, …