I. B. Horner (1896-1981)

27 Tháng Ba 201100:00(Xem: 10031)

Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
CÁC HỌC GIẢ ANH QUỐC VÀ PHẬT GIÁO ÂU MỸ
HT. Thích Trí Chơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

I. B. HORNER (1896-1981)

Nữ học giả Isaline Blew Horner, sinh tại Anh quốc năm 1896, nhập học trường Newnham College tại Cambridge (miền đông nước Anh) năm 1914 và thi đậu bằng Moral Science Tripos (Part I) năm 1917. Năm 1918, bà nhận giữ chức phụ tá quản thủ thư viện trường Newnham College, và chính thức làm quản thủ thư viện này từ năm 1923 đến 1936; đồng thời bà cũng được mời làm hội viên (Fellow) trường Newnham College.

Bà I.B. Horner bắt đầu nghiên cứu thánh ngữ Pali của Phật Giáo Nam Tông vào năm 1936, sau khi được học giả Hoa Kỳ, ông Kenneth J. Saunders giới thiệu cho bà đọc cuốn kinh Pháp Cú (Dhammapada).

Từ năm 1942-1958, bà được mời làm Tổng Thư Ký cho “Hội Phiên Dịch Kinh Tạng Thánh Ngữ Pali” (The Pali Text Society) do học giả T.W. Rhys Davids (1843-1922) thành lập tại Luân Đôn (London) năm 1881. Năm 1959, kế tiếp Dr. William F. Stede (1882-1958), bà được bầu làm hội trưởng (President) của Hội Phiên Dịch này với sự phụ tá của vị phó hội trưởng, giáo sư Sir Harold Bailey và tổng thư ký là ông R. E. Iggleden. Bà cũng từng giữ nhiều năm chức vụ phó hội trưởng Hội Phật Giáo (The Buddhist Society) được thành lập năm 1924 tại Luân Đôn và đặc biệt, bà đã phát tâm hỷ cúng 500 Anh Kim để giúp Hội mua lô đất xây chùa Phật Giáo Luân Đôn (The London Buddhist Vihara) vào năm 1954.

Khi được hỏi lý do tại sao bà thích tìm hiểu giáo lý đức Phật, I.B. Horner đã trả lời:

Tôi thích nghiên cứu Phật Giáo và thánh ngữ Pali vì bà ngoại tôi có một người bà con và người này là bạn của giáo sư T. W. Rhys Davids và cô C.A. Foley (1858-1942), sau này trở thành vợ của ông ta. Lễ đám hỏi của ông bà Rhys Davids đã được tổ chức trong khu vườn ngôi nhà của người bà con đó. Tôi thường được nghe bà ngoại tôi và người bà con của bà trao đổi, thảo luận về Phật giáo. Lúc tôi 12 tuổi, nhiều lần tôi có dịp học hỏi, tìm hiểu về giáo lý đức Phật với ông bà Rhys Davids, là những học giả uyên thâm về Phật giáo. Cho nên, có thể nói, tôi đã sinh ra trong môi trường được thấm nhuần tư tưởng của Phật giáo”.

Khi được hỏi rằng I. B. Horner có phải là Phật tử hay không, bà ta đã trả lời: “i chấp nhận phần lớn giáo lý của đức Phật”.

Năm 1923, lần đầu tiên bà Horner sang viếng thăm Tích Lan (Sri Lnaka). Sau đó bà thường lui tới quốc gia này để thuyết giảng cho dân chúng Phật tử địa phương hiểu biết thêm về Phật Giáo.

Năm 1850, bà thuyết trình tại Colombo, thủ đô Tích Lan, một bài giảng mang tựa đề: “The Basic Position of Sila” (Vị thế quan yếu của Luật Giới) và bài giảng này về sau đã được ấn hành, phổ biến rộng rãi.

Năm 1962, tại đại học Vidyodaya ở Tích Lan, bà đã thuyết trình một bài giảng đặc sắc khác nhan đề: “Some Aspects of Buddhism” (Vài Khía Cạnh của Phật Giáo). Bài khảo cứu này cũng được in lại và phát hành khắp nơi tại các quốc gia Tây Phương.

Với khả năng tuyệt vời của bà Horner trong công tác ng- hiên cứu Phật Giáo, dịch thuật kinh tạng thánh ngữ Pali, đại học Tích Lan (University of Ceylon) ở Peradeniya đã cấp phát cho bà văn bằng Tiếng Sĩ Văn Chương Danh Dự (Hon- arary Degree of D. Litt.).

Ngoài Tích Lan, bà Horner đã qua viếng thăm, nghiên cứu Phật Giáo tại các nước Á Châu khác như Ấn Độ và Miến Điện. Bà cũng thường viết bài đăng ở nhiều tạp chí Phật Giáo Anh ngữ phát hành tại Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Anh Quốc và các nơi khác.

Những Công Trình Đóng Góp Cho Nền Văn Học Phật Giáo Của Nữ Học Giả I. B. Horner

Trên lãnh vực đóng góp cho nền văn học Phật Giáo có thể nói I. B. Horner là một nữ học giả đặc biệt khá thông minh, với một trí óc phi thường bà đã góp phần to lớn vào công cuộc nghiên cứu, dịch thuật kinh tạng Phật Giáo Nam Tông liên tục trong thời gian dài hơn 40 năm. Con người mà tuổi tác không làm suy giảm năng lực tinh thần. Với trí tuệ siêu phàm, bà Horn-er có thể tìm thấy những lỗi nhỏ nhất trong một dịch bản kinh tiếng Pali, ngay cả một dấu phết, chấm phảy thiếu sót bà cũng tìm ra. Nữ học giả Horner, trong nhiều năm đã từng phụ trách làm công việc đọc bản thảo những tác phẩm của các văn sĩ cho một nhà xuất bản tại Luân Đôn (London).

Bà còn nhận làm hội viên cho Ủy Ban Khảo Duyệt cuốn Tự Điển tiếng Pali (Critical Pali Dictionary) được ấn hành tại Đan Mạch (Denmark) do các nhà ngữ học Pali nổi tiếng trên thế giới như Trenckner và Dines Andersen chung soạn với nhiều học giả Pali khác. Bà cũng thường được các giáo sư Âu Mỹ tham khảo ý kiến về những điểm khó khăn trong khi nghiên cứu thánh ngữ Pali. Bà đã phụ giúp giáo sư Rhys Davids trong việc soạn thảo cuốn tự điển Pali-Anh (Pali- English Dictionary). Một học giả Pali, ông Robert Chalm- ers (1858-1938), vì ngưỡng mộ tài năng của I.B. Horner nên trước khi qua đời, đã hiến cúng toàn bộ thư viện kinh sách Pali của ông cho bà.

Về phương diện trước tác, nữ học giả Horner đã viết nhiều sách Phật giáo nhằm giúp các độc giả Tây Phương hiểu biết sâu xa về giáo lý đức Phật. Năm 1930, bà cho ấn hành tác phẩm đầu tiên: “Women Under Primitive Buddhism” (Vai Trò Nữ Giới trong Phật Giáo Nguyên Thỉ). Cuốn sách trình bày những kiến thức rộng rãi và sinh động về vai trò của người phụ nữ trong xã hội Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 trước Tây Lịch.

Kế tiếp, cuốn “The Early Buddhist Theory of Man Per- fected” (Con Người Giác Ngộ Qua Lý Thuyết Phật Giáo Nguyên Thỉ) xuất bản năm 1936, đề cập đến lý tưởng của vị A La Hán. Trong mục điểm sách của tạp chí “Phật Giáo tại Anh Quốc” (Buddhism in England), bà Rhys Davids đã giới thiệu cuốn sách như “một công trình nghiên cứu lịch sử nghiêm chỉnh” (a careful historical study) và ca ngợi: “Tác giả (Horner), con người với công tác khảo cứu có kết quả, từng làm chủ biên và dịch thuật những kinh tạng Phật giáo tiếng Pali, đã cống hiến một tác phẩm thực vô cùng hữu ích cho chúng ta” (The author, who is also engaged in efficient research as editor and translator of the Pali Texts, has with this volume placed us greatly in her debt).

Tiếp theo, ấn hành năm 1948, cùng với Dr. Ananda Coomaraswamy, bà Horner đã viết tác phẩm: “The Living Thoughts of Gotama The Buddha” (Những Tư Tưởng Linh Động của Đức Phật). Sau đó, năm 1954, bà cho ra đời dịch phẩm: “Ten Jataka Stories” (Mười Mẩu Chuyện Tiền Thân của Đức Phật) in đối chiếu song ngữ Anh-Pali. Cũng xuất bản trong năm 1954, bà Horner đã cùng chung soạn với Dr. Edward Conze (1904-1979) cuốn: “Buddhist Texts Through The Ages” (Kinh Điển Phật Giáo Qua Các Thời Đại).

Ngoài ra, bà Horner đã dày công phiên âm tiếng Pali theo mẩu tự La Tinh (Romanized Pali) những kinh sách dưới đây:

1933: Papancasùdani, Tập 3; tái bản năm 1977. Đây là tập chú giải về Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya) của ngài Phật Minh (Buddhaghosa), nhà đại luận sư ra đời tại miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 5 sau tây lịch.

1937: Papancasùdani, Tập 4, tái bản năm 1977; tập chú giải của ngài Phật Minh về Trung Bộ Kinh, thuộc Kinh Tạng.

1938: Papancasùdani, Tập 5, tái bản năm 1977; tập chú giải của ngài Phật Minh về Trung Bộ Kinh thuộc Kinh Tạng.

1946: Madhuratthavilàsini, tái bản năm 1979; tập chú giải của ngài Buddhadatta về cuốn “Buddhavamsa” (Phật Chủng Tính Kinh) hay “Lịch Sử đức Phật” thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khud-daka Nikaya) trong Kinh Tạng. Buddhadatta là nhà luận sư Ấn Độ, sinh cùng thời với ngài Buddhaghosa (Phật Minh).

Bà Horner cũng dịch từ nguyên bản tiếng Pali ra Anh Văn những bộ kinh, luật Phật Giáo dưới đây:

1938: The Book of The Discipline (Vinaya Pitaka: Luật Tạng), Tập 1, Suttavibhanga (Phân Biệt Kinh), tái bản năm 1982.

1940: The Book of The Discipline (Luật Tạng), Tập 2, Suttavibhanga (Phân Biệt Kinh), tái bản năm 1982.

1942: The Book of The Discipline (Luật Tạng), Tập 3, Suttavibhanga (Phân Biệt Kinh), tái bản năm 1969.

1951: The Book of The Discipline (Luật Tạng), Tập 4, Mahàvagga (Đại Phẩm), tái bản năm 1982.

1952: The Book of The Discipline (Luật Tạng), Tập 5, Cullavagga (Tiểu Phẩm), tái bản năm 1975.

1966: The Book of The Discipline (Luật Tạng), Tập 6, Parivàra (Luật Giới Tóm Lược).

1954: The Middle Length Sayings (Majjhima Nikàya), Tập 1, Trung Bộ Kinh, thuộc Kinh Tạng (Sutta Pitaka), tái bản năm 1976.

1957: The Middle Length Sayings (Majjhima Nikàya), Tập 2, Trung Bộ Kinh thuộc Kinh Tạng; tái bản năm 1975.

1959: The Middle Length Sayings (Majjhima Nikàya), Tập 3, Trung Bộ Kinh thuộc Kinh Tạng, tái bản năm 1977.

1963: Milinda’s Questions (Milindapanha), Tập 1, Na Tiên Tỳ Kheo Kinh; tái bản năm 1969.

1964: Milinda’s Questions (Milindapanha), Tập 2, Na Tiên Tỳ Kheo Kinh; tái bản năm 1969.

1974: Stories of the Mansions (Vimàna Vatthu), Thiên Cung Sự, hay “Những câu chuyện ở các cõi Trời” trong Tiểu Bộ Kinh (Minor Anthologies: Khuddaka Nikaya) thuộc Kinh Tạng.

1975: Chronicle of Buddhas (Buddhavamsa), Phật Chủng Tính Kinh trong Tiểu Bộ Kinh thuộc Kinh Tạng.

1975: Basket of Conduct (Cariyà-Pitaka), Sở Hạnh Tạng hay “Những mẩu chuyện đức hạnh của Bồ Tát” trong Tiểu Bộ Kinh thuộc Kinh Tạng.

1978: Clarifier of the Sweet Meaning, tập chú giải về “Phật Chủng Tính Kinh” (Buddhavamsa Commentary).

Bà I.B. Horner mất tại Anh quốc năm 1981 hưởng thọ 85 tuổi.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 5271)
Đã là ngày thứ mười lăm của lịch Tây Tạng, một cách truyền thống đây là thời gian để làm mới. Đức Đạt Lai Lạt Ma đang ở thị trấn của Đạo Tràng Giác Ngộ, Bodhgaya, để tỏ lòng tôn kính đến Phật tích thiêng liêng nhất của Phật Giáo. Sau một vài ngày cần thiết để nghỉ ngơi ở đây, ngài sẽ tiếp tục cuộc hành hương đến đỉnh Linh Thứu trước khi trở lại để truyền lễ quán đảnh Thời Luân. Đức Đạt Lai Lạt Ma bước lên ngai của ngài bên trong Đại Tháp Giác Ngộ, dưới tàng cây bồ đề cổ kính, hậu duệ trực tiếp của cây bồ đề xưa kia nơi Đức Phật đã đạt đến Giác Ngộ hai nghìn năm trăm trước. đông đảo những tu sĩ Tây Tạng ngồi đối diện với ngài trong khoảng sân rộng. Họ đã đến đây để tham dự nghi thức sojong hai lần một tháng - sám hối.
15 Tháng Sáu 2016(Xem: 5338)
Ánh sáng buổi trưa chiếu ấm áp và dễ chịu trên những tàn tích của Đại Học Na Lan Đà cổ xưa. Đức Đạt Lai Lạt Ma và một đoàn tùy tùng khoảng một trăm tu sĩ ngồi và trì tụng kinh chú trên bãi cỏ đối diện trực tiếp với phần còn lại của ngôi tháp cao chín mươi bộ. Tất cả đã đến đây sau khi dừng chân ở Sarnath, trong một cuộc hành hiếm hoi để tỏ lòng tôn kính đến những Phật tử ưu việt Ấn Độ, những người đã học và dạy tại Na Lan Đà. Lãnh tụ Tây Tạng đã không đến đây trong hơn hai thập niên.
10 Tháng Sáu 2016(Xem: 5673)
Đức Đạt Lai Lạt Ma bước ra khỏi chiếc xe đại sứ bọc thép trắng và cất bước hướng đến một khán đài tạm cạnh tháp Sarnath (tháp Chuyển Pháp Luân ở Lộc Uyển). Có khoảng vài trăm khách hành hương và tu sĩ đã tập họp, đang chờ đợi ngài thuyết giảng. Đấy là tháng Giêng, và lãnh tụ Tây Tạng tiến hành một cuộc hành hương hiếm hoi đến những Phật tích thiêng liêng nhất ở Ấn Độ. Sarnath là nơi dừng chân đầu tiên, hơn hai mươi lạt ma cao cấp trong bộ y áo màu đỏ quen thuộc, cầm một bó nhang trong tay, xếp hàng trên lối đi chào đón ngài.
06 Tháng Sáu 2016(Xem: 5163)
Có một cảm giác hấp dẫn mạnh mẽ bất ngờ tại thiền phòng riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Dharamsala, biến chuyển trong năm ngày thành một phòng họp cho Hội Nghị Tâm Thức và Đời Sống lần thứ 10. Mọi con mắt đang đổ dồn về Steven Chu, khôi nguyên vật lý của Hoa Kỳ. Ông ngồi trên ghế được xếp bên phải của Đức Đạt Lai Lạt Ma, một bình hoa bằng đồng đầy những hoa tươi ở phía sau ông. Chu đang chuẩn bị để giải thích mối quan hệ tiềm tàng giữa toán học và cơ học lượng tử đến Đức Đạt Lai Lạt Ma và hội nghị.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5635)
Những ngày hội mừng Một Trăm Năm Giải Nobel Hòa Bình là trọn vẹn. Tôi đang ngồi tại phòng khách gác lững của Khách Sạn sang trọng Holmenkollen, chờ để có thức uống với Lodi Gyari Rinpoche, đại diện đặc biệt của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Phòng chờ đợi đông đảo. Tôi có thể thấy tác giả quyển Holocaust (Vụ Diệt Chủng Do Thái) và khôi nguyên hòa bình Elie Wiesel đang mãi mê đàm luận với một người đồng hành, hoàn toàn không chú ý tới sự huyên náo chung quanh ông. Một người khôi nguyên khác, José Ramos-Hortas của Đông Timor, ở tại một chiếc bàn ngay bên cạnh, ông đang trả lời phỏng vấn với một vài phóng viên.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 5214)
Kể từ khi anh được phát hiện treo cổ trong ký túc xá vào tháng Giêng này, câu chuyện về cuộc đời của Rohith Vemula đã được khơi lại thành đề tài nói chuyện về hệ thống đẳng cấp và sự kỳ thị đặt căn bản trên đẳng cấp tại Ấn Độ, đặc biệt hơn là trong các trường đại học.
05 Tháng Tư 2016(Xem: 5668)
Phòng hành thiền của Đức Đạt Lai Lạt Ma được tắm trong ánh nắng dịu dàng của buổi sáng. Những tủ đựng đồ bằng gỗ chạm trổ tinh vi đứng dọc bên tường, ở giữa chúng tôi có thể thấy nhiều bức tượng bằng đồng và vô số sản phẩm thủ công tôn giáo. Cả kho kinh điển Tây Tạng gói trong những tấm vải vàng và gấm thêu kim tuyến chồng chất đầy những kệ sách được làm theo truyền thống. Trung tâm của phòng được chiếm ưu thế bởi một bàn thờ trang trí công phu. Một bức tượng - cao không quá hai bộ được đặt trong một ngôi điện nho nhỏ bằng gỗ và thủy tinh - thật là một nơi đáng ngưỡng mộ. Không gian trầm lặng tuyệt đẹp, một sự thanh lịch bình dị.
02 Tháng Tư 2016(Xem: 4967)
Đây là trích đoạn (lần thứ ba) từ buổi nói chuyện Hỏi & Đáp với Thượng Tọa Pomnyun tại trường Đại Học Princeton vào ngày 1/10/2014. Người phỏng-vấn hỏi Thượng Tọa Pomnyun trở thành một nhà sư như thế nào.