Trung quốc công bố danh sách Phật sống Tây tạng, loại tên Đạt lai lạt ma

20 Tháng Giêng 201606:47(Xem: 5446)

TRUNG QUỐC CÔNG BỐ DANH SÁCH PHẬT SỐNG TÂY TẠNG,
LOẠI TÊN ĐẠT LAI LẠT MA
Minh Quang 

dalai lama 023413
Trung Quốc lần đầu tiên công bố danh sách Phật sống ở Tây Tạng,
nhưng loại tên Đạt Lai Lạt Ma - Ảnh: AFP

Trung Quốc vừa công bố danh sách những “Phật sống” của vùng Tây Tạng nhưng loại tên của người lãnh đạo tinh thần dân Tây Tạng Lưu Vong, Đạt Lai Lạt Ma khỏi danh sách lần đầu tiên được công bố này.

Như tuyên bố trước đó, chính phủ Trung Quốc đã thu thập và công bố danh sách gồm 870 “Phật sống” đã qua “xét duyệt”.

Tờ South China Morning Post ngày 19.1 cho biết đây là lần đầu tiên Bắc Kinh đưa ra danh sách Phật sống; người nào có trong danh sách này đều được xem là hợp pháp, còn không có tên bị xem là giả mạo.

Người lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng đang sống lưu vong, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 không có tên trong danh sách này. Bắc Kinh xem Đạt Lai Lạt Ma là kẻ kích động ly khai, đòi độc lập cho vùng đất đang bị Trung Quốc kiểm soát này.

Đạt Lai Lạt Ma nhiều lần phủ nhận cáo buộc của Trung Quốc, nói rằng ông chỉ đòi tự trị cho Tây Tạng.

South China Morning Post còn cho biết những người muốn tìm kiếm thông tin liên quan đến Phật sống phải cung cấp số điện thoại di động để nhận mã xác nhận. Từ đó, họ có thể biết Phật sống với những thông tin cụ thể như tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, nơi tu hành, thậm chí số giấy phép công nhận là Phật sống do chính quyền cấp.

Tháng 12.2015, ông Chen Quanguo, Bí thư đảng ủy Khu tự trị Tây Tạng, kêu gọi Ban Thiền Lạt Ma 11 tẩy chay và không công nhận Đạt Lai Lạt Ma là lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng. Đây là Ban Thiền Lạt Ma do Bắc Kinh lựa chọn và không được Đạt Lai Lạt Ma công nhận.

Trong khi đó, ông Chu Duy Quần, chủ tịch Ủy ban tôn giáo và dân tộc của Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc, nói có hiện tượng Phật sống “giả” ở Tây Tạng. Ông Chu cáo buộc những Phật sống “giả” sử dụng tiền quyên góp của bá tánh để ủng hộ phong trào đòi độc lập cho Tây Tạng và yêu cầu có hành động ngăn chặn, theo Reuters.

Những người Tây Tạng lưu vong ở Ấn Độ nói rằng Bắc Kinh đang muốn can thiệp vào vấn đề tôn giáo để gây ảnh hưởng lên người Tây Tạng.
Minh Quang (Thanh Niên)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 5982)
Trong mười lăm năm, tôi đã đi theo và thông dịch lời giảng dạy của ngài trong hệ thống thiền tập Thời Luân - Kalachakra, được xem như tối thượng bởi những Phật tử Tây Tạng và hồi hướng cho hòa bình thế giới.
11 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6453)
Unalome [u-na-lô-mê] là một biểu tượng rất phổ biến trong đời sống tâm linh tại Thái Lan. Đó là một hình tượng xoắn lò xo dạng tháp. Thông thường biểu tượng này được vẽ trên các hình xăm, hoặc khắc trên các tấm bùa hộ mệnh mà hầu hết các du khách đến Thái Lan đều có dịp xem qua hoặc sở hữu.
14 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6819)
Tôi sinh ra là một người Thiên Chúa Giáo, được giáo dục trong các trường học Thiên Chúa Giáo, và thậm chí tôi còn ca hát trong ca đoàn nhà thờ địa phương. Nhưng vào năm tôi 16 tuổi, lúc tôi đọc cuốn sách đầu tiên về Phật Giáo, ngay lập tức, tôi biết rằng tôi là một người Phật Tử
29 Tháng Mười 2015(Xem: 7068)
Trong bài viết này, tôi nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đề cao sự hiểu biết, độ lượng và đối thoại liên tôn giáo vì mục đích tôn trọng các dị biệt về văn hóa và tôn giáo trên toàn cầu.
19 Tháng Chín 2015(Xem: 9529)
Thông thường Tây Tạng hạn chế các phương tiện truyền thông nước ngoài, nhưng tuần này các quan chức Trung Quốc đã hướng dẫn phái đoàn báo chí ngoại quốc tới thăm khu vực này, gần hai tuần sau khi Bắc Kinh tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày họ chiếm đóng trên toàn lãnh thổ Himalaya.
08 Tháng Chín 2015(Xem: 7653)
Từ hơn hai thập niên, cả thế giới thắc mắc về tình hình của ngài Ban Thiền Lạt Ma, một định chế được xem như cao quý thứ nhì định chế Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với dân tộc Tây Tạng. Nhà nước Trung Quốc sau khi bắt cóc cậu bé được nhiều người tin là hậu thân của Đức Ban Thiền Lạt Ma đã giữ im lặng suốt hai thập niên. Bây giờ mới lên tiếng, rằng cậu bé bây giờ là một thanh niên bình thường.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 10964)
Những Phật tử ở phương Tây chú ý chủ yếu đến khía cạnh thiền định, triết lý, giáo lý đạo đức của Phật. Tác giả nhận thấy phương Tây là nơi tiếp nhận Phật giáo nhưng lại vẫn duy trì được những giá trị tốt đẹp thực sự của tôn giáo này. Những gì họ đã tiếp nhận ở tôn giáo này thì đó mới đích thực là Đạo Phật, Le Monde kết luận.
05 Tháng Chín 2015(Xem: 7016)
Một chủ đề riêng, ngoại vi của Thiền, nhưng cũng thể hiện được sự cần thiết của Phật giáo phổ quát khắp nơi; Phật giáo đến Phương Tây như thế nào ? Là câu hỏi được nhiều người đặt ra và khảo cứu,