Hận thù mang màu vàng cà sa làm xấu hình ảnh Phật giáo

06 Tháng Chín 201508:44(Xem: 11008)

HẬN THÙ MANG MÀU VÀNG CÀ SA
LÀM XẤU HÌNH ẢNH PHẬT GIÁO
Anh Vũ | RFI 08-08-2015

su mien dien
Nhà sư Ashin Wirathu (G) được mệnh danh là "Ben Laden"
của Phật giáo Miến Điện.

Trang Văn Hóa và Ý tưởng của Le Monde (08/08/2015) có bài viết về đạo Phật ở Châu Á mang dòng tựa đáng chú ý : « Sự hận thù mang màu áo vàng cà sa ». Tờ báo đề cập đến những sự kiện liên quan đến thái độ, quan điểm của một số nhà sư Phật giáo ở các nước, từ Srilanka đến Miến Điện và qua Thái Lan đang làm méo mó đi hình ảnh của Đạo Phật, vốn vẫn được coi là một tôn giáo tránh né mọi hình thái bạo lực.

Mở đầu bài viết, tác giả nhắc lại câu chuyện xảy ra từ hồi tháng 6 năm 2013 tại thành phố Mandalay của Miến Điện. Trả lời phỏng vấn tờ báo Mỹ Time, nhà sư Wirathu đã không ngần ngại trút thái độ thù hằn vào người Rohingya theo Hồi giáo, một sắc dân vô thừa nhận, luôn bị coi là những người nhập cư trái phép và bị ngược đãi ở Miến Điện.

nhà sư Ashin Wirathu trên báo Times
nhà sư Ashin Wirathu
trên báo Times

Nhà sư được mệnh danh ở Miến Điện là « Ben Laden» của Phật giáo này tuyên bố đầy sắc khí : « Bây giờ không phải lúc còn ngồi yên được nữa mà là lúc phải đứng lên và làm sôi máu chúng ta lên ». Ngay lập tức, số báo của Time ra ngày 17/2013 đã gọi Wirathu là « gương mặt khủng bố Phật giáo ».

Từ sự kiện đó, Le Monde đặt câu hỏi : Làm thế nào mà một tôn giáo nổi tiếng là hiếu hòa lại có thể sản sinh ra những phát ngôn như vậy ? Phải chăng người phương Tây từng bị lôi cuốn bởi ý tưởng phi bạo động và lòng trắc ẩn, đã hiểu nhầm về sự bình an của đạo Phật mà họ đã du nhập từ bên châu Á về. Tác giả ngược dòng lịch sử cho thấy Phật giáo đã đến với người phương Tây đã từ thế kỷ thứ 19, thời kỳ thực dân thuộc địa. Ngay từ đó Phật giáo đã được phương Tây đón nhận là một tôn giáo an bình. Nhưng từ đó đến nay, cùng với nhiều biến động của lịch sử, nhiều sự kiện diễn ra trong giới Phật giáo đã đặt ra nhiều câu hỏi xung quanh tôn giáo xuất xứ từ Á Châu này.

Bài báo nhắc lại sự kiện, năm 1963, nhà sư Thích Quảng Đức của Việt Nam tự thiêu giữa đường phố Sài Gòn để phản đối sự trấn áp bạo lực của chính quyền theo Công giáo khi đó. Hình ảnh nhà sư tự thiêu đã lan truyền khắp thế giới và gây xúc động mạnh trong dư luận nhất là khi thấy các nhà sư sẵn sàng chấp nhận quyên sinh mà không thể hiện một chút bạo lực nào. Thế nhưng đến khi xảy ra làn sóng tự thiêu liên tục trong các nhà sư Tây Tạng, để chống lại sự đàn áp của chính quyền Trung Quốc trong khoảng từ 2012 đến 2013 thì dư luận lại đặt vấn đề : Phải chăng đạo Phật chủ trương bất bạo động và chấp nhận sự hủy hoại cuộc sống của chính mình ?

Tiếp đó là đến năm 2007, khi các nhà sự Miến Điện xuống đường đấu tranh chống chế độ độc tài. Họ bị đàn áp và tất nhiên trở thành những nạn nhân của bạo lực. Nhưng 8 năm sau đó, một số nhà sư Miến Điện lại nổi lên đấu tranh, nhưng là để đòi trục xuất người Rohingya theo Hồi giáo. Le Monde đặt câu hỏi : « Làm sao người ta có thể dung hòa được giáo lý của Đức Phật với đầu óc dân tộc cực đoan hẹp hòi như vậy ? »

Theo tác giả bài viết, sự phối hợp giữa Phật giáo và chủ nghĩa dân tộc quá khích không phải là điều gì mới. Tại Thái Lan, tôn giáo này đã từng được Nhà nước không ngần ngại sử dụng khi muốn biện minh cho chiến tranh. Đến giờ Phật giáo Thái Lan là một định chế cực kỳ chính trị hóa và được phân cấp rõ rệt , nhằm phục vụ nền quân chủ. Năm 1976, giáo hội Phật giáo của nước này từng tham gia tích cực vào cuộc thập tự chinh chống Cộng sản. Nhà sư Thái Kittivuddho từng giải thích : « Giết những người Cộng sản không phải là tội .... Chúng tôi không có ý định sát sinh nhưng tiêu diệt những con quỷ là nghĩa vụ của mọi người Thái ».

Chuyển qua Srilanka, nước láng giềng của Miến Điện và Thái Lan. Le Monde nhận thấy các nhà sư có đầu óc dân tộc cực đoan của nước này cũng không thiếu. Họ còn tham gia một đảng thành lập năm 2004 kêu gọi mạnh mẽ đàn áp phe nổi dậy Những con Hổ giải phóng Tamoul ( đa phần theo Ấn Độ giáo) ở miền bắc nước này.

Trở lại Miến Điện với nhân vật sư Wirathu. Le Monde nhắc lại : « Khi ông ta cổ vũ lòng hận thù với người Hồi giáo Rohingya, hay chửi rủa bà đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc là « con đĩ », nhà sư Miến Điện Wirathu hoàn toàn không phải là một nhân vật ngoài lề đất nước. Không phải là một người ly khai, ông ta là một chức sắc tôn giáo có ảnh hưởng và gần gũi với chính quyền ».

Tất nhiên ở bên ngoài nhiều chức sắc Phật giáo đã lên án những phát ngôn của nhà sư này, trong đó đặc biệt là Đức Đạt Lai Lạt Ma. Với tất cả những hiện tượng vừa nêu trên, tác giả đặt vấn để có phải người phương Tây đã sai lầm khi nhìn nhận bản chất phi bạo lực của Phật giáo hay không ? Những Phật tử ở phương Tây chú ý chủ yếu đến khía cạnh thiền định, triết lý, giáo lý đạo đức của Phật. Tác giả nhận thấy phương Tây là nơi tiếp nhận Phật giáo nhưng lại vẫn duy trì được những giá trị tốt đẹp thực sự của tôn giáo này. Những gì họ đã tiếp nhận ở tôn giáo này thì đó mới đích thực là Đạo Phật, Le Monde kết luận.
Anh Vũ
(RFI)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Tám 2015(Xem: 9249)
Tăng đòan cần phải lên tiếng một cách độc lập, với óc phê phán và có đạo đức. Chúng ta nên ủng hộ chính phủ, khi họ làm những điều tốt, chẳng hạn như khuyến khích sự hòa đồng giữa các tôn giáo. Chúng ta nên phản đối, khi họ làm những điều sai, chẳng hạn như gây chiến tranh và phá hoại môi trường. Tăng đòan không nên tham gia quốc hội hay cấu kết với chính quyền nhưng cần phải thẳng thắn lên tiếng về những vấn đề đạo đức quan trọng.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 7011)
Ngày 16 tháng 5 vừa qua một trong số các nhà sư Phật giáo nổi tiếng nhất của Thái Lan, và cũng là một trong số các vị Thầy cuối cùng và khác thường của truyền thống "Tu Trong Rừng", là Luang Poh Koon vừa viên tịch.
10 Tháng Bảy 2015(Xem: 6518)
Khẳng định rằng bản thân thuộc về thế kỷ 20, một thế kỷ đã thuộc về quá khứ, ngài kêu gọi những người trẻ, những người thuộc về thế hệ của thế kỷ 21, hãy nỗ lực với tầm nhìn đúng đắn, với một cách tiếp cận thực tế, để tạo ra một kỷ nguyên của hòa bình và hạnh phúc.
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 10206)
Anaheim, CA, USA, ngày 5 tháng 7 năm 2015 - Đức Đạt Lai Lạt Ma đã giành trả lời phỏng vấn phóng viên Ann Curry hãng truyền thông KIP News. Ngài chia sẻ rằng ngày hôm nay ngài đã tihức giấc từ 1 giờ sáng để bắt đầu thiền định cầu nguyện. Chúc nguyện quý ngài một sinh nhật an lạc, cô phóng viên muốn biết thêm về tâm nguyện của ngài.
06 Tháng Bảy 2015(Xem: 7031)
Chùm ảnh ngày đầu tiên của Hội Nghị Thượng Đỉnh Toàn Cầu về Từ Bi tại Trung tâm Honda Center và Hyatt Hoel ở Thành phố Anaheim California ngày 5 tháng 7 năm 2015
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 5263)
Dallas, Texas, Hoa Kỳ, ngày 02 tháng 7 năm 2015 – Cùng với một loạt cuộc gặp mặt riêng, vào buổi sáng ngày mùng 2, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời phỏng vấn Edgardo Del Villar, biên tập viên kênh Telemundo, kênh truyền hình tiếng Tây Ban Nha lớn nhất tại Mỹ
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 5906)
Tokyo, Nhật Bản, ngày 04 tháng 4 năm 2015 - Sau khi trở về Tokyo từ Sapporo, chiều ngày 04, Đức Đạt Lai Lạt Ma được thỉnh mời đến chia sẻ với thính chúng tại hội trường Hiệp hội bác sĩ Nhật Bản, hơn 166 ngàn thành viên trên khắp cả nước cùng theo dõi trực tuyến.
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 6246)
"Xin chào mừng quý vị”, ngài bắt đầu. "Đây là lần đầu tiên tôi có mặt nơi đây. Là con người, tất cả chúng ta đều mong hạnh phúc và đều có quyền được hạnh phúc. có sự khác biệt giữa mọi người về quốc tịch, đức tin, nền tảng gia đình, địa vị xã hội v.v… nhưng đó chỉ là mức độ thứ yếu, điều quan trọng hơn trên mức độ con người chúng ta đều giống nhau...
03 Tháng Bảy 2015(Xem: 7221)
Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu: “Thật là một vinh hạnh lớn để đáp ứng lời mời gặp gỡ cựu Tổng thống George W. Bush, Phu nhân và viếng thăm Thư viện, Bảo tàng, George W. Bush Presidential Center, và các chương trình đang được thực hiện nơi đây để phát huy Dân chủ và Tự do.