Buddhist Hybrid Sanskrit

12 Tháng Tư 201300:00(Xem: 25023)

Lời BBT: Để trả lời cho một câu hỏi của một độc giả về ngôn ngữ trong kinh điển Phật Giáo liên quan đến dạng ngôn ngữ Indic miền Trung Ấn, “Buddhist hybrid Sanskrit”, chúng tôi biên tập bài dưới đây dựa theo Tự Điển Bách Khoa Wikipedia và bài viết của tác gỉa Lê Tự Hỷ:

 

BUDDHIST HYBRID SANSKRIT

 

300px-rigveda_ms2097Thời đức Phật Thích Ca tại thế (563-483 trước dương lịch) thì Phật pháp được giảng giải và trao truyền bằng lời nói, chứ chưa được ghi lại dưới dạng văn tự. Trong lần kết tập thứ ba, theo lệnh của vua A Dục (Aśoka : 268-233 tr. dl), tức khoảng 218 năm sau khi Đức Phật Niết Bàn, Kinh Phật mới được ghi lại thành văn bản trên những miếng đồng để lưu trữ. Vào thời kỳ nầy thì tiếng Phạn đã được học giả Pānini chuẩn hóa thành tiếng Phạn mà các học giả Tây phương gọi là tiếng Phạn Cổ điển (Classical Sanskrit) để phân biệt với tiếng Phạn thời trước đó trong kinh Vệ Đà, gọi là Phạn Vệ Đà (Vedic Sanskrit).

“Theo Giáo sư Franklin Edgerton [1], các văn bản Phật giáo đã được lưu giữ trong ít nhất là 4 ngôn ngữ Indic (1) Phạn Cổ Điển (Classical Sanskrit) : Tiếng Phạn chuẩn tức tiếng Phạn đã được chuẩn hóa bởi Pānini, phân biệt với tiếng Phạn trong kinh Vệ Đà là Vedic Sanskrit. (2) Pāli, còn gọi là Nam Phạn, một ngôn ngữ Indic miền Trung Ấn (Middle Indic). Đây là ngôn ngữ chuyển tải phần lớn nhất của tác phẩm Phật giáo mà ngày nay được bảo lưu trong bất kỳ ngôn ngữ Indic nào , đó là ngôn ngữ của Phật Giáo Miền Nam (Nam truyền, Nam tông, Nguyên thủy, Tiểu thừa). Ngày nay, hầu hết các học giả đều tin rằng Pāli chủ yếu là dựa trên một phương ngữ Middle Indic thuộc miền Tây hay Trung tây. (3) Prakrit Dharmapada : là phương ngữ dựa trên một Middle Indic miền Tây bắc. (4) Buddhist Hybrid Sanskrit : Ngôn ngữ mà Giáo sư Franklin Edgerton goi là Buddhist Hybrid Sanskrit (viết tắt là BHS). Hầu hết các tác phẩm Phật Giáo Bắc Ấn Độ (Bắc truyền, Bắc tông, Đại thừa) được viết bằng BHS. Chẳng hạn, toàn bộ các kinh trong bộ Đại Bát Nhã được viết bằng BHS. Ngôn ngữ nầy chủ yếu dựa trên một phương ngữ Middle Indic cổ xưa mà vẫn chưa xác định rõ, đồng thời chứa nhiều tiếng địa phương của các Middle Indic khác. Nhưng BHS cũng chịu ảnh hưởng sâu xa bởi tiếng Phạn khiến cho nhiều tác phẩm viết bằng BHS vẫn được gọi một cách đơn giản là “tiếng Phạn”.

Giáo sư Franklin Edgerton, trong bài viết “ Tiếng Prakrit Làm Nền Tảng Cho Buddhistic Hybrid Sanskrit” [02], cho biết rằng những tác giả Phật giáo sử dụng tiếng Phạn chuẩn hóa hay Tiếng Phạn Cổ điển (Classical Sanskrit), hay Brahmanical Sanskrit, do Pānini và các vị tiền bối chuẩn hóa chỉ là một số nhỏ. Nhóm nầy dường như là đã được đào tạo trong truyền thống tăng lữ Bà La Môn chính thống (orthodox Brahmanical training) vào thời trẻ nên họ rành tiếng Phạn chuẩn, rồi sau họ mới chuyển qua đạo Phật, chẳng hạn như Aśvaghosa (Mã Minh), do đó họ dùng tiếng Phạn chuẩn hóa để viết kinh sách Phật giáo. Đa số tác phẩm Phật giáo viết bằng tiếng Phạn, chính là bằng Buddhist Hybrid Sanskrit . Vì vậy Buddhist Hybrit Sanskrit cũng còn gọi là Tiếng Phạn Phật Giáo (Buddhist Sanskrit) hay Tiếng Phạn Hỗn Hợp (Mixed Sanskrit).

Các tác phẩm Phật giáo viết bằng Buddhist Hybrid Sanskrit xuất hiện sau khi Pānini đã hoàn thành việc chuẩn hóa tiếng Phạn vào khoảng đầu thế kỷ thứ 4 trước dương lịch. Sau công trình của Pānini thì tiếng Phạn đã trở thành ngôn ngữ vượt trội trong văn học và triết học ở Ấn Độ. Cho nên các nhà sư Phật giáo bắt đầu thích nghi ngôn ngữ họ đã dùng (tiếng địa phương của họ) với tiếng Phạn trong khi vẫn còn ảnh hưởng của truyền thống ngôn ngữ thoát thai từ một dạng tiếng Prakrit dùng chính thức trong tôn giáo của truyền thống truyền khẩu vào thời kỳ đầu của việc trao truyền Phật pháp. Có lẽ chính vì dưới sự ảnh hưởng đa phương ngữ như thế, mà các tác phẩm Phật giáo được viết bằng Buddhist Hybrid Sanskrit đã ra đời.

Trong khi có nhiều lý thuyết khá khác biệt nhau về mối liên hệ của Buddhist Hybrid Sanskrit với Pāli, thì điều chắc chắn là Pāli thì gần với ngôn ngữ nầy hơn là Sanskrit [3]. Theo K.R. Norman, thì Pāli cũng nên được xem như một dạng của Buddhist Hybrid Sanskrit [04]. Franklin Edgerton lại cho rằng Pāli về cơ bản là một loại tiếng Prakit [05]. Ở những nơi mà BHS khác biệt với Sanskrit thì nó lại gần giống hay y hệt như Pāli. Tuy nhiên, hầu hết những tác phẩm viết bằng BHS hiện còn tới nay thì nguyên thủy được viết bằng BHS chứ không phải được viết lại hay dịch lại từ các tác phẩm đã viết bằng Pāli hay các ngôn ngữ khác [06]…”

Theo thầy Nhất Hạnh, khi giảng kinh Pháp Hoa cho biết “Prakrit và Sanskrit là hai thứ tiếng gần giống nhau, nhưng hình thái văn pháp và chữ nghĩa của Sanskrit rất khác với Prakrit. Cho nên, đứng về phương diện trường hàng tức là văn xuôi, thì việc nhuận văn rất dễ dàng, nhưng đứng về phương diện trùng tụng thì rất khó dịch. Vì vậy mà có nhiều đoạn trùng tụng đã không sửa lại được thành Sanskrit, nên vẫn phải để nguyên chữ Prakrit. Thành ra tiếng Phạn trong kinh Pháp Hoa cũng như trong một số kinh điển khác là tiếng Phạn lai, nghĩa là một ngôn ngữ trộn lẫn giữa Sanskrit và Prakrit. Các học giả vào thế kỷ 19 và 20 thường gọi tiếng Phạn trong kinh điển đạo Bụt là Buddhist Hybrid Sanskrit, tức là tiếng Phạn lai của đạo Bụt.” (Sen Nở Trời Phương Ngoại, Lá Bối xuất bản).

 

BBT

[01] Franklin Edgerton, “Buddhist Hybrid Sanskrit, vol. I Grammar, Motilal Banarsidass, 1998, tr.1
[02] Kranklin Edgerton, The Prakit Underlying Buddhistic Hybrid Sanskrit, Bulletin of the School of Oriental Studies, Unversity of London, Vol. 8, No. 2/3, tr. 504. 
[03]. Kranklin Edgerton, The Prakit Underlying Buddhistic Hybrid Sanskrit, Bulletin of the School of Oriental Studies, Unversity of London, Vol. 8, No. 2/3, tr. 502. 
[04]. Jagajjyoti, Buddha Jayanti Annual, 1984, tr. 4, được in lại trong K.R. Norman, Collected Papers, vol. III,1992, Pāli Text Society, tr. 37
[05]. Kranklin Edgerton, The Prakit Underlying Buddhistic Hybrid Sanskrit, Bulletin of the School of Oriental Studies, Unversity of London, Vol. 8, No. 2/3, tr. 503.
[06]. Kranklin Edgerton, The Prakit Underlying Buddhistic Hybrid Sanskrit, Bulletin of the School of Oriental Studies, Unversity of London, Vol. 8, No. 2/3, tr. 502.
Trích từ: TIẾNG PHẠN TRONG PHẬT GIÁO, Lê Tự Hỷ (đoạn 2)
http://en.wikipedia.org/wiki/Buddhist_Hybrid_Sanskrit

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Năm 2016(Xem: 5131)
Tìm em tôi tìm Mình hạc xương mai Tìm trên non ngàn Một cành hoa khôi Nụ cười mong manh Một hồn yếu đuối Một bờ môi thơm Một hồn giấy mới
06 Tháng Giêng 2016(Xem: 6219)
Cánh cửa nghệ thuật Tâm Thư Pháp đã rộng mở và sẵn sàng chào đón tất cả mọi người. Đây là sự thật. Ba người bạn đến từ châu Âu đang tự mình thưởng lãm cuộc hành trình với cái tâm của chính mình.
27 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7194)
Ông nhắc đến một loạt công trình nguy nga, toà ngang dãy dọc bê tông cốt thép được dựng lên thời gian qua như chùa Ba Vàng (Quảng Ninh), chùa Linh Ứng (Đà Nẵng), Bái Đính (Ninh Bình) và chùa quy mô lớn ở Đà Lạt. Nhiều ngôi chùa này rất ít bóng dáng chùa Việt, thờ cúng cũng cách tân vì ngoài thờ phật còn đưa các anh hùng liệt sỹ vào.
05 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7986)
Đầu năm Ất Dậu, nhân dịp mang tro cốt của ông thân tôi về Việt nam tìm nơi ký tự, tôi được thiện duyên đến Chùa Tôn Thạnh đảnh lễ Sư Ông trụ trì Thích thượng Đạt hạ Đồng, rồi được trao tặng một tập sách nhỏ, tựa: Chùa Tôn Thạnh, do nữ sĩ Trần Hồng Liên biên soạn, sở Văn hóa-Thông tin Long an ấn hành năm 2002.
09 Tháng Chín 2015(Xem: 7210)
Giá trị văn hóa truyền thống của văn bia thời đại Lý – Trần là giá trị về tính dân tộc hóa, tự tôn dân tộc và sức tự cường, tự chủ quốc gia. Giá trị ấy được thể hiện qua nhiều mặt, nhiều lĩnh vực như: giá trị thẩm mỹ, giá trị đạo đức được đề cao và phát triển rực rỡ nhất trong chiều dài lịch sử của Dân tộc
06 Tháng Tám 2015(Xem: 5422)
Những độc giả từng yêu thích Nắng và hoa, Thấy Phật, Khi tựa gối khi cúi đầu, Chuyện trò... - những tập sách đã có một góc riêng sang trọng trên kệ sách tản văn Việt bởi góc nhìn uyên thâm, giọng văn ảo diệu của GS Cao Huy Thuần - nay vừa có thêm một tặng phẩm mới: Sợi tơ nhện.
03 Tháng Tám 2015(Xem: 9628)
Bài này để nói thêm về tương quan giữa Phật học và nghệ thuật – các bộ môn như âm nhạc, thi ca, hội hoạ, tiểu thuyết, kịch, phim … Một số bạn thắc mắc rằng tại sao Đức Phật bảo phải tránh xa âm nhạc, trong khi nhiều Thầy hiện nay vẫn sử dụng âm nhạc, hay soạn kịch, hay làm phim…
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 10502)
Tìm về với lịch sử văn hóa của dân tộc, là tìm về với những giá trị đạo đức cao đẹp cùng những bài học bổ ích từ những người đi trước. Đến với chương trình Hoa Mặt Trời kỳ 7, chúng ta được lắng nghe một vị giáo sư trên 80 tuổi kể về những câu chuyện lịch sử của đất nước có trên 2000 năm văn hiến. Trong quá trình hình thành và phát triển đó, Phật giáo được lấy làm nền tảng cho đạo đức và triết lý sống của dân tộc.
14 Tháng Hai 2015(Xem: 10266)
Tối nay tôi được yêu cầu để nó về sự phân biệt Phật Pháp, giáo lý của Đức Phật, với văn hóa Á châu hay văn hóa Tây Tạng. Đây là một câu hỏi rất quan trọng, một cách đặc biệt nếu chúng ta đang hoạt động để làm lợi ích cho người khác.