I. Nguồn gốc phát sinh bộ luật triều Lý

26 Tháng Năm 201511:00(Xem: 2805)

I. Nguồn  gốc phát sinh bộ luật triều Lý:

Duyệt qua các sử liệu còn lưu lại, chúng ta thấy những sử liệu về luật pháp triều Lý rất thiếu thốn. Bộ luật triều Lý không còn lưu lại, do đó chúng ta không thể tìm hiểu nội dung cũng như hình thức của bộ luật triều Lý một cách trực tiếp được. Chúng ta chỉ có thể tìm hiểu nội dung cũng như hình thức của bộ luật triều Lý một cách gián tiếp qua các quyển sách còn lưu lại sau đây:

-Lịch triều Hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, có lẽ được soạn vào khoảng năm 1821. Tác phẩm này cung cấp một nguồn tài liệu rất dồi dào về vấn đề luật pháp của các triều dại.

- Việt sử lược của một tác giả khuyết danh dưới đời Trần vào khoảng năm 1377. Đây là một tài liệu xưa nhất do người Việt-nam biên soạn, và cung cấp rất nhiều tài liệu về luật pháp nhà Lý.

- An-nam chí lược của Lê Tắc được soạn ra dưới đời Trần vào khoảng năm 1333. Tác phẩm này cũng đã cung cấp nhiều tài liệu về luật pháp đời Lý.

- Đại Việt Sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên dựa vào Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu. Bộ sách này được viết vào cuối thế kỷ thứ 15, có lẽ soạn ra vào năm 1474. Tác phẩm này cũng giúp cho ta nhiều tài liệu đáng lưu ý về pháp luật đời Lý.

- Khâm-định Việt Sử Thông giám cương mục do cụ Phan Thanh Giản làm chủ biên, soạn xong vào năm 1859. Đây là tác phẩm sử học do các quan triều Nguyễn hợp soạn, cũng cung cấp cho chúng ta nhiều tài liệu để biết về tinh thần pháp luật triều Lý.

Và trong một số tác phẩm mới viết về triều Lý, đặc biệt đáng lưu ý là quyển Lý Thường Kiệt của Hoàng Xuân Hãn. Tác phẩm này đã được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1950 tại Hà-Nội và được tái bản lần thứ nhứt vào năm 1967 do Đại học Vạn Hạnh ở Sài-gòn ấn hành với nhiều điểm bổ sung mới mẻ của tác giả. Đây là một tác phẩm trình bày rất rõ ràng và đầy đủ về quá trình lịch sử ngoại giao và tôn giáo của triều đại nhà Lý; đồng thời tác phẩm này cũng cung cấp cho chúng ta nhiều tài liệu liên quan tới luật pháp triều Lý.

Ngoài ra, các quyển Dân luật khái luận và Cổ luật Việt-Nam của giáo Sư Vũ Văn Mẫu hiện đang dùng làm tài liệu giáo khoa cho sinh viên Đại học Luật khoa Sài-gòn (năm 1971) cũng đã ghi lại nhiều khảo cứu có giá trị về luật pháp đời Lý.

Theo Lịch triều Hiến chương loại chí của Phan Huy Chú đã chép lại tại quyển số 33, thì nguyên nhân đã khiến cho vua Lý Thái Tông ban hành quyển Hình thư vào năm 1042 như sau:

"Trước các cuộc cải cách quan trọng ở trong nước, các vụ án gia tăng gấp bội, vì vậy các quan giữ việc xử kiện, đã áp dụng luật một cách quá nghiêm khắc, nhiều khi đã trở nên bất công. Tình trạng ấy đã khiến vua Lý Thái Tông phải động lòng trắc ẩn và ra lệnh cho viên quan Trung-thư san định lại luật hình."

Như vậy, vua Lý Thái Tông ( 1028 - 1054) đã ra lệnh cho viên quan Trung-thư san định bản Hình-thư bằng cách lấy những luật lệ cũ, châm chước với những phong tục tập quán đương thời để qui định lại các hình phạt và các cách điều tra phạm nhân. Ngoài ra, pháp luật bấy giờ còn định rõ những cấm lệ về việc mua bán nô lệ, sự trừng phạt các tội ăn trộm, tội thông gian với vợ của người khác, tội ăn trộm trâu bò, tội trộm của công. Cho đến đời Lý Thần Tông (1128-1138), triều đình lại hai ba lần hạ những dụ qui định việc mua bán và việc tranh tụng về điền thổ, những dụ này có thể nói là đã mở đầu cho nền luật hộ của Việt-Nam về sau này.

Thêm vào đó, sử liệu cũng đã có ghi chép rằng: "Vua Lý Thải Tông đã ban hành quyển Hình-thư vào năm 1042" (Phan Huy Chú, Lịch triều Hiến chương loại Chí, 1821, quyển 33).

Qua những sử liệu trên, chúng ta nhận thấy rằng mặc dầu quyển Hình-thư không còn lưu lại nữa, nhưng có thể quyết đoán rằng quyển Hình-thư đã được vua Lý Thái Tông ban hành vào năm 1042, và có thể lấy đó làm bộ luật căn bản cho luật pháp triều Lý.

Triều đại nhà Lý đã trị vì trên hai thế kỷ (1010 - 1225), với thời gian cai trị lâu dài như vậy thì tất nhiên phải có một bộ luật để áp dụng. Hơn nữa. lúc ấy văn hoá nước ta đã mở mang và hiện còn lưu lại nhiều bài kệ và bài thơ của các vị thiền sư đời Lý, điều này chứng tỏ là lúc bấy giờ chúng ta đã sử dụng Hán tự để ghi chép. Nói tóm lại, dưới triều đại nhà Lý, dân tộc ta đã có một bộ luật thành văn và pháp luật triều Lý là pháp luật thành văn đầu tiên của dân tộc ta vậy. Đó là một nền pháp luật đã được đem thi hành trên khắp lãnh thổ nước Đại Việt lúc bấy giờ, có thể nói rằng bộ Hình-thư của vua Lý Thái Tông là một điểm son quan trọng trong lịch sử pháp quyền tại nước Việt Nam ta và bộ luật này chứng tỏ rằng bộ máy cai trị của triều đại nhà Lý đã có một cơ cấu khá hoàn bị.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 7377)
Đây là bài nhận định tổng hợp của giáo sư Heinz Bechert, tóm tắt 21 bài viết đăng trong tuyển tập When Did the Buddha Live? được chính giáo sư làm tổng biên tập. Bài tóm tắt vô cùng công phu này đã đặt lại các vấn đề biên niên sử Tích Lan, Ấn Độ và các nước Phật giáo có liên hệ về cách tính niên đại của đức Phật.
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 7202)
Mặc dù đã 2500 năm trôi qua, nhờ có Đức Phật, chúng ta đã hưởng được nhiều phước lợi qua sự cao cả, cùng sự vĩ đại của ngài về lòng từ bi, sự trí tuệ, và lòng trong sạch. Chúng ta còn đợi chờ thêm điều gì nữa?
01 Tháng Sáu 2015(Xem: 6826)
Bất cứ một tư tưởng triết học nào cũng đều chịu ảnh hưởng của bối cảnh xã hội, của nền văn hoá và của những tư tưởng triết học khác. Từ đó, tư tưởng của một triết gia có khi chịu ảnh hưởng của những người đi trước hoặc đương thời mà phát triển và quảng diễn thêm, nhưng cũng có khi phản kháng lại, hoặc phê bình để đi đến chỗ toàn thiện, hoặc để bênh vực cho tư tưởng của mình.
26 Tháng Năm 2015(Xem: 5471)
Con người sống qui tụ lại thành một xã hội, và phát triển tập thể này rộng lớn dần dần thành một quốc gia. Mỗi cá nhân trong tập thể đó không thể tự sống riêng mà cũng không thể có tự do hoàn toàn để muốn làm gì thì làm. Cá nhân trong tập thể phải tuân theo một số qui luật mà tập thể đưa ra để lấy nó làm tiêu chuẩn hướng dẩn đời sống của mình, và chính những tiêu chuẩn sống này sẽ giúp cá nhân hòa hợp được giữa cá nhân mình với người khác sống trong cùng một xã hội.
22 Tháng Năm 2015(Xem: 8396)
Có nhiều bằng chứng cho thấy Phật giáo được du nhập một cách hài hoà vào Việt Nam rất sớm, nhất là từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua hai ngả giao thương với các nhà buôn Ấn Độ bằng đường thủy và giao lưu văn hoá với Trung Hoa bằng đường bộ.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 6865)
Sự khởi nguyên của Phật giáo Đại Thừa (Mahāyāna Buddhism) bị bao phủ trong bức màng quá khứ xa xôi, mãi ẩn khuất trong những tài liệu khảo cổ và những áng văn chương đã bị thất lạc. Nhiều nhà nghiên cứu Phật giáo vẫn duy trì quan điểm rằng Phật giáo Đại Thừa bắt nguồn từ Đại Chúng Bộ (Mahāsāṁghika School).
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14569)
Biểu đồ I.1: Thiền tông Ấn Độ Biểu đồ I.2: Thiền Ấn Độ Đến Trung Quốc Biểu đồ I.3: Thiền Trung Quốc – Huệ Năng và Môn Đệ Biểu đồ II.1: Dòng Mã Tổ Biểu đồ II.2: Dòng Mã Tổ Biểu đồ III.1: Tông Tào Động Biểu đồ IV.1: Tông Lâm Tế Biểu đồ IV.3: Dòng Lâm Tế – Viên Ngộ Biểu đồ V: Tông Vân Môn & Pháp Nhãn