Hành trình tu bụi của tác giả hiểu về trái tim | sư minh niệm

19 Tháng Tư 201811:15(Xem: 6073)
HÀNH TRÌNH ‘TU BỤI’
CỦA TÁC GIẢ ‘HIỂU VỀ TRÁI TIM’ | SƯ MINH NIỆM
Cuốn sách có số lượng in lần đầu lớn nhất, với 100.000 bản.
Tên sách sau đó được chọn làm tên quỹ từ thiện Hiểu về trái tim
với sự tham gia của đông đảo nghệ sĩ Việt.


thich_minh_niemTrong vòng 3 năm, thiền sư Minh Niệm đi qua 25 tiểu bang của Mỹ, sống với những nghịch cảnh, thử thách khắc nghiệt, và đã 6 lần chết hụt trên hành trình.

Năm 2011, tác phẩm Hiểu về trái tim trình làng, lập tức được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là Cuốn sách có số lượng in lần đầu lớn nhất, với 100.000 bản. Tên sách sau đó được chọn làm tên quỹ từ thiện Hiểu về trái tim với sự tham gia của đông đảo nghệ sĩ Việt. Tác giả Minh Niệm cho biết, khi sách ra đời, ông nhận được nhiều tình cảm của độc giả. Đó là lý do khiến ông thực hiện hành trình trải nghiệm “tu bụi” trên đất Mỹ. Trong tháng 7 tới, ông sẽ ra mắt một tập sách thiền nhằm biến đổi cảm giác tiêu cực của con người.
blank

Hành trình Tu Bụi Của Thiền Sư Minh Niệm

Trong hành trình của mình, thiền sư Minh Niệm đã sống ở gầm cầu, lề đường giống như những người đi bụi. Ông cũng dành một khoảng thời gian để làm việc tại các nông trại của người Mỹ. Thiền sư kể: “Tại đây, giống như các tình nguyện viên khác, mỗi ngày tôi làm việc từ bốn đến năm tiếng để được chủ nông trại cho đồ ăn, chỗ ngủ. Đã có lúc tôi muốn bỏ cuộc ngay từ tháng đầu tiên vì không lường được khó khăn mình sẽ gặp phải. Tôi phải đi nhờ xe, thậm chí không ít lần bị chà đạp, đối xử tệ bạc… Nhưng nhờ có ý chí, cuối cùng tôi đã vượt qua được. Từ chuyến đi này, tôi thấy hiểu bản thân hơn cũng như thay đổi được những thói quen những tưởng không thay đổi được. Cũng từ chuyến đi, tôi yêu thiên nhiên nhiều hơn, thấy có sự liên lạc chặt chẽ giữa mình và trời đất”.Tác giả của Hiểu về trái tim cho biết trong tháng 7 năm nay ông sẽ cho xuất bản cuốn sách thứ hai Nhìn vào Bên Trong – Bất động trước mọi biến động. Sách được xem như là sự tiếp nối của Hiểu về trái tim, trong đó trình bày 100 bước thiền để chuyển hóa, biến đổi những trạng thái, cảm xúc tiêu cực của con người.Ngoài cuốn sách, thiền sư Minh Niệm cũng có kế hoạch viết các tác phẩm về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái (Dìu con vào đời) và sách về mối quan hệ vợ chồng (Sánh bước bên đời).

>> Xem thêm Video Hành Trình “Tu Bụi” của sư Minh Niệm trên Đất Mỹ

Trả lời câu hỏi: “Thiền sư có kế hoạch viết lại hành trình “tu bụi” của mình thành một cuốn sách?”, thiền sư Minh Niệm cho biết: “Tôi cũng muốn viết về hành trình 3 năm của mình nhưng hiện tại cuốn sách đó thực sự chưa quan trọng bằng những cuốn sách mà tôi sẽ thực hiện trong thời gian tới. Trước mắt, vào tháng 7 năm nay, tôi sẽ xuất bản cuốn sách thứ hai Nhìn vào bên trong – Bất động trước mọi biến động, được xem như một sự tiếp nối của Hiểu về trái tim; trong đó tôi sẽ trình bày 100 bước thiền để chuyển hóa, biến đổi những trạng thái, cảm xúc tiêu cực của con người”.

Ngoài cuốn sách kể trên, thiền sư Minh Niệm cũng quan tâm và mong muốn được viết các cuốn sách Dìu con vào đời(về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái) và Sánh bước bên đời (về mối quan hệ vợ chồng).

Hiểu về trái tim (thuộc Tủ sách Hạt giống tâm hồn) gồm 50 bài viết tâm lý trị liệu, được trình bày chân phương, dễ hiểu, thực tế, nhưng cũng rất sâu sắc với 50 chủ đề tâm lý; đặc biệt, mỗi một chủ đề được thiền sư Minh Niệm gói gọn trong hai từ như: Khổ đau, Hạnh phúc, Tình yêu, Tức giận, Ghen tuông, Ích kỷ, Tham vọng, Thành thật, Nghi ngờ, Lo lắng…

blank

Với ý nghĩa nhân văn đó nên cuốn sách Hiểu về trái tim đã nhận được giải thưởng là một trong 10 cuốn sách được bạn đọc yêu thích nhất trong năm 2013 bình chọn do Ban tổ chức giải thưởng FAHASA lần 2 công bố trong dịp Hội sách TP.Hồ Chí Minh lần 8 năm nay.

Ngay khi biết tin này, thiền sư Minh Niệm không giấu được bất ngờ: “Hôm nay về đây tôi mới biết tin này. Quả thực tôi rất lấy làm bất ngờ, không nghĩ là các bạn trẻ lại quan tâm tới cuốn sách này. Hàng ngày tôi vẫn thường xuyên theo dõi tình hình trong nước thông qua các trang báo điện tử, tôi cảm thấy buồn nhiều hơn vui. Chính vì vậy, khi thấy các bạn trẻ quan tâm tới dòng sách này, tôi thực lòng thấy vui và hạnh phúc”.

Tại buổi giao lưu với độc giả tại TP Hồ Chí Minhthiền sư Minh Niệm đã chia sẻ rất nhiều xung quanh vấn đề hạnh phúc. Theo thiền sư, có hai loại hạnh phúchạnh phúc ngắn hạn và hạnh phúc lâu dài: “Hạnh phúc ngắn hạn là khoảnh khắc chúng ta sở hữu được thứ mình muốn như được ăn một món ăn ngon, mua được một món đồ mình thích… Còn hạnh phúc lâu dài là khi chúng ta đạt đến cảm giác không muốn, chúng ta bằng lòng với tất cả, không muốn gì thêm, mọi thứ với chúng ta như vậy là đã đủ”.
Cũng theo thiền sư, hạnh phúc tỉ lệ nghịch với kinh tế, còn khổ đau tỉ lệ thuận với sự giàu có. Sự giàu có có thể làm đủ đầy cho ta về nhiều thứ nhưng nó cũng lại lấy đi của ta thời gian, khả năng… Thiền sư chia sẻ: “Tâm của ta quyết định hạnh phúc, không phải những điều kiện xung quanh. Con người luôn có ham muốn, càng ham muốn thì càng lo lắng, lo lắng thì không hạnh phúc. Muốn hạnh phúc phải quản lý tham – sân – si của bản thân và phải bỏ bớt hưởng thụ. Hạnh phúc là ở tâm, tâm ta như thế nào thì sẽ cảm nhận hạnh phúc như thế ấy”.

(Nguồn : https://suminhniem.org/hanh-trinh-tu-bui-hieu-ve-trai-tim/)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Mười 2015(Xem: 10192)
Hôm kia, kết luận bài pháp thoại là Bát Chánh Đạo, con đường thoát khổ, tưởng là xong, ai ngờ có một người hỏi: “- Nơi nào tu tập Bát Chánh Đạo thì có đệ nhất sa-môn, đệ nhị sa-môn, đệ tam sa-môn và đệ tứ sa-môn. Nơi nào tu tập ngoài Bát Chánh Đạo sẽ không có đệ nhất sa-môn, đệ nhị sa-môn, đệ tam sa-môn và đệ tứ sa-môn!”
22 Tháng Mười 2015(Xem: 9489)
Có người hỏi thầy rằng: “Lúc ở nhà, đi đứng nằm ngồi, mặc áo, ăn cơm... động tác nào con cũng cố gắng chánh niệm tỉnh giác nhưng lúc được, lúc không. Còn tại sở làm, công việc hằng ngày của con đòi hỏi phải làm gấp, làm nhanh nên không có cách chi mà chánh niệm, tỉnh giác được, dường như bị thất niệm hoàn toàn, xin thầy hoan hỷ cho lời chỉ dạy”.
18 Tháng Mười 2015(Xem: 9378)
Trước hết cho phép con được đảnh lễ từ xa Tăng Thân Huyền Không Sơn Thượng, bởi lẽ đây là nơi nương nhờ cao thượng, đây là nơi đáng học hỏi thọ trì! Thật là hạnh duyên lớn mà độc giả cuả thư viện Hoa Sen toàn cầu trong thời gian qua được thấm nhuần những bài pháp thoại cuả ngài Minh Đức Triều Tâm Ảnh. Đây là một loạt bài rất giá trị cả về Pháp học lẫn Pháp hành, được trình bày thật công phu.
17 Tháng Mười 2015(Xem: 8555)
Thật ra, loạt pháp thoại về sắc, không hay ngũ uẩn vậy là xong rồi, chấm dứt rồi, nhưng tự dưng thầy có cảm hứng nói thêm cái kết nữa. Cái kết rất dễ thương, rất chi là “quê nhà” sau khi chúng ta đã nghìn trùng lưu lạc tử sinh, đó là mình đã trở về được bản quán, quê hương, không còn cảm thán như vua Trần Thái Tông nữa: “Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách, nhật viễn gia hương vạn lý trình!”
14 Tháng Mười 2015(Xem: 8728)
Hôm nay chúng ta lắng nghe để hạ thủ công phu nghe. Tri rồi hành, Khổng mà cũng nói được như vậy huống hồ gì Phật chúng ta. Nhưng Khổng nói tri riêng, hành riêng, có tri rồi mơi có hành. Cái đó thua Phật một bậc. Phật thì tri và hành như vậy cũng có, nhưng còn tri và hành ngay tức khắc nữa. Nó là một, à, một cũng không đúng. Nó nhất như. Và cái nhất như ấy lại đang trôi chảy, đang hiện tiền. Lắng nghe cái hiện tiền trôi chảy là minh sát đó.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 9711)
Đây là bài thuyết trình cho ngày Hội nghị thượng đỉnh Giáo viên ở bang California (California Teachers Summit 2015) tại trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) vào ngày 31 tháng 7, năm 2015. Chúng tôi được mời thuyết trình cho gần 400 giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng của những trường học K-12 trong Miền Bắc California.
12 Tháng Mười 2015(Xem: 8627)
Đã hai hôm rồi chúng ta đã quan sát “sắc, không” qua Bát-nhã và qua Abhidhamma, cái gốc của nó là ngũ uẩn, chúng đều là Không. Bây giờ, cũng là sắc, không ấy, cũng ngũ uẩn ấy, nhưng ta sẽ thấy cái Không ấy ra sao và tu tập qua tuệ minh sát như thế nào?
10 Tháng Mười 2015(Xem: 8735)
Bây giờ thầy nói tiếp về sắc, không - thật ra là ngũ uẩn – qua Abhidhamma. Lưu ý là càng lúc càng phức tạp. Chúng ta đang đi vào giáo pháp tinh yếu nhất, phải cần sự chăm chú lắng nghe cao độ nhất. Tuy nhiên, có người sẽ tiếp thu được, có người thì không. Cũng chẳng sao, cái gì nghe không được thì bỏ qua.
08 Tháng Mười 2015(Xem: 8094)
Có người hỏi thầy về “sắc và không” trong câu thơ: “Cuộc đời sắc sắc không không. Thôi thì ta hãy hết lòng với nhau!” rồi tiếp rằng, sắc và không ấy có phải là “sắc, không” trong Bát-nhã tâm kinh chăng?