Thiền trong cuộc sống hàng ngày

15 Tháng Mười Một 201612:31(Xem: 5522)

THIỀN TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY
Hằng Như

ngoi thien 21Vấn đề này tôi đã hơn một lần viết về, cụ thể nhất là trong entry “Chánh niệm: nghệ thuật sống tỉnh thức”, nhiều lần trao đổi với những người bạn đồng hành trên con đường thực tập và luôn luôn nhắc mình trong mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn có người thắc  mắc rằng, cả núi công việc cần giải quyết mỗi ngày, mệt mỏi rồi, làm sao mà thiền?  Mới đây, một người hỏi tôi, làm thế nào để có thể hành thiền trong cuộc sống hằng ngày khi bắt tay vào việc là ta bị công việc cuốn đi và không còn làm chủ mình được nữa.

Khi nói “thiền trong cuộc sống hằng ngày”, ta nên hiểu thiền ở đây là sự duy trì chánh niệm, tỉnh giác nơi thân và tâm trong các hoạt động đời thường của mình chứ không chỉ chánh niệm trên đề mục ta chọn, như hơi thở chẳng hạn, trong các thời thực hành thiền tập (tôi tạm gọi những thời khóa thực hành ‘chính quy’ này là thiền-trên-bồ-đoàn). Tất nhiên, thiền trong cuộc sống đời thường không thể thực hành dễ dàng bằng ý niệm, hiểu biết, tư duysuy luận về chánh niệm mà là kết quả của một quá trình kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiểu biếtthực hành thường xuyên về kỹ năng sống trong chánh niệm.

Với những người thực hành thiền, ai cũng biết bố trí thời gian để có thời khóa thực hành vào một thời điểm cố định thuận lợi nào đó tùy vào lịch trình sinh hoạt của mỗi người, tại một nơi yên tĩnh cố định, chú tâm trên một đề mục nhất định và ổn định, thực hành thường xuyên mỗi ngày. Thiền-trên-bồ-đoàn là một việc làm trở thành một phần trong cuộc sống của người tu thiền. Thế nhưng, với người sống cuộc sống gia đình với nhiều bổn phận trách nhiệm cần chu toàn, không ai có thể dành hầu hết thời gian mình có trong ngày cho hoạt động này. Thông thường, ta chỉ có thể dành khoảng 30 phút đến 1 tiếng để thực hành thiền mỗi ngày theo cách này. Thời gian còn lại trong ngày thì sao?

Sẽ mãi là “thực hành thiền” mà không bao giờ có thể “sống thiền” nếu chúng ta khu biệt, chia ngăn, tạo ranh giới rạch ròi giữa thời gian thực hành thiền và thời gian còn lại trong ngày, khi tâm an tịnh trong khi ngồi thiền mất đi nhanh chóng, thay vào đó  là sự hỗn độn, mệt mỏi, nặng nề của tâm thức khi đối mặt với khối công việc cần phải giải quyết hằng ngày. Thực hành thiền như vậy là chưa có kết quả, dù rằng trong thời gian thực hành, bạn có thể có chánh niệman tịnh. Điều quan trọng là lưu dẫn năng lượng an tịnh, kỹ năng chú tâm trong hiện tạichúng ta có được trong lúc thiền-trên-bồ-đoàn vào tất cả các hoạt động, hành vi, cử chỉ và sự hành hoạt của tâm trong mọi lúc, mọi nơi suốt 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày. 

Hãy để dấu ấn an tịnhtỉnh thức  nâng cao chất lượng cuộc sống tình cảm, tinh thầntâm linh của mình trong thời gian không-thực-hành-thiền thì thiền-trên-bồ-đoàn mới có thể phát huy tác dụng của nó được. Khi ăn, chúng ta đưa thức ăn vào không chỉ để đầy dạ dày, mà mục đích là biến thức ăn này thành  năng lượng lưu dẫn đến từng tế bào khắp cơ thể để nuôi chúng. 

Công việc hằng ngày thì đa dạng, như làm việc, đi mua sắm, đi chơi với người thân, đi họp hội, lái xe, làm việc nhà, nấu ăn, rửa chén bát, giặt đồ… có khi đến cuối ngày ta không thể nhớ hết và đếm xuể những công việc ta đã làm trong ngày. Nếu chỉ xem thiền-trên-bồ-đoàn mới là thực hành thiền, thì những sinh hoạt đời thường này bị xem là những trở ngại cho quá trình thực hành thiền này. Người có quan niệm này cho rằng, để có thể thực hành sự chú tâm tốt, ta phải bớt đi những công việc thường ngày này càng nhiều càng tốt, vì chính chúng làm cho chúng ta loạn tâm và gây trì trệ trên con đường thực hành. Liệu khi không tham gia các loại công việc này, tâm ta có thể bình lặng và sáng suốt hơn không, hay lại loạn động hơn? Thực tế thì không hẳn như vậy. 

Khi thiền-trên-bồ-đoàn, ta làm việc với hơi thở, ta có thể an tịnh với sự trú tâm vào đề mục này và nhờ vậy, khả năng chánh niệm của chúng ta phát triển. Tại sao ta không có cách nhìn tương tự như vậy đối với các công việc thường ngày? Nếu xem mỗi công việc hằng ngày là một cơ hội để thực hành sự chú tâmtrụ tâm, thì nhiều công việc tạo nên nguồn đề mục phong phú, đa dạng cho chúng ta thực hành  mới phải, cần gì phải giảm đi những công việc này mới có thể chú tâm? Điều quan trọng là làm lắng đọng tâm thức, là kỹ năng chú tâm và khả năng duy trì sự chú tâm một cách thường xuyên, chứ không phải hơi thở hay bất cứ công việc nào khác ta làm. Tất cả đều là phương tiện để thông qua đó, ta làm việc với cái tâm, an tịnh tâm để tâm có khả năng phát ra ánh sáng trí tuệ. Để những hoạt động thường ngày của mình đượm chất thiền khi ta suy nghĩ, nói và hành động trong an tịnhchánh niệm, ta phải kiên trì duy trì sự thực hành xuyên suốt thời gian.

Với cách này, ta không chỉ sử dụng hơi thở để thực hành, mà bất cứ hoạt động nào của mình cũng có thể thành đề mục thiền quán, một khi chúng ta biết chú tâmtrụ tâm trên hoạt động ấy. Với cách thực hành này, sự thực hành thiền của chúng ta rất phong phú, không nhàm chán và luôn sinh động. Một khi sống và thực hành thường xuyên như vậy, tu như chơi, làm như ở  không, ta thấy cuộc sống nhẹ nhàng, tâm hồn thơ thới mà không hề bị áp lực rằng, “ngày nay, tôi bận quá mà không thực hành thiền được” khi thấy mình không thể thiền-trên-bồ-đoàn. Sống với tâm an tịnhchánh niệm, đưa tất cả mọi hoạt động của thân, miệng, ý vào vùng ý thức, chúng ta thấy cuộc sống này thật nhiệm màu và đời sống của chúng ta thật nhiều ý nghĩa. Chỉ những ai đang thực hành và có được chút ít lợi ích từ sự thực hành chánh niệm trong cuộc sống hằng ngày mới cảm nhận được điều này vậy.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Mười 2015(Xem: 10222)
Hôm kia, kết luận bài pháp thoại là Bát Chánh Đạo, con đường thoát khổ, tưởng là xong, ai ngờ có một người hỏi: “- Nơi nào tu tập Bát Chánh Đạo thì có đệ nhất sa-môn, đệ nhị sa-môn, đệ tam sa-môn và đệ tứ sa-môn. Nơi nào tu tập ngoài Bát Chánh Đạo sẽ không có đệ nhất sa-môn, đệ nhị sa-môn, đệ tam sa-môn và đệ tứ sa-môn!”
22 Tháng Mười 2015(Xem: 9512)
Có người hỏi thầy rằng: “Lúc ở nhà, đi đứng nằm ngồi, mặc áo, ăn cơm... động tác nào con cũng cố gắng chánh niệm tỉnh giác nhưng lúc được, lúc không. Còn tại sở làm, công việc hằng ngày của con đòi hỏi phải làm gấp, làm nhanh nên không có cách chi mà chánh niệm, tỉnh giác được, dường như bị thất niệm hoàn toàn, xin thầy hoan hỷ cho lời chỉ dạy”.
18 Tháng Mười 2015(Xem: 9388)
Trước hết cho phép con được đảnh lễ từ xa Tăng Thân Huyền Không Sơn Thượng, bởi lẽ đây là nơi nương nhờ cao thượng, đây là nơi đáng học hỏi thọ trì! Thật là hạnh duyên lớn mà độc giả cuả thư viện Hoa Sen toàn cầu trong thời gian qua được thấm nhuần những bài pháp thoại cuả ngài Minh Đức Triều Tâm Ảnh. Đây là một loạt bài rất giá trị cả về Pháp học lẫn Pháp hành, được trình bày thật công phu.
17 Tháng Mười 2015(Xem: 8567)
Thật ra, loạt pháp thoại về sắc, không hay ngũ uẩn vậy là xong rồi, chấm dứt rồi, nhưng tự dưng thầy có cảm hứng nói thêm cái kết nữa. Cái kết rất dễ thương, rất chi là “quê nhà” sau khi chúng ta đã nghìn trùng lưu lạc tử sinh, đó là mình đã trở về được bản quán, quê hương, không còn cảm thán như vua Trần Thái Tông nữa: “Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách, nhật viễn gia hương vạn lý trình!”
14 Tháng Mười 2015(Xem: 8751)
Hôm nay chúng ta lắng nghe để hạ thủ công phu nghe. Tri rồi hành, Khổng mà cũng nói được như vậy huống hồ gì Phật chúng ta. Nhưng Khổng nói tri riêng, hành riêng, có tri rồi mơi có hành. Cái đó thua Phật một bậc. Phật thì tri và hành như vậy cũng có, nhưng còn tri và hành ngay tức khắc nữa. Nó là một, à, một cũng không đúng. Nó nhất như. Và cái nhất như ấy lại đang trôi chảy, đang hiện tiền. Lắng nghe cái hiện tiền trôi chảy là minh sát đó.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 9752)
Đây là bài thuyết trình cho ngày Hội nghị thượng đỉnh Giáo viên ở bang California (California Teachers Summit 2015) tại trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) vào ngày 31 tháng 7, năm 2015. Chúng tôi được mời thuyết trình cho gần 400 giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng của những trường học K-12 trong Miền Bắc California.
12 Tháng Mười 2015(Xem: 8663)
Đã hai hôm rồi chúng ta đã quan sát “sắc, không” qua Bát-nhã và qua Abhidhamma, cái gốc của nó là ngũ uẩn, chúng đều là Không. Bây giờ, cũng là sắc, không ấy, cũng ngũ uẩn ấy, nhưng ta sẽ thấy cái Không ấy ra sao và tu tập qua tuệ minh sát như thế nào?
10 Tháng Mười 2015(Xem: 8756)
Bây giờ thầy nói tiếp về sắc, không - thật ra là ngũ uẩn – qua Abhidhamma. Lưu ý là càng lúc càng phức tạp. Chúng ta đang đi vào giáo pháp tinh yếu nhất, phải cần sự chăm chú lắng nghe cao độ nhất. Tuy nhiên, có người sẽ tiếp thu được, có người thì không. Cũng chẳng sao, cái gì nghe không được thì bỏ qua.
08 Tháng Mười 2015(Xem: 8121)
Có người hỏi thầy về “sắc và không” trong câu thơ: “Cuộc đời sắc sắc không không. Thôi thì ta hãy hết lòng với nhau!” rồi tiếp rằng, sắc và không ấy có phải là “sắc, không” trong Bát-nhã tâm kinh chăng?