Đừng Coi Thường ô Nhiễm Tâm

13 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 76046)

ĐỪNG COI THƯỜNG Ô NHIỄM TÂM
Thiền Sư Ashin Tejaniya

Vài Lời Cùng

Quý Bạn Đọc Thân Mến,

Đây không phải là một tập sách chỉ dẫn đầy đủ và có hệ thống về phương pháp hành thiền. Chúng tôi chỉ muốn chia xẻ cùng quy vị khía cạnh thực hành của pháp môn thiền định. Những lời khuyên dạy trong những trang sau đây đều căn cứ trên kinh nghiệm thực hành của Ngài Thiền Sư Ashin Tejaniya. Chúng tôi hy vọng rằng nó sẽ trợ giúp quy vị trong pháp hành. Nhưng mỗi người mỗi khác, nên có nhiều phương pháp khác nhau để phát triển pháp hành của mình.

Chúng tôi thấy rằng riêng pháp hành nầy thích hợp tốt đẹp với chúng tôi nên hết lòng khuyến khích quy vị hãy thực hành thử. Những chỉ dẫn trong sách phản ảnh sự hiểu biết và phương cách diễn dịch của chúng tôi. Dĩ nhiên quy vị sẽ có những điểm khó khăn và những câu thắc mắc không được giải thích -- quy vị cần phải nêu những điểm ấy lên trong các buổi luận đạo, thảo luận Giáo Pháp, hay trình pháp.

Khi đọc sách nầy xin quy vị không nên dính mắc trong những định nghĩa từ chương. Thí dụ như đôi khi để suôn câu, những danh từ “nhìn”, “quan sát”, những danh từ “chú niệm” “chú tâm” được dùng đồng nghĩa. Sự “hay biết” và “tỉnh thức” cũng được sử dụng đồng nghĩa. “Hiểu biết”,

“chứng ngộ”, “minh sát”, và “trí tuệ” cũng được dùng để diễn đạt những y nghĩ tương tợ. Danh từ “đối tượng” của pháp hành và “đề mục” hành thiền cũng như nhau v.v…

Chúng tôi cố gắng phiên dịch và diễn đạt những lời dạy của Ngài Ashin Tejaniya càng chính xác và rõ ràng càng tốt. Tuy nhiên có thể sẽ có những lầm lỗi và có thể mất vài chi tiết.

Ban phiên dịch và ban hiệu đính.


XEM CHI TIẾT NỘI DUNG: Phiên bản PDF: Đừng coi thường Ô Nhiễm Tâm - Thiền Sư Ashin Tejaniya

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Tám 2016(Xem: 5015)
25 Tháng Bảy 2016(Xem: 5163)
Kính thưa các đại biểu đáng kính của cộng đồng Phật giáo, thưa các bạn: tất cả các bạn đã đến đây để tìm hiểu Thiền Quán là gì và nó giúp chúng ta thế nào trong cuộc sống hằng ngày; nó giúp chúng ta thế nào để thoát khỏi đau khổ, đau khổ của đời sống và của cái chết. Mọi người đều muốn thoát đau khổ, muốn sống một cuộc đời an bình và hòa hợp. Chỉ có điều chúng ta không biết làm thế nào. Chính sự giác ngộ của Siddhatta Gotama đã giúp ngài nhận ra chân lí: đau khổ nằm ở đâu, nó bắt đầu thế nào và làm thế nào để diệt khổ.
12 Tháng Bảy 2016(Xem: 5179)
Đây là bài thực tập do chính Jon Kabat Zinn phác thảo và đã trở thành một bài thực tập điển hình của hầu hết văn bản chỉ dẫn thực tập.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 5923)
Thiền sư U Silananda thọ giới tỳ kheo đã hơn bốn mươi lăm năm. Ngài hoàn mãn văn bằng Phật học cao cấp nhất tại Miến Điện và đã từng dạy đại học nơi này. Trong kỳ Kiết Tập Kinh Điển Phật Giáo lần thứ sáu tại Miến Điện vào năm 1954, Ngài là vị lãnh đạo việc soạn thảo Tự Điển Miến-Pali và cũng là Trưởng Ban Kiết Tập Kinh Điển Pali, Chú Giải, và Chú Giải Của Chú Giải lúc Ngài mới vừa 26 tuổi. Ngài là tác giả của nhiều sách viết bằng tiếng Miến và tiếng Anh, trong đó có cuốn The Four Foundations Of Mindfulness (Tứ Niệm Xứ hay là Bốn Lãnh Vực Quán Niệm), một cuốn sách căn bản giảng dạy chi tiết về Tứ Niệm Xứ.
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 4983)
Tôi hành thiền Vipassanà không theo cách rập khuôn một bài bản cố định, có điều kiện của các thiền sư, thiền viện hay thiền phái nổi tiếng nào, dù biết rằng những phương pháp vận dụng quy mô ấy đều đem lại lợi lạc nhất định cho rất nhiều hành giả và bản thân tôi cũng đã học hỏi từ đó rất nhiều.
24 Tháng Sáu 2016(Xem: 5195)
Đạo Phật Là Gì? Đạo Phật chân chính không là những đền đài, tượng Phật, cúng dường hoặc lễ tụng. Trong khi những thứ này đều có giá trị, chúng lại không đáp ứng câu hỏi: Đạo Phật chân chính là gì? Nếu nói rằng đạo Phật chân chính là sự tu tập thiền định dùng chánh niệm và thắng trí để đạt tuệ giác đến dứt trừ tất cả phiền não, diệt khổ ưu thì chưa hẳn là đúng.