Lời Khai Thị Của Hoà Thượng Tịnh Không - Ht. Thích Tịnh Không

15 Tháng Mười 201000:00(Xem: 19088)


LỜI KHAI THỊ CỦA HOÀ THƯỢNG TỊNH KHÔNG

HT. Thích Tịnh Không

I.
CHÚNG ĐẲNG OAN GIA TRÁI CHỦ

Phật nói: Đời người ở thế gian, nhỏ là gia đình, quyến thuộc, lớn là quốc gia, dân tộc, đều không ngoài “báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ “. Do bốn thứ duyên nầy mà tựu hợp. Hà huống tập khí và nghiệp chướng của chúng sanh sâu nặng, sống thiếu ân nghĩa, bố thí đức huệ thì ít, kết oán thì nhiều, do đó mà luân hồi trong lục đạo từ vô lượng kiếp đến nay để oan oan tương báo, khổ không kể xiết.

Chúng ta nhờ nhiều đời vun trống thiện căn, nên nay được gặp Chánh Pháp cho nên phải một lòng quy y Tam Bảo, nghe lời Phật dạy, đoạn ác tu thiện.

Phật dạy : “Tất cả các pháp là vô sở hữu, tất kính không, bất khả đắc”. Cho nên phải giải trừ hết tất cả những oán kết của những gì đã qua, nhất là đối với những kẻ oán thù của ta, khi họ bị suy yếu bịnh khổ. Chúng ta có thể xả bỏ thù xưa, giữ tâm ý tốt hộ trì giúp đỡ họ, lấy ân báo oán, biến oán thành thân dù sống trong biển nghịch mênh mang, chúng ta đã bước lên con đường quang minh rộng lớn để lìa khổ được vui.

Nguyện thường nghe Kinh niệm Phật, không cho gián đoạn, nhất tâm cầu sanh Tịnh độ, tất được chư Phật hộ niệm, viên mãn Vô thượng Bồ đề. Duy nguyện chư nhân giả y giáo phụng hành, hãy luôn nghĩ như vậy.

II.
ĐỊA CHỦ VÀ TẤT CẢ CHƯ QỦY THẦN CHÚNG

Phật nói: “Nhứt thiết chúng sanh bổn lai thành Phật, chỉ vì vọng tưởng, chấp trước mà không được chứng đắc. Chúng ta ngày nay gặp được Chánh Pháp nên chí thành quy y Tam Bảo, tuân theo giáo giới của Phật, sám trừ nghiệp tội, nỗ lực tu hành; nếu như tùy thuận tuân theo tham sân phiền não, tạo ác quấy phá, thật là đáng tiếc. Đối với những người bịnh khổ suy yếu của nhân gian, cần phải từ bi hộ niệm, chớ nên quấy nhiễu khiến họ không an.

Nên nhớ, nếu như chúng sanh không có Phật Pháp, biển nghiệp mênh mông không thể thoát ly; thiện ác báo ứng như hình với bóng, luân hồi đều do nghiệp lực dẫn dắt, hôm nay chư vị tuy đoạ ác đạo vẫn có thể nắm bắt cơ duyên, nghe Kinh niệm Phật, đoạn ác tu thiện, tích công lũy đức, lấy tâm yêu thương chân thành hóa giải vô lượng oán thù, hộ trì chánh pháp, nhất tâm cầu sanh Mi Đà Tịnh độ.

Đây là nhân duyên trăm ngàn muôn kiếp khó gặp được, duy nguyện nhân gỉa luôn hiểu biết điều nầy để y giáo phụng hành.

 Thích TỊNH KHÔNG 
 Kính khuyên
 
 Ngày … tháng … năm … 
 
III.
Đệ tử …. (họ tên hoặc Pháp danh của người đọc)

Kính thưa oan gia trái chủ từ lũy kiếp :

Mười phương chư Phật , Mi Đà đệ nhất, cửu phẩm độ sanh, oai đức vô cùng, nguyện cùng quy y sám hối tội chướng, phàm được bao phước thiện, chí tâm hồi hưóng, nguyện cùng niệm Phật, cảm ứng tùy hiện, kiến văn tinh tấn, đồng sanh Cực Lạc, kiến Phật ngộ đạo, chuyển oán thành thân, cùng làm pháp lữ (bạn Đạo) để cùng nhau chuyển biển nghiệp thành Liên trì, như Phật độ sanh duy nguyện ngã lũy kiếp oan gia trái chủ nghe Pháp mầu nầy, tín thọ phụng hành.

Đệ tử Tam Bảo : (tên họ hoặc Pháp danh người đọc)

Đảnh lễ
 Thích TỊNH KHÔNG
 chứng minh

 Ngày … tháng … năm …
 

07-04-2010 12:23:46

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Chín 2014(Xem: 12048)
Có một hiện tượng buồn: trong giới tu hành vẫn nhiều người cho kinh Đại thừa không phải Phật thuyết mà do người đời sau thêm vào. Trong nhà Phật, chữ Tín quan trọng nhất. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tín là nguồn đạo, mẹ công đức, có thể sanh ra hết thảy các thiện căn”. Luận Đại trí độ cũng viết: "Đại tín là đại trí"; "Phật pháp như kho báu, người không có tín cũng như không có tay, sẽ chẳng lấy được gì".
26 Tháng Tám 2014(Xem: 9847)
Trong cuộc sống hàng ngày của dân gian, chúng ta rất quen thuộc với nhóm từ “Nam mô A Di Đà Phật” Vậy nhóm từ đó có ý nghĩa là gì ? Muốn hiểu tường tận ý nghĩa nhóm từ đó, chúng ta phải có một trình độ khá cao về khoa học. Nam mô có nguồn gốc là từ Namah (tiếng Phạn) hoặc Namo (tiếng Pali) có nghĩa quy y, kính lạy, quy phục, đem mình về với.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 9088)
Trong kinh luận chẳng có tâm tánh, trong kinh luận chẳng có Phật pháp, Phật pháp ở chỗ nào? Phật pháp ở ngay trong tâm quý vị, nhằm dạy quý vị hãy tự ngộ, tự độ. Nói “Phật chẳng độ chúng sanh” là do ý nghĩa này. Vì thế, kiến giải phải thanh tịnh. “Ngoài chẳng chấp tướng, trong chẳng động tâm”, đối với hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian đều chẳng dấy lên một niệm. Dấy lên một niệm đều là vọng niệm. Chẳng dấy niệm, kiến giải sẽ thanh tịnh. Ba điều trên đây (giới tịnh, tâm tịnh, kiến tịnh) đều thuộc về Tự Phần. Tự Phần là chính mình, tự tu!
12 Tháng Bảy 2014(Xem: 8206)
A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức. Đây là tiếng phạn, nếu như theo ý nghĩa của mặt chữ mà dịch thì A dịch thành Vô, Di Đà dịch thành Lượng, Phật dịch thành Giác hoặc dịch thành Trí. Dịch hoàn toàn qua ý nghĩa tiếng Trung Quốc là Vô Lượng Trí, Vô Lượng Giác.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 10116)
Niệm Phật là pháp môn tu khá phổ biến hiện nay. Pháp môn này được những người con Phật thực tập rất tinh chuyên từ thời Thế Tôn còn tại thế. Những cách tu niệm Phật như trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật… đã có từ thời Phật Thích Ca, do chính Ngài chỉ dạy.
05 Tháng Tư 2014(Xem: 17327)