Lời Đầu Sách

20 Tháng Chín 201000:00(Xem: 20351)


HƯƠNG SEN VẠN ĐỨC

HT. Thích Trí Tịnh
Nhà Xuất Bản Phương Đông TP. HCM 2006
===========================

LỜI ĐẦU SÁCH 

Hòa Thượng thượng Trí hạ Tịnh, viện chủ chùa Vạn Đức, là một bậc Tòng Lâm Thạch Trụ, đã phiên dịch nhiều bộ kinh lớn, khiến cho giáo nghĩa Đại thừa được lưu thông, Phật pháp được lưu truyền trong tứ chúng. Những vị Tăng tài tiếp nhận sự giáo hóa của Ngài rất đông. Ngài tinh thông cả Thiền – Giáo, nhưng chỗ thực hành và khuyến tấn người chính là Pháp môn Trì danh niệm Phật.

Năm 1955, Hòa Thượng mở hội niệm Phật tại chùa Vạn Đức, lấy tên là Cực Lạc Liên Hữu, xiển dương pháp môn Tịnh Độ. Lời khai thị của Hòa Thượng bình dị, không chuộng cao siêu, chú trọng ở chỗ chân thật công phu tu hành. Với tâm từ bi, Hòa Thượng luôn luôn ân cần nhắc nhở Tăng Ni, Phật tử phải nhớ quán vô thường để được tinh tấn trong việc tu hành, không nên bỏ phí thời gian; giữ gìn giới luật, thực hành ăn chay, phóng sanh, niệm Phật cầu sanh Tây Phương nhằm thoát khỏi sinh tử luân hồi, thẳng tiến đến quả vị Phật.

Chúng tôi nhận thấy điều quý báu trên nên đã sưu tập những buổi nói chuyện, những bài thuyết pháp, cùng trích dẫn những trước tác của Ngài, tập hợp thành sách lấy tựa đề là “Hương Sen Vạn Đức”. Chúng tôi với chỉ tâm nguyện góp một phần nhỏ trong việc lưu truyền chánh pháp của Đức Phật nói chung và pháp môn Tịnh độ nói riêng, nhằm giúp cho mọi người nhận rõ giá trị chân thật của phápTrì danh niệm Phật. Từ đó, mạnh mẽ tinh tấn tu hành, không nghi ngờ, không do dự, thẳng bước về Cực Lạc.

Chúng tôi xin tri ân ĐĐ. Thích Chân Tính (Trụ trì chùa Hoằng Pháp), Thầy Pháp Đăng… cùng chư Pháp hữu đã tận tâm giúp đỡ để quyển sách này được hoàn thành.

Việc lành này, nguyện hồi hướng đến bốn ơn ba cõi, khắp cả chúng sanh trong pháp giới đồng tu Tịnh độ, đồng sanh Tây Phương, đồng thành Phật đạo.

Nam mô A-di-đà Phật! 

Chùa Vạn Đức
Ngày 08 tháng 02 Bính Tuất (2006)

Tỷ kheo Thích Hoằng Tri kính ghi

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 11993)
Tóm lược: Bài viết nhằm giới thiệu về năm bản khác nhau của “Kinh Vô Lượng Thọ”, tìm hiểu dịch giả, xuất xứ và giá trị nội dung cũng như ý nghĩa của các bản, từ đó đưa ra một số nhận định trong nghiên cứu. Bằng phương pháp so sánh và dẫn các cứ liệu lịch sử, khảo cổ, từ đó bài viết phần nào cho biết về nguồn cội của Kinh văn và tư tưởng Tịnh Độ. Bố cục bài viết đi từ tổng quan đến phân tích về dịch giả và dịch bản, chỉ ra một số nét tương đồng và dị biệt giữa các bản Kinh, từ đó đưa ra một số kết luận về việc nghiên cứu “Kinh Vô Lượng Thọ” – bộ Kinh được xem là đại diện cho giáo lí Phật giáo Tịnh Độ Tông.
16 Tháng Năm 2016(Xem: 13340)
Với bài viết bộc bạch về pháp môn Tịnh-độ mà tôi đã trình bày và thành thật cám ơn chư vị có đọc cùng đóng góp ý kiến. Tuy nhiên hình như chư vị còn lẫn tiếc pháp thí vì chưa chỉ bày cho tôi chổ sai trái của pháp môn chổ nào mà chỉ chung chung là pháp môn nầy không đúng chánh pháp của Phật dạy. Chư vị cứ mãi với luận cứ cho rằng kinh điển của nguyên-thủy mới là chính thống viết ra những gì Phật thuyết, ngoài ra đó thì toàn là của ngoại đạo, tà giáo……
06 Tháng Năm 2016(Xem: 13020)
Lời bạt: Hiện tại có một số đông người tu học theo pháp Phật đã không ngớt lời chê bai pháp-môn Tịnh-độ không phải là Chánh-pháp Phật mà là do Tàu lồng vào đó để lũng đoạn.....