Chú Giải Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

10 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 106701)

CHÚ GIẢI KINH PHẬT THUYẾT
ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC
(Dịch theo bản in lần thứ nhất của Hoa Tạng Phật Giáo Đồ Thư Quán,
Đài Bắc, tháng 2, năm Dân Quốc 81 (1992))
Vận Thành Hạ Liên Cư hội tập
Hoàng Niệm Tổ chú giải - Như Hòa dịch Việt

chugiaikinhphatthuyetdaithua-1med

Pháp môn Tịnh độ là Nhất Thừa liễu nghĩa, vạn thiện đồng quy, thích ứng khắp ba căn, thâu trọn phàm thánh, thoát khỏi ba cõi theo chiều ngang (hoành siêu tam giới), nhanh chóng bước lên bốn cõi Tịnh Độ, cực viên, cực đốn, là pháp môn vi diệu chẳng thể nghĩ bàn. Kinh Vô Lượng Thọ là kinh lãnh đạo trọng yếu của các kinh Tịnh Độ. Các bậc đại đức trong Tịnh tông thường gọi là kinh này là kinh Tịnh Độ bậc nhất.

Quyển Phật thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh là do thầy tôi, lão cư sĩ Hạ Liên Cư, hội tập năm bản dịch gốc đời Hán, Ngụy, Ngô, Đường, Tống của kinh Vô Lượng Thọ, chọn hết những điểm tinh yếu, thâu trọn các điểm mầu nhiệm soạn thành kinh này, hiện đang được công nhận là bản kinh Vô Lượng Thọ hoàn thiện nhất.

Kinh Vô Lượng Thọ là cương yếu của Tịnh tông. Cư sĩ Bành Thiệu Thăng đời Thanh khen rằng: “Kinh Vô Lượng Thọ là Viên giáo xứng tánh của Như Lai, là cách thức hóa độ chúng sanh về cái họ vốn sẵn có”.

Thầy Thích Đạo Ẩn người Nhật cũng khen kinh này như sau: “Chánh thuyết của đức Như Lai xuất thế, kinh điển mầu nhiệm kỳ lạ, đặc biệt tối thắng, lời giảng cùng cực về Nhất Thừa cứu cánh, lời vàng khiến chóng chứng viên dung, lời thành thật của mười phương Như Lai, là giáo pháp chân thật dành cho kẻ mà thời tiết, căn cơ đã chín muồi”.

Cậu tôi là lão cư sĩ Mai Quang Hy cũng ngợi khen: “Kinh Vô Lượng Thọ là lời giảng xứng tánh đến cùng cực của Như Lai, là cách thức giáo hóa chúng sanh về cái họ sẵn có, là Nhất Thừa liễu nghĩa, là pháp môn tổng hợp vạn thiện, là cương yếu của hơn một trăm mấy mươi kinh Tịnh Độ, là chỉ quy của cả Đại Tạng giáo”.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 10563)
Kinh tạng còn ghi lại khá nhiều trường hợp Đức Phật đích thân trợ niệm hoặc dạy các đệ tử đi trợ niệm cho người bệnh hoặc người sắp lâm chung.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 7873)
Có một pháp, này các Tỳ kheo, được tu tập, được làm sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là Niệm Phật.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 10640)
Người Niệm Phật phải dấy tâm chí sâu xa mà cảm mộ ân đức của Tam Bảo, tưởng nhớ công lao của cha mẹ, thiện tri thức và của hết thảy chúng sanh.v.v... Nhờ vậy mà từ bi dần dần nẩy nở, ngọn lửa trí tuệ từ từ bừng cháy, môn tu niệm Phật mới dễ dàng thành tựu.
06 Tháng Năm 2015(Xem: 11095)
Có quan niệm cho rằng, người tu pháp môn Tịnh độ mà đọc tụng, nghiên cứu kinh điển, học tập giáo pháp ngoài các kinh Tịnh độ, và hành thiện tu phước (làm các việc cúng dường, bố thí-từ thiện) là tạp tu; chỉ niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà là đủ, đó gọi là chuyên tu.
25 Tháng Tư 2015(Xem: 41676)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, hiện tại vẫn là Phật. Chẳng qua hiện tại, bạn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên biến thành như vầy. Nếu buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn cùng Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật Như Lai, Tỳ Lô Giá Na Phật,… không hề khác nhau
25 Tháng Tư 2015(Xem: 8487)
A Di Đà Phật vốn là Chân tâm, Tự tánh của mình, nếu mình không chăm lo tu hành, niệm Phật để quay trở về với Tự Tánh Di Đà của chính mình thì làm sao thấy được Tịnh độ.
03 Tháng Tư 2015(Xem: 11035)
Giữa phá giới và phá chấp luôn có mối liên hệ mật thiết. Phá chấp lúc công phu hành trì chưa nhuần nhuyễn sẽ khiến người tu phá giới; từ đó dễ chừng phá kiến, lạc luôn vào đường tà.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 6126)
Những người như chúng ta là không thành thật, cho nên ta không thể thành tựu. Người thành thật thì quyết định có thành tựu, vì người thành thật không có tạp niệm, người thành thật không có phân biệt chấp trước, cho nên tâm của họ là thanh tịnh. Tâm của chúng ta không thanh tịnh, tại vì sao không thanh tịnh? Vì chúng ta có phân biệt, có chấp trước, nên tâm của chúng ta không thanh tịnh.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 5219)