Thế nào là thính pháp như chánh pháp

30 Tháng Bảy 201503:32(Xem: 6100)

THẾ NÀO LÀ THÍNH PHÁP NHƯ CHÁNH PHÁP
Thiên Hạnh

nghe pháp
Phật tử đang nghe pháp tại chùa Xuân Lan
thành phố Móng Cái – tỉnh Quảng Ninh.
(ảnh Internet)

HỎI
Kính bạch Thầy.
Con thường dự các khóa tu một ngày ở các chùa và được nghe khá nhiều quý thầy giảng Pháp. Trong khi đang dự thính thì con nghe được nhiều điều hay nhưng về đến nhà tư duy lại thấy sao mình không nằm lòng được điều gì cốt lõi ( thường các nội dung nhớ nó bàng bạc, lẻ tẻ ). Con kính mong thầy chỉ giáo thế nào là nghe Pháp đúng nghĩa.

Mô Phật, con cảm ơn Thầy.
(Phật tử Ngọc Diệu_ q. Bình Thạnh_tp HCM)

ĐÁP:
Phật tử N.D thân mến.
Giảng Pháp và thính Pháp là những Pháp sự không thể thiếu trong chương trình tu học của các tự viện đúng nghĩa. Các đàn tràng Pháp hội ngày trước quy củ và rất trang nghiêm vì đó là một thời khóa tu tập. Vị giảng sư được lãnh sứ mệnh đại Phật tuyên dương , trao truyền nghĩa lý ba đời Chư Phật đến thính chúng.

Ngày nay các đạo tràng tu học mở ra khắp nơi là thuận duyên cho các Phật tử tu tập. Thường thì các giảng sư tuyên giảng với nội dung theo các chủ đề, có thể đó là nội dung sở trường của các vị, cũng có thể quán sát căn cơ hội chúng mà chuẩn bị nội dung tương hợp. Những người nghe Pháp thường đa dạng, nhiều trình độ và nhu cầu khác nhau :

_ Có người nghe Pháp để thu nhận kiến thức giáo lý, bồi bổ văn tuệ làm cơ sở để hành trì tiến tu

_ Có vị đơn giản chỉ nghe Pháp vì thời Pháp đó được phụ trách bởi vị giảng sư mình ưu ái kính mộ ( dạng như đề cao thần tượng_ trường hợp này phổ biến)

_ Có vị suốt thời giảng khi nghe thuyết minh nghĩa lý Kinh Điển thì lim dim hôn trầm nhưng lúc vị giảng sư kể chuyện cổ tích tiếu lâm hay có những câu trào lộng hay ca cổ gì đó thì bỗng tươi tỉnh hẳn, mắt sáng rực, phấn chấn đến không ngờ (!), khi hết thời Pháp ra về chỉ lưu lại trong óc những câu chuyện đó.

_ Có vị thì cố gắng nghe nhưng sức tập trung có hạn , kỹ năng hệ thống hóa các nội dung đã nghe kém đưa đến sự lĩnh hội chẳng là bao.

_ Phần đông Phật tử khi đề cập đến một vị giảng sư nào thường ưu tiên những đặc điểm như : thầy ấy tướng hảo quang minh quá, thầy ấy ăn nói có duyên quá, thầy ấy kể chuyện tiếu lâm nghe hấp dẫn quá, rồi thầy ấy giảng nghe ướt át tình cảm quá, thầy ấy,.v.v… Hy hữu mới có những Phật tử cảm nhận sâu xa được ý Pháp các vị giảng sư đã truyền trao (điểm này đáng quý)

Không ít các vị tôn túc hành trì miên mật học vấn uyên thâm nhưng khi giảng Pháp một số Phật tử lại cho là khô khan quá, rồi thối lui dần dần, thật là của báu trước mặt không biết đón nhận lại xu hướng theo những giá trị không đâu. Đã có những vị trụ trì nơi có các đạo tràng Phật tử tu tập chỉ thỉnh giảng những vị giảng sư được quần chúng mến mộ dẫn đến hệ quả có vị giảng sư lịch giảng kín có khi không đáp ứng hết ( còn phải để thời gian cho các vị ấy tu tập, tái tạo và củng cố nội lực nữa chứ! ), có những vị giảng sư năng lực cũng không tệ nhưng vẫn không được để tâm. Sự mất quân bình tạo ra tình trạng khập khiễng trong Hoằng Pháp ( hội chứng cám để treo heo nhịn đói).

Riêng các Phật tử luôn luôn phải tỏ ra mình là những người nghe Pháp đúng Pháp, có trí tuệ. Biết để tâm nắm bắt những giá trị quý báu trong thời Pháp ( đó là những nền tảng giáo lý hữu ích ), không nên quá sa đà hay chỉ chú tâm vào các tiểu tiết ngoài lề như chuyện vui hay vài câu ngâm hát của một vị giảng sư nào đó.

Hãy thính Pháp với càng nhiều vị giảng sư càng tốt bởi đó là điều kiện mình sẽ được tiếp cận nhiều nguồn truyền thụ phong phú từ nhiều bộ óc khác nhau. Không nên chỉ chăm chăm nghe Pháp độc nhất với một vị dù đó là thần tượng trong tâm đi nữa, hãy nhớ nguyên lý 1+0,1 kết quả vẫn hơn 1. Qúy vị thấy bắt đầu từ lớp 6 phổ thông trở lên mỗi môn học đều do một vị giáo viên khác nhau đảm trách, càng lên bậc học cao hơn sự phân bố chuyên môn càng rõ rệt, không có và không thể có một vị giáo sư dám vỗ ngực rằng có thể đảm đương tất cả các môn học trên đời.

Thứ nữa chúng ta đừng cho rằng thời Pháp là cơ hội thư giãn ( chức năng này có các sân khấu giải trí phụ trách rồi) để rồi chê vị này giảng khô, ông kia giảng mùi mà hãy chú tâm vị ấy đã giảng điều gì, điều ấy có thiết thực cho cuộc sống và tu tập của mình không. Nếu biết tự định hướng bản thân như thế là các vị đã có thái độ đúng đắn khi nghe Pháp và học Pháp.

Nếu có điều kiện các Phật tử có thể đăng ký học các lớp giáo lý của Ban Hoằng Pháp tp tổ chức ( chùa Phổ Quang, Việt Nam Quốc Tự, Tuyền Lâm, Xá Lợi, Phật Bảo,..) . Ở đó các vị sẽ được rất nhiều vị giảng sư hướng dẫn nội dung học một cách tuần tự có hệ thống, bài vở quy củ dễ nắm bắt và điều quan trọng là kiến thức Phật học của mình sẽ rất căn bản, có nền tảng_ cơ sở để nghiên cứu học tập lĩnh vực cao hơn.

Chúc Phật tử Ngọc Diệu và các Phật tử luôn tinh tấn tu học và tinh tấn nghe Pháp trên  tinh thần trí tuệ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12066)
Con nghe nói hộ niệm vãng sinh, nhất là cho người hấp hối sắp chết, nhưng con không hiểu phải hộ niệm như thế nào mới đúng cách? và phải làm sao cho người chết được lợi lạc vãng sinh? Kính xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy cho chúng con được hiểu rõ
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11280)
Theo tinh thần Chánh pháp, hộ niệm dù đông đảo, thiết tha và chí thành đến mấy cũng chỉ có tính trợ duyên mà không mang tính quyết định trong việc vãng sanh của người chết. Vãng sanh (hoặc sanh về cõi lành) hay không là do duyên nghiệp của người chết tự quyết định.
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 4988)
Nam Mô A Di Đà Phật. kính bạch sư phụ cho đệ tử được hỏi, con muốn đào ao nuôi cá, khi cá lớn con sẽ bán, như vậy có phạm giới sát sinh không?
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 4559)
dạ thưa quý sư phụ, đệ tử là 1 phật tử, đã quy y, và tu theo pháp môn tịnh độ, nay con muốn tu thêm pháp môn mật tông có được không? và nếu được thì con có phải làm lễ quán đãnh hay không? và tu tập ở đâu? con ở quận 3, tp hcm. dạ kính xin quý sư phụ hoan hỉ chỉ dạy. Nam Mô A DI Đà Phật.
29 Tháng Chín 2014(Xem: 9275)
Sau khi đọc cuốn “Thiền Tông và Tịnh Độ Tông” của Hòa Thượng Thích Thanh Từ và “Thiền Tịnh Song Tu” của Ni trưởng Như Thanh, con đã quyết định thực tập niệm Phật và tu tập Thiền song song với nhau, vì con thấy sự kết hợp này rất phù hợp với con. Nhưng con không biết rằng tu tập như vậy có được không? Con muốn dung hòa tự lực và tha lực chứ không nghiêng về một bên. Kính mong quý thầy quý sư cô hướng dẫn giúp con một đường đi cụ thể hơn?
18 Tháng Tám 2014(Xem: 9970)
Kính thưa thầy, con có một thắc mắc về chơn tâm và bản tánh. Sao gọi là chơn tâm? Sao gọi là bản tánh? Vậy giữa chơn tâm và bản tánh giống nhau hay khác nhau? Con hay nghe cái tánh Phật của mọi người nó bất sanh bất diệt, thế nào là bất sanh bất diệt?
18 Tháng Tám 2014(Xem: 20638)
Chúng tôi được đọc sách của một vị Thiền sư. Vị này nói rằng “tâm không thể ở ngoài não, tâm cũng không thể ở trong trái tim mà tâm thực sự ở trong não….tâm bị nhốt trong cơ chế não”. Và "Cơ chế Tánh Giác (Phật tánh - Buddha nature) nằm sau bán cầu não trái". Vì vậy, xin quý độc giả cao minh và ban biên tập hoan hỷ giải thích cho chúng tôi hiểu rõ, chiếu theo lời Phật và chư Tổ thì Tâm ở đâu?
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 8314)
Tôi là một kỹ sư, độc thân, công việc thì tạm ổn. Là Phật tử, tôi nguyện sống tử tế, hài hòa với mọi người trong gia đình, trong cơ quan và bè bạn. Hiện có một điều làm tôi cảm thấy khó xử. Đó là, theo như giáo lý nhà Phật, con người sống trên đời này thì luôn tương duyên với nhau; những suy nghĩ, nói năng và hành động của mình sẽ tác động đến mọi người xung quanh, và ngược lại...
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 10631)
Có một ông nhà giàu quanh năm suốt tháng mải mê đầu cơ tích trữ, vun vén cho bản thân, nuôi tham vọng làm cho cơ nghiệp ngày càng thêm lớn, bất chấp thủ đoạn, giẫm bừa lên khổ đau của người khác. Một lần vợ ông bệnh nặng, ông thỉnh một vị Tăng về nhà tụng kinh cầu phước giải bệnh. Ông nói với vị Tăng:
12 Tháng Bảy 2014(Xem: 14066)
Tôi là Phật tử, hiện đang là sinh viên. Gia đình tôi thờ Bồ-tát Quán Thế Âm. Trong quá trình tu học, tôi thường trì chú Đại bi, niệm danh hiệu Bồ-tát và nhận được nhiều sự nhiệm mầu linh ứng không thể nghĩ bàn. Tôi chỉ thắc mắc một điều là, theo luật nhân quả, những gì xảy đến với con người trong hiện tại là do nhân duyên đã gieo trồng trong quá khứ...