Tự Tử Có Tội Và Có Phạm Giới Sát Sinh Không?

09 Tháng Tám 201100:00(Xem: 31437)


HỎI: Thưa quý ban biên tập. Tôi được biết có người là Phật tử, không biết vì lý do gì lại tự kết liễu đời mình bằng cách treo cổ, vậy cho tôi hỏi như giới luật Phật dạy sát sinh là có tội, là phạm giới điều thứ nhất của nhà Phật, nhưng người này không có giết hại sinh mệnh người khác hay chúng sinh khác mà tự mình giết mình, vậy có tội hay không?

ĐÁP: Chúng tôi xin mượn lời của Pháp sư Thông Kham, nguyên văn như sau:

Nói về vấn đề tự sát, ta hãy tìm nguyên nhân của sự hành động đó. Khái quát ta phải hiểu ba lý do là:

- Tự tử để trốn cái khổ mà chính mình không còn chịu đựng nổi.
- Tự tử để phản đối việc làm của người khác.
- Tự tử để tỏ ra lòng cương quyết của mình.

Nếu đem ba nguyên nhân trên để so sánh với mạng sống của con người là vật vô giá thì sinh mạng của con người còn quý hơn nhiều. Trên đời này không có vật gì quý bằng sinh mạng. Vì vậy chúng ta không nên cẩu thả nhất thời thiếu suy nghĩ mà tự tử hay hủy hoại nó.

Nếu theo giáo lý của Đức Phật thì tự sát cũng có tội. Vì khi người tự sát là người đang ở trong trạng thái của tâm Si mê, không còn sáng suốt nhận định được phải quấy lành dữ, người chết trong trạng thái như vậy chỉ bỏ cái xác thân vô dụng này. Chủng tử là mầm của tâm si mê sẽ đưa người đi tái sinh vào cảnh tối tăm tương xứng với tâm si mê và cũng tiếp tục hứng chịu tất cả hậu quả mà đã tạo. Đã nói là nghiệp thì không khi nào chúng ta trốn nó được, vì vậy nên Đức Phật có dạy: Nghiệp là nơi sinh ta ra - Kammasakomhi... người Phật tử chân chính không nên làm chuyện quá si mê như thế.” (GII ĐÁP THC MC NGƯỜI CƯ, Pháp sư Thông Kham - Nhà xuất bản Tôn Giáo 2000)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Bảy 2016(Xem: 6133)
Sống chết là vấn đề hầu như ai cũng thấy lo ngại, nhất là với người lớn tuổi. Trong buổi tọa đàm ở một đạo tràng thiền, một phụ nữ lớn tuổi đã nêu ra thắc mắc: “Một thầy ở bên Tịnh độ khi nào gặp con cũng khuyên con nên tu Tịnh độ. Nhưng vừa rồi đây, một người bạn bên Tịnh độ đã hỏi con, khi chị ấy đang lâm vào cơn bạo bệnh với những đau đớn về thể xác không thể tránh khỏi, là bên Thiền có pháp gì hỗ trợ cho chị vào lúc này không?”.
28 Tháng Năm 2016(Xem: 6086)
Thị phi là một yếu tố hiển nhiên trong cuộc sống nó giống như gió bụi giữa hư không . Thị phi hiểu đơn giản là dư luận, là lời đồn, Trong đó tiếng Hán Việt thì “thị” là đúng, “phi” là sai, “thị phi” đi chung với nhau ý muốn nói miệng đời không lường được, ai muốn nói đúng nói sai thế nào thì nói.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 6083)
Trước khi xuất gia, ta cần có quyết tâm, thấu rõ động cơ tốt, hiểu được bản thân, xác định lý tưởng. Không nên lấy thiện cảm hay tình cảm với một vị thầy nào để làm mục đích xuất gia, vì như thế sẽ không có giá trị.