09 Đạo Đế (Thất Bồ Đề Phần)

22 Tháng Bảy 201000:00(Xem: 24029)

PHẬT HỌC PHỔ THÔNG
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh Ấn Hành 1997
KHOÁ THỨ 3: THINH VĂN THỪA PHẬT GIÁO

Bài Thứ 9 (tt) 
Đạo Đế (Nirodha Gamadukkha)
(Tiếp theo)

Thất Bồ Đề Phần

A. Mở Đề 

Thất Bồ đề phần cũng là một pháp môn quan trọng không kém gì ngũ căn. Sở dĩ đức Phật chế ra nhiều pháp môn như thế là để tùy căn cơ từng người, ai hợp pháp môn này về tên gọi, về chi tiết thì có khác nhau, nhưng về đại thể, về tinh thần thì có nhiều chỗ giống nhau. Vì thế, chúng ta sẽ thấy trong pháp môn "Thất Bồ đề phần" có nhiều điểm giống như trong "Tứ Như ý túc" hay "Ngũ căn, Ngũ lực". 

B. Chánh Đề 

I. Định Nghĩa Thất Bồ Đề Phần 

Bồ đề do phiên âm chữ Phạn Boddhi mà ra. Người Trung hoa dịch là Giác đạo, hay đạo quả gíac ngộ. Phần là từng phần, từng loại. Thất Bồ đề phần là bảy pháp tu tập tuần tự hướng đến đạo quả vô thường Bồ đề, hay bảy pháp giúp người tu hành thnàh tựu đạo quả Đại giác. 

Nó cũng có tên là Thất giác chi. "Giác: tức là Bồ đề, còn "Chi" tức cũng như phần vậy. Thất giác chi tức là bảy nhánh, bảy phương tiện đi đến đích giác ngộ. 

II. Thành Phần Và Nội Dung Của Thất Bồ Đề Phần 

Thất Bồ đề phần gồm có: 

1. Trạch pháp: Trạch là lựa chọn; Pháp là pháp môn, là phương pháp tu hành. Trạch pháp là dùng trí huệ để lựa chọn pháp lành để tu, pháp dữ để tránh. Trong sự tu tập, nếu ta không có trí phân biệt chánh tà, tất phải lầm lạc. Như các bài trước đã nói, lòng tin của người Phật tử phải dựa trên lý trí, nếu không là mê tín. Đức Phật có dạy: "Hãy dùng trí huệ suy nghiệm, giải trạch các pháp, rồi sẽ tin thọ, thực hành theo". Nếu tu lầm, tin chạ, đều có nguy hại gấp trăm nghìn lần người không tu hành. Vì vậy, Phật tử chúng ta muốn thẳng tiến trên đường giác ngộ, giải thoát, không phải nghe ai bảo gì tin nấy, không phải tự bảo một cách bừa bãi: "đạo nào cũng tốt cả"; không phải dung hòa Phật giáo với ngoại đạo; trái lại, Phật tử cần sáng suốt để phòng sự đánh lộn sòng của các ngoại đạo, sự xuyên tạc xảo quyệt để làm mất lòng tin sáng suốt của chúng ta. Chúng ta phải luôn luôn tỉnh táo phân biệt chánh, tà, chân, ngụy; phải thường trí huệ mà giản trạch cả những pháp ở ngoài và những ý tưởng chân vọng của tâm để tu, để đoạn. 

2. Tinh tấn: Nhưng một khi đã lựa chọn được pháp môn chân chính để tu rồi, thì phải tinh tấn, nghĩa là luôn luôn dũng tiến trên bước đường tu tập, không quản ngại gian lao khó nhọc, không khiếp sợ; không thối chuyển, không tự mãn, tự cao mà bỏ dở mục đích chưa đạt được (như đã nói ở bài ngũ căn). 

3. Hỷ: Nghĩa là hoan hỷ. Nhờ tinh tấn tu hành, nên đoạn trừ được dần phiền não thành tựu vô lượng công đức, do đó, sanh tâm hoan hỷ và phấn chí tu hành. 

4. Khinh an: Khinh là nhẹ nhàng. An là an ổn. Nhờ sự tinh tiến tu tập nên thân tâm được thanh tịnh; do đó người tu hành cảm thấy nhẹ nhàng, khoan khoái, khinh an, như đã trút được gánh nặng dục vọng, mê mờ. 

5. Niệm: (Cũng như chữ niệm trong mấy bài trước) nghĩa là thường ghi nhớ chánh pháp để thực hành. Tâm niệm ta, nếu không thường nhớ chánh pháp, tất nhiên tạp niệm phát sanh, phiền não tăng trưởng. Cũng như một đám đất nếu không trồng hoa, thì cỏ mọc. Vì thế người tu hành cần phải để tâm ghi nhớ chánh pháp, đừng cho xao lãng buông lung nghĩ bậy. 

6. Xả: Nghĩa là bỏ ra ngoài không vướng bận. Xả tức là hành xả tâm sở, một trong 11 món Thiện tâm sở. 

Hành xả nghĩa là thế nào? 

Người tu hành, nhờ trí sáng suốt, nhận biết "thọ là khổ", nên không nắm giữ một thứ nào hết, dù quý báu bao nhiêu. Ngay trong sự tu hành cũng vậy, họ không trụ trước ở các pháp mình đã tu, đã chứng; trái lại họ luôn luôn xả bỏ những gì mình đạt đến, để tiến triển trên bước đường đi đến giải thoát. Nếu người tu hành cứ mãi say đắm vào quả vị mình đã chứng, thì suốt đời sẽ bị trầm một nơi đó, không bao giờ có thể tiến lên, để đạt thành đạo quả vô thượng Bồ đề. Kinh Kim Cang sớ có nói: "Người tu hành phải như người nương thuyền qua sông, khi thuyền đã cập bến, nếu ta không bỏ nó để lên bờ, thì đừng hòng đến đâu và biết gì được. Người muốn thành đấng siêu việt tự tại, cần phải từ trước khước mọi đắm say". 

Pháp hành xả này giúp chúng ta thành tựu sự siêu việt. 

C. Kết Luận 

Tóm lại, người tu bảy pháp Bồ đề phần này, chắc chắn sẽ được bốn kết quả quý báu sau đây: 

1. Tất cả pháp ác đều được tiêu trừ. 

2. Tất cả pháp lành càng ngày càng tăng trưởng. 

3. Vì thường tu thiện, đoạn ác, nên luôn luôn được an lạc, không bị đau khổ. 

4. Sẽ chứng thành Phật quả. 

Last updated

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 7705)
Sự giải thoát của kinh Hoa Nghiêm không phải là phá hủy sự tướng, dù chỉ bằng cách quán tưởng; cũng không phải là đưa sự tướng trở về bản tánh tánh Không của chúng. Sự giải thoát, giác ngộ của kinh Hoa Nghiêm là thấy được sự viên dung vô ngại của tất cả sự tướng.
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13040)
Tháng 10 năm 2014, Đức Đạt-lai Lạt-ma có một buổi thuyết giảng tại thành phố Boston trong chuyến viếng thăm Hoa kỳ. Một Phật tử Việt Nam tại đại học MIT (Massachusetts Institute of Technology) đã tham dự và trong dịp này có mua một tấm tranh treo tường ghi lại một lời giảng của Ngài gửi sang Pháp tặng tôi. Cử chỉ ấy khiến tôi không khỏi cảm động nhưng cũng không tránh khỏi một chút áy náy, bởi vì tôi chỉ quen biết người bạn trẻ này qua mạng internet thế nhưng chưa bao giờ gặp mặt.
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13154)
Câu chuyện thứ nhất xin kể về ông Gandhi. Ông là một vị anh hùng của dân tộc Ấn Độ, ông đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Ông được dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là “Linh hồn lớn”, “Vĩ nhân”, “Đại nhân” hoặc là “Thánh Gandhi”.
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8944)
Bất cứ thời nào và ở đâu, con người cũng có những nỗi khổ niềm đau, những thói hư tật xấu, tham lam, tranh chấp. Dựa vào các nguyên tắc đạo đức, con người dần điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với đạo lý xã hội. Giới luật trong Phật giáo (Vinàya) có nghĩa là điều phục, huấn luyện, đã huấn luyện thì phải có kỷ luật. Điều phục ở đây nghĩa là điều phục thân tâm
11 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7635)
Cách đây mấy tháng, tôi đến tham dự một khóa tu hai tuần ở một tu viện trong một vùng gần bờ biển. Tu viện này được nhiều người kính trọng vì cuộc sống hòa hợp và khắc khổ của các nhà sư ở trong đó. Mỗi ngày một nhóm thí chủ khác nhau đến tu viện, thường là từ những thị trấn hay làng mạc xa xôi, mang theo vật phẩm cúng dường.
05 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11612)
Quan niệm Phật như vị thần linh chỉ coi việc ban phước, giáng họa. Vì vậy, người ta không ngại gặp Phật thì cúng, gặp thần thì lạy, gặp ma quỉ thì cầu xin. Bởi trên cương vị ban phước giáng họa, họ không phân biệt đâu trọng đâu khinh, miễn vị nào đem lại được những điều cầu nguyện của họ là linh thiêng, bằng không thì hết linh ứng.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 5483)
Đôi lời bộc bạch chân thành, chúng tôi viết quyển sách này cho những ai muốn trở thành người Phật tử chân chính. Bước đầu học Phật rất quan trọng, nếu đi sai lệch sẽ làm trở ngại trên bước đường tu học. Người mới bắt đầu học Phật không hiểu đúng tinh thần Phật giáo sẽ khó được thành tựu viên mãn.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 11025)
Tất nhiên đã làm người thì phải chịu khổ đau nhiều hay ít tùy thuộc vào trạng thái tâm lý, sự cảm thọ và nhận thức của mỗi người. Nguyên nhân của sự đau khổ do bản thân mình gây ra hay tác động bởi hoàn cảnh xã hội, nhưng khổ đau có nguồn gốc từ sự tưởng tượng của con người.
22 Tháng Mười 2014(Xem: 14771)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia. Tuyển tập các bài viết này gồm ba mục đích chính: (i) Xóa bỏ mê tín dị đoan và các tập tục hủ lậu, (ii) Giới thiệu Phật pháp căn bản, giúp người đọc hiểu rõ các giá trị thiết thực của đạo Phật, (iii) Đính chính các ngộ nhận về các khái niệm thầy tu, giải thoát, giá trị trị liệu của thiền và bản chất hạnh phúc trong hiện tại.
29 Tháng Chín 2014(Xem: 6555)
Trải qua gần 100 năm tuổi (phôi thai bắt đầu từ khoảng năm 1916- 1918), bộ môn Cải Lương của miền Nam Việt Nam ngày nay đã thật sự "đi vào lòng người", vừa là kịch, vừa là hát, nhẹ nhàng lên bổng xuống trầm với những nhạc cụ dân tộc, tạo thành một nghệ thuật đặc thù của miền Nam Việt Nam. Cộng vào đó, những nghệ sĩ tài hoa, điêu luyện, hòa cùng kỹ thuật âm thanh tân tiến ngày nay, đã đưa bộ môn nghệ thuật Cải Lương tới chỗ tòan hảo, truyền cảm và rất tự nhiên.