Hư Vân Hoà Thượng: Những Bài Giảng

26 Tháng Bảy 201709:33(Xem: 6958)

HƯ VÂN HOÀ THƯỢNG
NHỮNG BÀI GIẢNG


Mục Lục  
Lời Nói Đầu  
Phần 1: Tiếng Việt  
Lời Tựa: Tưởng Nhớ Đến Thiền Sư Hư Vân   
Chương 1: Mở Đầu  
Chương 2: Thiền Tập  
Chương 3: Chứng Ngộ  
Chương 4: Bài Thuyết Giảng Về Hoa Của Đức Phật  
Chương 5: Các Giai Đoạn Phát Triển  
Chương 6: Chướng Ngại  
Chương 7: Cách Thở Và Tư Thế  
Chương 8: Sự Bền Chí Và Tài Ứng Biến  
Chương 9: Sự Truyền Thông Không Lời  
Chương 10: Cư sĩ Bàng
Chương 11: Đạo Trường Sinh Bất Tử  
Chương 12: Mặc Sơn  
Chương 13: Kết Luận  
Phần 2: Tiếng Anh - English  
Danh Sách Quý Đạo Hữu Phát Tâm Ấn Tống



Lời Nói Đầu

blankDo một cơ duyên chúng tôi thỉnh được cuốn sách này tại Chùa Hư Vân ở Hawaii. Sau khi đọc và nhận thấy đây là một cuốn sách rất hữu ích qua các bài giảng của Hoà Thượng Hư Vân về Phật PhápThiền Tập nên chúng tôi đã cố gắng bỏ công phiên dịch. Với lòng thành tâm, chúng tôi hy vọng những bài giảng này sẽ tiếp tục gieo thêm những mầm Pháp, và làm sáng tỏ thêm con đường Thiền Tập của một số người đang trên đường tu tập.

Trong lúc chuyển dịch, chúng tôi đã gặp một số trở ngại khó khăn, vì sự đồng âm của các chữ trong tiếng Hán, khi cố gắng dịch những tên phát âm qua tiếng Anh đã được chuyển âm từ tiếng Hán. Chúng tôi cũng thường xuyên liên lạc với Ni Sư Chuan Yuan Shakya (sau đổi Pháp Danh lại là Ming Zhen Shakya - Thích Minh Chân) là người viết văn bản tiếng Anh để tham khảo cho rõ ý.

Chúng tôi cố gắng tránh dùng những từ mông lung để những ai chưa bao giờ có dịp tìm hiểu Đạo Phật, vì cơ duyên khi sách này tới tay, đều có thể hiểu một cách tương đối dễ dàng mà không cần phải tốn nhiều công sức tra cứu thêm.

Phần Hai của cuốn sách được in lại bằng tiếng Anh để cho những người trẻ tuổi tại hải ngoại, không rành tiếng Việt, có thể đọc và hiểu những bài giảng này của ngài Hư Vân.

Và sau hết, chúng tôi xin chân thành tri ân tới tất cả các thành viên Hoa Lư và một số quý bạn hữu đã giúp đỡ phương tiện, phát tâm ấn tống cuốn sách, để Đạo Pháp được tiếp tục hoằng dương, cứu vớt chúng sinh ra khỏi bể khổ.

Mùa Thu Phật Lịch 2547 (Tháng 11 Năm 2003)

Nguyễn Xuân Đấu

Trần Dzũng Minh Dân


pdf_download_2
hu-van-book
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6486)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6544)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6325)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5647)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6013)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6330)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5740)