Nhân Duyên Và Quả - Sư Cô Thích Nữ Hương Nhũ

13 Tháng Mười 201620:43(Xem: 5456)
NHÂN DUYÊN VÀ QUẢ
Sư cô Thích Nữ Hương Nhũ
Bài giới thiệu kèm video clip: Giác Hạnh Hoa

Toàn bộ các bạn trẻ đã rất thích thú khi được biết trong khóa tu hôm nay có "Sư Cô Idol". Sư cô TS. Thích Nữ Hương Nhũ - Ủy viên Ban hoằng pháp TW, Ủy viên Ban Trị sự Tỉnh Hội Phật giáo Đồng Nai- Giảng sư Ban Hoằng Pháp TW GHPGVN - Giảng viên Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Sư ơi! Ngày chủ nhật 2/10 Sư về giảng ở chùa Giác Ngộ phải không? Sư ơi, Sư hãy trả lời cho con một câu nhé! Tại sao người lương thiện như con nè mà lại gặp rất nhiều sự đau khổ và trăn trở trong cuộc đời, trong khi những người ác thì lại sống vô tư, vô lo và  sống sung sướng như vậy? Nếu như hôm nay Sư về chùa Giác Ngộ, Sư trả lời dùm con”.

Câu trả lời là chủ đề chính của buổi pháp thoại: "Nhân duyên và quả" với 3 đặc điểm chính sau: i) Nhân và quả không đồng thời; ii) Quả báo khác loại; iii) Kết quả sẽ bị thay đổi.

Bằng sự hiểu biết sâu sắc, thông tuệ lời Phật dạy, Sư cô đã phân tích rộng, sâu và kèm những ví dụ rất sinh động, cụ thể minh họa cho từng nội dung đã  trả lời câu hỏi của một bạn khi biết qua truyền thông Sư cô sẽ có mặt giảng pháp  tại chùa Giác Ngộ đã làm cho các tu sinh thấm tận trái tim và tâm phục, khẩu phục. Chắc chắn rằng câu hỏi và câu trả lời này không chỉ cho riêng một người mà nó còn là câu hỏi và câu trả lời chung cho rất nhiều người, nhất là cho tất cả các bạn trẻ!

Bài pháp thoại hôm nay, Sư cô muốn các bạn hãy trân quý tuổi trẻ của mình, vì tuổi 18 chỉ có một lần sẽ không có lần thứ hai và qua câu trả lời này, Sư cô muốn gửi tới các bạn trẻ một thông điệp rằng: Đôi khi chúng ta phải loại bỏ quá khứ, hãy thoát ly gánh nặng của quá khứ. Đã sám hối thì đừng có tái phạm và sống hết mình với hiện tại. Tin sâu nhân quả và đừng bao giờ nói rằng: con quá tốt mà lại gặp nhiều khổ đau!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6489)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6558)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6332)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5656)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6024)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6340)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5743)