Lời Đầu Sách

17 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 23726)

CÓ TRÍ TUỆ 
LÀ NHƯ BIẾT THẬT VỀ…
Chân Hiền Tâm
Nhà xuất bản Phương Đông 2011

Lời đầu sách

Tập sách này, đa phần ghi lại những mẫu chuyện Phật đã dạy qua các kinh, phụ thêm phần lý giải để chúng ta có thể rút ra được những bài học cho bản thân.

Những gì ghi trong đây có thể sẽ làm ta khó chịu và bất an vì nó không giống với những gì ta đang suy nghĩ và hành động. Nó khiến ta hay có thái độ tránh né. Dù thế, qui luật Duyên khởi vẫn đang vận hành chi phối tất cả. Ta gieo một cái nhân, đủ duyên ta có một cái quả. Cuộc đời cứ thế mà trôi. Ta, thì gieo và gặt. Luật nhân quả, cứ thế mà xoay vần. Không chờ đợi, không cảm thương...

Biết, để còn hiểu thứ gì nên làm, thứ gì không nên làm. Nhờ đó, việc xấu chưa sinh sẽ không sinh. Việc xấu đã sinh sẽ có ngày dừng lại. Vì khi đã biết thì dù chưa làm được, cái biết ấy sẽ hiện diện trong tất cả những việc làm của ta. Nó là cái nhân giúp ta phá dần những nghiệp xấu. Khi đủ duyên, những nghiệp nhân tưởng chừng không thể phá cũng phá xong. Cho nên, biết để những gì chưa làm được, sẽ làm được. Những gì đã làm được, còn phát huy.

Kỷ niệm giỗ Tổ lần thứ 39
Ngày 20 tháng 12 năm Tân Mão
Chân Hiền Tâm

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6582)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6678)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6358)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5697)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6071)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6372)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5765)