10 Phép Lạ Và Thần Thông

07 Tháng Hai 201100:00(Xem: 12463)


TỪ NGUỒN DIỆU PHÁP

Thích Nữ Trí Hải
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội 2003


10. PHÉP LẠ VÀ THẦN THÔNG

Chúa Jésus cũng có thần thông mà Kinh Thánh gọi là Phép Lạ. Một điểm tương đồng giữa hai đấng giáo chủ là, theo Kinh Thánh, thì khi về đến thành Jérusalem, quê hương của Ngài, Chúa Jésus không làm “phép lạ” được. Đức Phật của chúng ta cũng vậy, khi về đến thành Ca tỳ la vệ, Ngài không biến hóa thần thông. Vì sao vậy? Vì muốn cho phép lạ hay thần thông hiển hiện, phải cần có đức kính tín của chúng sinh làm duyên phụ với oai thần của Phật hay Chúa. Chúa Ki-tô khi trở về Jérusalem, người trong thành đã quá quen biết Ngài từ lúc còn thơ ấu, do cảm thấy gần gũi, thân thiết, họ không có lòng kính tín nhiều đối với Ngài như dân chúng các nơi khác. Vì vậy Ngài không hiện “phép lạ”. Đức Phật khi trở về Ca tỳ la vệ cũng thế.
 
Ta có thể kết luận rằng: phép lạ có là do lòng tin hay ngược lại, nếu có đủ lòng tin, thì sẽ thấy phép lạ. Không tin, thì có phép lạ trước mắt cũng không thấy.
 
Ngày nhỏ chị em chúng tôi thường lên núi thăm người chị tu hành. Người trụ trì một am thất tĩnh mịch. Một buổi chiều, khi tiễn chân chúng tôi ra cổng, đứng dưới hàng mai rực rỡ trổ bông. Người cầm vạt áo dài của tôi lên, nói với một nụ cười từ ái:
 
– Áo đẹp quá hí. Em có bao giờ nghĩ, làm sao mà em có được những chiếc áo tốt như vậy để mặc hay không? Mình không dệt, không may, mà luôn luôn có áo mặc lại toàn áo tốt áo đẹp nữa. Em có thấy “lạ” không?
 
Mấy lời lơ lửng của chị vậy mà làm cho tôi suy nghĩ cả tuần. Phải, quanh tôi có những người cày ruộng suốt ngày mà không đủ ăn, dệt vải suốt ngày mà không đủ mặc, xây lâu đài cho người khác ở mà chính mình thì không có lấy một mái nhà, phải rày đây mai đó dựng chòi ở tạm, con cái thất học khốn cùng... Thật là phép lạ khi tôi không dệt vải mà có áo mặc, không cày ruộng mà có cơm ăn. Lời chị nói rất đúng.
 
Lớn lên lìa tục xuất gia theo chị, tôi may mắn được chị dạy vỡ lòng bốn quyển Luật Tiểu, một bộ sách để lại một ấn tượng sâu xa trong tâm hồn tôi hơn bất cứ tuyệt tác nào của văn học thế gian. Học đến uy nghi thờ kính Phật, tôi cảm động nhất là câu “ăn một bữa cơm, uống một bát nước, thường không quên ơn Phậ”. Tôi nhớ đến cái phép lạ chị đã chỉ cho tôi ngày nào, và bây giờ tôi gặp lại “phép lạ” đó hằng ngày vào mỗi bữa ăn, trong mỗi tách nước uống, trong mỗi vật dụng của thập phương thí chủ cúng dường.
 
Mong sao tất cả mọi người cùng thấy “phép lạ” thường ngày, để nhớ ơn Phật tràn trề, ơn chúng sinh lai láng, để biết thương yêu và kính trọng tất cả. Được vậy thì thế gian này sẽ hóa thành tịnh độ ngay tức khắc.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6589)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6681)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6362)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5703)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6078)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6377)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5778)