Nghiên Cứu Về Triết Học Như Lai Tạng

11 Tháng Mười Hai 201200:00(Xem: 28716)

NGHIÊN CỨU VỀ TRIẾT HỌC NHƯ LAI TẠNG
Nguyên tác: Pháp sư Ấn Thuận
Chuyển ngữ: Tỳ-kheo Thích Nhuận Thịnh

Như lai tạng (tathāgata-garbha), Như lai giới – Như lai tánh (tathāgata-dhātu), Phật tánh – Phật giới (buddha-dhātu), v.v., đây là một loại danh từ, trên mặt ý nghĩa tuy có sai biệt ít nhiều, nhưng làm tính khả năng để thành Phật, trên phương diệt bổn tánh chẳng phải là hai của chúng sanh và Phật để nói, thì có ý nghĩa nhất trí với nhau. Tại Ấn-độ, sự hưng khởi của thuyết Như lai tạng khoảng vào thế kỷ thứ 3 A.D., từ giai đoạn sơ kỳ Đại thừa tiến vào hậu kỳ Đại thừa Phật giáo. Ở trong khoảng thế kỷ 4 – 5 A.D., nó hưng thịnh vô cùng; những kinh điển mà có liên quan (giải nghĩa rộng thêm) đến thuyết Như lai tạng, cũng nối tiếp lưu truyền ra. Thuyết Như lai tạng, lấy kinh hậu kỳ Đại thừa làm chủ, trong các Luận sư - Luận sư Đại thừa của Ấn-độ, gồm hai nhà Trung quán (Madhyamaka) và Du-già (Yoga), đều nói thuyết Như lai tạng là bất liễu nghĩa, lấy ‘mật ý’ của Trung quán và Duy thức để giải thích nó. Kỳ thật, hệ tư tưởng này có lập trường độc đáo, chủ yếu là chúng sanh và Phật có thể tánh chung; dựa vào đây làm tông bổn, giải thích rằng dựa vào đây mà có sanh tử, chúng sanh, dựa vào đây mà có giải thoát rốt ráo, Như lai.

(Nguồn: Nhuận Thịnh Bhikṣu)

(CÙNG DỊCH / TÁC GIẢ)



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6574)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6677)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6350)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5687)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6060)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6367)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5762)