Phương Thức Thực Hành Hạnh Bồ Tát

24 Tháng Bảy 201200:00(Xem: 27788)

TỊCH THIÊN (Sàntideva)
PHƯƠNG THỨC THỰC HÀNH HẠNH BỒ TÁT
(Bodhicharyàvatàra)
Chuyển tiếng Việt: Thích Giác Nguyên

LỜI TỰA

 

Phương Thức Thực Hành Hạnh Bồ Tát (Bodhicharyàvatàra) là Thi phẩm bằng tiếng Phạn của Tôn giả Tịch Thiên (Sàntideva) khi ngài tu học ở Học viện Phật giáo Nalandà, Ấn độ vào thế kỷ thứ bảy Tây lịch. Đây cũng là tác phẩm Tạng ngữ vô cùng quan trọng, áp dụng vào chương trình học tập cho các tu sĩ Tây Tạng.

Tôn giả cảm nghĩ oai đức của chư Phật và Bồ tát ra đời vì mục đích tối thượng: Cứu khổ ban vui, lợi ích cho chúng sanh ở ngàn phương muôn thuở. Muốn được như vậy, người tu không gì hơn phải thực hành sáu độ, hoặc mười pháp Ba la mật của Bồ tát. Mà Tôn giả là một vị đã tu mật hạnh và thực chứng thánh quả Bồ tát.

Qua mười phẩm thi kệ gồm 912 đoạn, Tôn giả Tịch Thiên đã dùng Tuệ quán dẫn dụ từ thô đến tế, từ căn bản nhập môn đến thực hành hạnh Bồ tát rốt ráo viên mãn. Tôn giả phủ bác các lập luận trường phái trong và ngoài đạo Phật, bằng phương pháp Trung quán Tánh không. Ngài hùng biện ở mọi khái niệm tư duy về Ngã, Ngã sỡ, về Tâm, Ý, Thức, khiến con người không còn chỗ để bám víu nương tựa. Nhờ đó dứt trừ vọng tưởng, dễ tiến đến triệt ngộ giải thoát.

Tôi có xem qua hai bản dịch tiếng Việt, một của Ni sư Trí Hải theo thể văn xuôi (1998), gồm 913 đoạn và một của Thượng tọa Nhựt Chiếu dịch theo văn vần song thất lục bát (1999), gồm 914 đoạn hiện lưu hành. Cũng như tham chiếu bản Hán văn của Trần Ngọc Giao, tôi cảm thấy tự đáy lòng mình dâng lên niềm rung động khó tả. Bất giác tôi rơi nước mắt, quì lạy giữa hư không. Tưởng như có Tôn giả Tịch Thiên hiện ra trước mặt cảm hóa, khai tâm cho tôi lần bước trên con đường tìm về chân lý giác ngộ giải thoát, mà từ bấy lâu tôi chưa được hạnh duyên gần gũi các bậc minh sư chỉ giáo.

Tôi phát ngưỡng nương vào hai bản Việt văn này để tâm dịch lại cho phù hợp theo bản chữ Hán của dịch giả Trần Ngọc Giao. Qua mỗi câu đoạn, kệ thơ ngũ ngôn tứ tuyệt hoặc thất ngôn tứ cú, bát cú đều khớp với bản chữ Hán ấy. Mong rằng không xa Thánh ý của Tôn giả Tịch Thiên. Nếu có phạm những lỗi lầm thích đáng, cúi xin Tôn giả Từ bi hỷ xả và các bậc cao minh, thiện hữu tri thức rộng lòng bổ chính cho.

Thành kính sám hối và bái tạ.

Sài gòn, trng đông K Mão, 1999.

Tỳ khưu Thích Giác Nguyên.

Cẩn bút

Xem nội dung; Phiên bản PDF: PHƯƠNG THỨC THỰC HÀNH HẠNH BỒ TÁT Tịch Thiên (Santideva) Chuyển tiếng Việt: Thích Giác Nguyên

 

Sách Liên quan:
NHẬP BỒ TÁT HẠNH Tịch Thiên (Shantideva)- Hoa dịch: Trần Ngọc Giao - Việt dịch: Thích Nữ Trí Hải
BỒ TÁT HẠNH Santideva (Tịch Thiên) - Thích Trí Siêu dịch
BỒ TÁT HẠNH TRONG KINH VIÊN GIÁC Thích Nguyên Tịnh

NHẬP HẠNH BỒ TÁT Sàntideva (Tôn giả Tịch Thiên) - Việt dịch: Nguyên Hiển

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6489)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6553)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6329)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5653)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6018)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6338)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5743)