Khéo bố thí để đến bờ kia

20 Tháng Bảy 201403:02(Xem: 7632)
KHÉO BỐ THÍ ĐỂ ĐẾN BỜ KIA
Quảng Tánh

blankNhằm hộ trì Chánh pháp cũng như để vun bồi phước báo cho mai hậu, pháp hành phổ biến nhất cho hàng Phật tử là bố thí và cúng dường. Dĩ nhiên có tài vật thì chúng ta có thể thực hành bố thí. Tuy vậy, nếu khéo léo hơn, thì cũng chừng ấy tài vật, nhưng việc bố thí của chúng ta sẽ gặt hái được nhiều lợi ích hơn.

Xưa nay, khi bố thí và cúng dường, chúng ta thường nghĩ đến quả phước sung mãn trong trời người. Ở pháp thoại này, Thế Tôn nói đến một khía cạnh khác rất đặc thù của bố thí.

Đó là: Bố thí không cầu phước báo trời người mà cầu chứng Niết-bàn, diệt độ. Bố thí mà không vì mình, được bao nhiêu công đức đem hồi hướng cho pháp giới chúng sanh.

Nên bố thí ở đây không đơn thuần là tu phước mà chính là phước huệ song tu. Bố thí mà siêu việt công đức phước báo hữu lậu để đến bờ kia, thành tựu bố thí ba-la-mật. Hãy chiêm nghiệm pháp thoại về bố thí của Thế Tôn dưới đây để thấy rằng, nếu biết dụng tâm thì các pháp không có cao thấp, tất cả đều thù thắng, công đức vô lượng không thể nghĩ bàn.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn dùng tài vật bố thí thì sẽ được tám công đức. Thế nào là tám? Một là tùy thời bố thí, không phải là phi thời. Hai là thanh khiết bố thí, không phải là uế trược. Ba là tự tay đưa cho, không nhờ người khác. Bốn là tự nguyện bố thí, không có tâm kiêu tứ. Năm là giải thoát mà bố thí, không có hy vọng báo đáp. Sáu là bố thí cầu diệt độ, không cầu sanh Thiên. Bảy là bố thí tìm ruộng tốt, không bố thí đất hoang. Tám là đem công đức này bố thí chúng sanh, không tự vì mình.

Như thế, này các Tỳ-kheo! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn dùng tài vật bố thí thì được tám công đức.

Bấy giờ Thế Tôn bèn nói kệ:

Người trí tùy thời thí
Không có tâm tham tiếc
Đã làm công đức rồi
Đem thí hết cho người
Thí này là tối thắng
Được chư Phật khen ngợi
Hiện thân thọ quả báo
Chết ắt thọ phước Trời.

Cho nên, các Tỳ-kheo! Người muốn tìm quả báo kia, nên làm tám việc này, phước báo ấy vô lượng không thể tính kể, được báu cam-lồ, dần dần đến diệt độ. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong vui vẻ vâng làm.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm Bát nạn [2],
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.137)

Trong tám công đức bố thí kể trên thì bố thí hợp thời, bố thí trong sạch, chính mình bố thí, tự nguyện bố thí, bố thí cho người có đức là thường gặp, gần như ai đã từng thực hành bố thí và cúng dường cũng đều biết và cảm nhận được. Bố thí với tâm và hạnh như vậy chắc chắn phước báo sẽ rất nhiều.

Nhưng bố thí mà không mong cầu, “giải thoát mà bố thí, không có hy vọng báo đáp” thì cần phải suy nghiệm thật sâu sắc mới nhận ra ý nghĩa. Sẻ chia những gì mình có với mọi người là lẽ tự nhiên. Không phải cho đi để mong cầu mai sau nhận lại mà cho đi vì được giúp người là mình thấy an vui và hạnh phúc.

Thâm sâu hơn, cho đi mà không cầu phước báo trời người, chỉ cầu diệt độ (Niết-bàn). Ngay đây, hành giả bố thí mà thực chất là tu hạnh xả ly. Xả ly đến tột cùng thì không còn tham ái và chấp thủ, ngay đó Niết-bàn hiển lộ.

Bố thí mà không vì mình, đem công đức có được nhờ bố thí hồi hướng hết cho tất cả chúng sanh chính là phát tâm Bồ-đề, thượng cầu hạ hóa của bậc Bồ-tát. Bố thí lúc này đã vượt ra khỏi nhị nguyên đối đãi mà sang bờ kia, đáo bỉ ngạn, ba-la-mật.

Mới hay, các pháp tu (tu phước hay tu huệ hoặc phước huệ song tu) cũng chỉ là phương tiện, cốt tủy của vấn đề là các pháp tu đều bình đẳng nên phải khéo dụng tâm. Dụng tâm tốt thì sẽ siêu việt các phạm trù hữu vi, thẳng đến vô vi, thành tựu Bồ-đề, Niết-bàn.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Ba 2015(Xem: 7188)
Hẳn ai cũng biết câu: “Có tài mà cậy chi tài”, tài trí là cần thiết nhưng chưa đủ để đem đến thành công. Muốn thành công, ngoài tài trí cần phải có phước đức. Vì vậy, gieo trồng phước đức trong đời sống hàng ngày là một trong những nhân duyên quan trọng, góp phần đưa đến mọi thành công.
15 Tháng Hai 2015(Xem: 7092)
Nói về một bậc Thánh đã giải thoát sanh tử và khổ đau, trong Kinh tạng, Thế Tôn thường dùng hình ảnh “gánh nặng đã đặt xuống”. Như người nông dân xưa, mọi thứ đều đặt trên đôi vai, khi về đến nhà, gánh nặng được buông xuống thì cảm giác thật tuyệt vời.
08 Tháng Hai 2015(Xem: 6858)
Trong cuộc sống hàng ngày, người con Phật luôn tâm niệm phải tạo ra phước báo để vun bồi công đức cho bản thân và gia đình. Có rất nhiều việc tạo ra phước báo mà không cần bỏ ra của cải hay là công sức. Đó là chánh niệm trong lời nói, phát ngôn của mình, một trong những pháp môn tu tập cần thiết và căn bản nhất.
02 Tháng Hai 2015(Xem: 8929)
Người xuất gia nguyện “hủy hình giữ khí tiết”, cạo tóc và mặc y hoại sắc, giữ gìn phạm hạnh để thăng hoa tâm linh, thành tựu tuệ giác. Nét đẹp của người xuất gia toát lên từ uy nghi và phạm hạnh chứ không phải y áo với “màu sắc chói mắt”, hình tướng lộng lẫy bên ngoài.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 5709)
Mong đạo hữu gửi bản vi tính điện tử quyển sách về thuvienhoasen@yahoo.com chúng tôi sẽ post nguyên cả quyển sách. (BBT)
28 Tháng Giêng 2015(Xem: 8327)
Bố thí, cúng dường là một trong những hạnh tu căn bản và phổ biến của hàng Phật tử. Tuy nhiên, để công đức bố thí cúng dường được trọn vẹn và đủ đầy thì người thực hành hạnh thí xả cần phát huy tuệ giác, bố thí đúng thời.
20 Tháng Giêng 2015(Xem: 7530)
người nuôi bệnh cần nhắc cho bệnh nhân biết rõ là ai cũng có bệnh, bệnh tật vốn không chừa một ai, không phải chỉ một mình họ bị bệnh để không mặc cảm. Ngay cả khi biết người bệnh không thể qua khỏi, người khéo nuôi bệnh nên tìm cách nói cho người bệnh hiểu đó cũng là chuyện thường, ai mà chẳng trải qua sanh già bệnh chết. Người khỏe hay người bệnh cũng phải ra đi, chỉ khác là trước hay sau mà thôi