Luật Tạng Và Những Nguyên Tắc Sống An Lạc

01 Tháng Bảy 201000:00(Xem: 29604)
LUẬT TẠNG
VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC SỐNG AN LẠC

Thích Nhất Hạnh

 Luật tạng là một nền văn học rất quan trọng trong đạo Bụt mà không mấy ai nắm vững. Trong giáo đoàn, những vị giỏi về kinh thì được gọi là Kinh sư (Sutra Master), những vị giỏi về luận thì gọiLuận sư (Abhidharma Master), và các vị nắm vững về luật thì gọi là Luật sư (Vinaya Master).

Muốn nắm vững luật học trong đạo Bụt, ta phải học riêng về luật ít nhất là ba năm. Ở Việt-Nam từ xưa tới nay, thời nào cũng có một số các vị tinh thông về Luật tạng.

Trước khi thị hiện Niết bàn, Bụt có nói rằng: "Sau khi tôi nhập diệt, giới luật sẽ thay tôi để làm thầy của quí vị, ở đâu có giới luật thì ở đó có tôi. Nếu tăng đoàn thực tập giới luật nghiêm chỉnh thì giáo pháp của tôi sẽ có thể ở lại với quí vị đời đời kiếp kiếp, nếu không, giáo pháp của tôi sẽ ở lại với quí vị rất ngắn". Do đó Luật tạng là một nền văn học mà người tu học và dựng tăng phải học để biết, dù chúng ta không muốn làm những nhà chuyên môn về luật học.

Giới và Luật

Hơn 20 năm sau ngày thành đạo, Bụt đã không đặt ra những giới luật nhất định cho tăng đoàn của Ngài, mà chỉ đưa ra những điều răn thích hợp mỗi khi cần đến. Luật tạng đạo Bụt ghi đầy đủ lý do tại sao và trong trường hợp nào Bụt đã đặt ra một giới, và mô tả rành mạch các nghi thức sám hối của chư Tăng.

Chúng ta có hai danh từ là giới và luật. Có khi chúng ta gọi chung là giới luật. Tuy nhiên giới hơi khác với luật.

Giới tiếng Phạn là Sila, mình phiên âm là Thi-la, có nghĩa là những hành vi, những tập quán, những đạo đức của mình, tiếng Anh có thể dịch là Precept hay Morality, ngày nay mình dịch là Mindfulness Trainings. Đó là những nguyên tắc, những điều khoản hướng dẫn cho mình đi đúng đường, bảo vệ cái an ninh, cái tự do của mình.

Luật tiếng phạn là Vinaya, mình phiên âm là Tỳ-nại-gia, gồm những hiến chế, những nguyên tắc, những pháp thức, những quy luật, quy phạm để mình có thể sống hài hòa, hạnh phúc và đúng theo giáo pháp. Những nguyên tắc sống chung để có an lạc, để có hòa hợp, để có thể thực tập được giáo pháp của Bụt, những nguyên tắc giúp cho mình vượt thắng những khó khăn, rắc rối v.v... Tất cả những vấn đề đó đều thuộc về luật.

Vì vậy giới cũng là luật, nhưng phạm vi của luật lớn hơn phạm vi của giới. Luật bao gồm nhiều lãnh vực hơn giới.

Nghiên cứu về luật học, chúng ta thấy trong cách sinh hoạt của tăng đoàn ngày xưa, có những phép tắc mà bây giờ chúng ta có thể áp dụng được vào trong cộng đồng quốc gia, hay cộng đồng gia đình, cộng đồng xã hội.

Ví dụ bảy phương pháp để giải quyết những tranh chấp ở trong tăng đoàn ngày xưa, ngày nay Liên Hiệp Quốc cũng có thể áp dụng được vào cách giải quyết những tranh chấp quốc tế. Trong gia đình, chúng ta cũng có thể học được những phương pháp như sám hối, hội nghị gia đình, tương tự như những thực tập ở Làng Mai.

Thật ra, luật pháp trong các nước tân tiến ngày nay cũng đã áp dụng những nguyên tắc đi tới quyết định của tăng đoàn của Bụt ngày xưa. Ví dụ trong các phiên tòa, người ta cũng cho triệu tập những người đại diện cộng đồng và lập nên một Bồi Thẩm Đoàn (Jurors) để làm quyết định của các vụ kiện. Trong các hình sự (criminal), luật pháp cũng cần 100% Jurors đồng ý về một quyết định, thì quyết định đó mới thành hình được. Trong tăng đoàn ngày xưa của Bụt, những quyết định quan trọng cũng đã cần 100% các thầy đồng ý thì quyết định đó mới thành hình.

Cố nhiên 2600 năm là một thời gian rất dài, cho nên có những điều không còn hợp thời nữa, nhưng trong Luật tạng có rất nhiều viên ngọc rất quí mà xã hội ngày nay có thể áp dụng sau khi đã chế biến cho hợp thời.

Văn hiến Luật tạng có thể gọi là Hiến pháp của tăng đoàn mà ta phải học công phu lắm mới nắm vững được. Trong một tăng đoàn, phải có những vị luật sư thì tăng đoàn đó mới có phẩm chất cao.

Túc Số Của Một Tăng Đoàn Xuất Gia

Theo luật của đạo Bụt, muốn được gọi là tăng đoàn, ít nhất phải có bốn người, và bốn người đó phải là bốn người đã thọ Upasampadã, ta gọi là Cụ túc giới, nghĩa là 250 giới khất sĩ. Đó là một tăng đoàn hợp pháp nhỏ nhất có thể được chính thức gọi là tăng đoàn. Cố nhiên, khi không có bốn vị khất sĩ trong chúng, ta vẫn có thể tu học được, nhưng nói về một tăng đoàn hợp với Luật tạng, thì phải có ít nhất là bốn vị khất sĩ.

Trên phương diện sinh hoạt, một tăng đoàn bốn người không được làm những công việc mà tăng đoàn năm người có quyền làm, ví dụ như tổ chức thọ Cụ túc giới, tổ chức lễ Tự tứ (Pravãranã) vào mỗi cuối mùa an cư v.v...

Thông thường thì một tăng đoàn gồm hai mươi khất sĩ là một tăng đoàn có thể làm được tất cả mọi điều theo luật định.

Cách Đạt Quyết Định Chung Trong Một Tăng Đoàn

Phương pháp để giải quyết tất cả các vấn đề trong tăng đoàn gọi là phương pháp Yết ma. Yết ma là phương pháp bầu phiếu và quyết định tập thể. Vì vậy, là người hướng dẫn chúng tu học, ta phải rất vững vàng trong nghệ thuật Yết ma, và phải giải quyết các vấn đề chung theo phương pháp Yết ma thì mới dễ thành công và nhẹ nhàng cho chúng tu học.

Yết ma tiếng Phạn là Karma, tiếng Trung hoa là Tác pháp biện sự, tiếng Anh là Taking action, Taking decision. Tất cả mọi quyết định trong một chúng tu học đều phát sinh từ Yết ma.

Luật tạng định nghĩa rằng: Yết ma là hành động, là nghiệp, là hành vi. Hành vi ở đây là hành vi tập thể chứ không phải là hành vi cá nhân, collective decision, collective action taken by the whole community.

Trích Sống chung an lạc - Xây dựng tăng thân

HT Thích Nhất Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 2016(Xem: 6602)
Trong bảy chúng, Tỳ kheo là bậc nhất. Trong ba tụ giới, Cụ Túc là đứng đầu. Người học Phật lấy giới luật làm nền tảng căn bản, là thềm thang đầu tiên để hướng chí đến quả vị giải thoát. Nếu không nghiêm trì Tịnh giới cho chuyên cẩn, thì cũng giống như đứng ở ngoài cửa mà chưa bước vào trong nhà Phật pháp. Giới luật không chỉ ngăn ngừa các điều ác chưa phát sanh, mà còn làm tăng trưởng thiện căn nơi hành giả. Vì thế, Tuyển Phật Trường là nơi chọn ra được những vị Sa di có bình cam lồ thật sạch để ngày mai đây tiếp nhận dòng nước giới pháp mà giới sư truyền trao.
08 Tháng Giêng 2016(Xem: 7225)
Từng nghe sanh tử là việc lớn, vô thường lại chóng mau, thật không đợi chờ người. Nếu không quyết tâm ngay đời này giải thoát thì làm sao thắng nỏi con quỷ vô thường giết người không ngừng trong mỗi niệm và giải quyết cho xong việc lớn sanh tử?
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 11453)
Chúng ta đang thảo luận về tâm giác ngộ và một vị Bồ tát có nghĩa là gì, và chúng ta đã thấy rằng chỗ nào để thọ giới Bồ tát có trong sự tiến bộ của việc phát triển tâm giác ngộ, và những giai tầng của việc phát triển tâm giác ngộ.
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 6504)
Giới tử phải thọ luật nghi Cận trú từ người khác chứ không thể tự thọ. Nếu sau này gặp phải các duyên khiến cho giới tử phạm phải việc ác (phạm giới duyên) thì nhờ sinh tâm hổ thẹn đối với thầy truyền giới mà có thể sẽ không phạm các giới đã thọ. Nếu không làm đúng theo các điều trên đây thì người thọ giới có thể có được hành động tốt (diệu hạnh) nhưng không thể đắc giới. Nếu làm đúng theo các điều trên thì luật nghi Cận trú sẽ có tác dụng rất lợi ích ngay cả đối với những người phạm phải ác giới thuộc về một ngày một đêm (như giết hại, trộm cắp, v.v.)[
20 Tháng Bảy 2015(Xem: 6641)
“Loại luật nghi này có tên là Cận trú (upavāsa) bởi vì, nhờ biểu hiện được lối sống phù hợp với lối sống của các A-la-hán (tadanuśikṣaṇāt), cho nên luật nghi này được đặt gần (upa) với A-la-hán. Có ý kiến khác cho rằng sở dĩ có tên Cận trú là vì nằm gần với loại luật nghi thọ trì suốt đời...... .
04 Tháng Bảy 2015(Xem: 6501)
Bồ Tát Anh Lạc Bản Nghiệp Kinh: “Nhược nhất thiết chúng sinh sơ nhập tam bảo hải dĩ tín vi bản, trụ tại phật gia dĩ giới vi bản”[1]: Hết thảy chúng sanh khi mới bắt đầu vào biển Tam bảo lấy tín làm gốc; khi sống trong ngôi nhà của Phật, thì lấy giới làm gốc. Học giới khởi sinh từ nơi tư tâm sở hay từ nơi ước muốn và thệ nguyện của một người tha thiết khất cầu pháp học giới để sống đời thanh tịnh....
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 10914)
Những giới khinh của Bồ tát giới là để tránh khỏi 46 hành vi lỗi lầm (nyes-byas). Những hành vi lỗi lầm này được phân thành bảy nhóm gây thiệt hại, mỗi nhóm, liên hệ đến việc rèn luyện của chúng ta trong sáu ba la mật và với việc làm lợi ích cho người khác của chúng ta.
02 Tháng Năm 2015(Xem: 11372)
Giới là một hình thức vi tế không thấy trong sự tương tục tinh thần, là thứ hình thành thái độ. Một cách đặc biệt, nó là một sự kềm chế khỏi "một hành vi lỗi lầm", hoặc là một thứ tiêu cực một cách tự nhiên hay một việc mà Đức Phật ngăn cấm cho những cá nhân đặc thù đang tu tập để đạt đến những mục tiêu đặc biệt.