Tâm Kinh Trí Tuệ Cứu Cánh Rộng Lớn (song Ngữ Việt Anh)

08 Tháng Mười 201619:43(Xem: 5915)

TÂM KINH TRÍ TUỆ CỨU CÁNH RỘNG LỚN 
(The Heart Sutra, The Great Ultimate Wisdom Sutra)

 

Khi Bồ-tát Quán Tự Tại hành sâu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, ngài soi thấy năm uẩn đều KHÔNG, liền qua hết thảy khổ ách.

Này Xá Lợi Phất! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng lại như thế.

Này Xá Lợi Phất! Tướng KHÔNG của các pháp không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không thêm, không bớt.

Cho nên trong tướng KHÔNG, không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới; không có vô minh cũng không có hết vô minh, cho đến không có già chết cũng không có hết già chết; không có khổ, tập, diệt, đạo; không có trí tuệ, cũng không có chứng đắc.

Vì không có chỗ được, nên Bồ-tát y theo Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa lìa hẳn điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu cánh Niết-bàn.

Chư Phật trong ba đời cũng nương Bát-nhã Ba-la-mật-đa, được đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Nên biết Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, hay trừ được hết thảy khổ, chân thật không dối.

Vì vậy, nói chú Bát-nhã Ba-la-mật-đa, liền nói chú rằng:

"Yết-đế, yết-đế, ba-la-yết-đế, ba-la tăng yết-đế, bồ-đề-tát-bà-ha". (3 lần)

 

______________

 

The Heart Sutra, The Great Ultimate Wisdom Sutra - Thiền Viện Vô Ưu - Vo Uu Zen Center - Source-Nguồn: thienvienvouu.com

The Great Free Reflection Bodhisattva practiced profoundly the Great Ultimate Wisdom, and thereby, realized that all five aggregated were EMPTY. Thus, the Great Free Reflection Bodhisattva overcame all suffering and distress.

Listen, Sariputra: Form does not differ from emptiness, nor emptiness differ from form. Form is emptiness, and emptiness is form. The same is true of feelings, perceptions, mental formations and consciousness.

Listen, Sariputra: The EMPTINESS of all phenomena does not come into being or cease to be, is not pure or impure, and does not increase or decrease.

Therefore, in EMPTINESS there is no form, no feeling, no perception, no mental formation and no consciousness. There is no eye, no ear, no nose, no tongue, no body, no mind; no color, no sound, no smell, no flavor, no tactile object, no mental object; no eye consciousness, and so forth, even up to no mind-consciousness; no ignorance and also no extinction of ignorance, and so forth, even up to no aging and death and no extinction of aging and death. There is no suffering, no origin of suffering, no cessation of suffering, no path; no wisdom, no attainment and nothing to attain.

Because there is no attainment, the Bodhisattvas rely on the Great Ultimate Wisdom and have no obstruction in their mind. Because there is no obstruction, they overcome all fear and thus, they cross far beyond all illusions and reach Great Liberation.

All Buddhas of the past, present and future rely on the Great Ultimate Wisdom and attain the Ultimate Enlightenment. Therefore, know that the Great Ultimate Wisdom is the great transcendent mantra, the great illuminating mantra, the unequalled mantra, the supreme mantra that destroys all suffering and is eternally true and never false.

Therefore, proclaim the Great Ultimate Wisdom Mantra, declare the mantra:

Gone, gone, gone beyond,
Gone altogether beyond,
Oh, what an awakening!

                      (3 times)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Mười 2014(Xem: 11883)
Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh (phiên latinh từ Phạn ngữ: Prajñā Pāramitā Hridaya Sūtra,Prajnaparamitahridaya Sutra; Anh ngữ: Heart of Perfect Wisdom Sutra, tiếng Hoa: 般若波羅蜜多心經; âmHán Việt: Bát nhã ba la mật đa tâm kinh) còn được gọi là Bát-nhã tâm kinh, hay Tâm Kinh. Đây là kinh ngắn nhất chỉ có khoảng 260 chữ của Phật giáo Đại thừa và Thiền tông. Nó cũng là kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn. Dưới đây là sáu bản dịch Việt từ sáu bản dịch tiếng Trung khác nhau:
10 Tháng Mười 2014(Xem: 12395)
Viên giác là nói về tuệ giác viên mãn của Phật. Nên kinh này rõ ràng duyệt xét khá kỹ về trí thức con người. Điều kỳ dị trong việc này là đối với trí thức ấy không công nhận mà có vẻ công nhận. Thí dụ chương Tịnh chư nghiệp chướng nói về sự tự ý thức tự ngã: tự biết mới hiện ra tự ngã, vậy là không công nhận, nhưng tự hiểu như vậy nên cũng hiểu tự ngã ấy không đáng nhận, vậy là có vẻ công nhận.
19 Tháng Chín 2014(Xem: 12077)
Kinh Hiền Ngu thuộc bộ phận “Thí dụ” hoặc “Nhân duyên”, là một trong mười hai phần giáo của Kinh điển. Nội dung kinh này gồm những mẩu chuyện ghi chếp về tiền thân của đức Phật ở đời quá khứ có liên hệ với hiện tại, hoặc ở đời hiện tại có liên hệ với quá khứ, cũng là những chuyện được Phật hóa độ, Phật thụ ký, và những chuyện khuyến thiện trừng ác… Về kỹ thuật thuyết minh, chuyện dựa trên căn bản nhân duyên hoặc thí dụ, thiện nghiệp và ác nghiệp. Căn cứ vào những phần tướng của thiện và ác nên mới có hiền và ngu. Vì vậy nên tên kinh gọi là Hiền Ngu, nay gọi tắt là “Kinh Hiền”
14 Tháng Chín 2014(Xem: 12053)
(Bản dịch Tâm Kinh mới của Sư Ông Làng Mai)....Tâm kinh Bát-nhã có chủ ý muốn giúp cho Hữu Bộ (Sarvāstivāda) buông bỏ chủ trương ngã không pháp hữu (không có ngã, mà chỉ có pháp). Chủ trương sâu sắc của Bát-nhã thật ra là để xiển dương tuệ giác ngã không (ātma sūnyatā) và pháp không (dharma sūnyatā) chứ không phải là ngã vô và pháp vô. Bụt đã dạy trong kinh Kātyāyana rằng phần lớn người đời đều bị kẹt vào ý niệm hữu hoặc vô. ...
01 Tháng Tám 2014(Xem: 7945)
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 8511)
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9121)
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 10133)
Dhammapada là giáo nghĩa thiết yếu của các kinh. Dhamma là pháp, Pada là câu, là cú, là kệ. Pháp Cú có nhiều bộ khác nhau: có bộ có 900 câu kệ, có bộ 700 câu, và có bộ 500 câu. Kệ là những lời ngắn gọn, như bài thơ, bài tụng. Những câu ấy do Bụt nói ra, không phải một lần tất cả các câu, mà chỉ khi nào xúc sự thì mới nói lên một câu. Tất cả các câu ấy đều có gốc gác rải rác trong các kinh.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 8006)
Lợi dưỡng ở đây là sự hưởng thụ tiện nghi. Người tu phải để hết thì giờ và tâm lực để tìm cầu giải thoát, chứ không phải để chạy theo lợi dưỡng. Hai mươi bài kệ trong kinh này là hai mươi tiếng chuông chánh niệm cho người xuất gia. Bài kệ thứ 20 dạy: thà nuốt viên sắt cháy, thà uống nước đồng sôi, còn hơn là phá giới mà cứ tiếp tục tiếp nhận của tín thí cúng dường.