Phẩm Thứ Ix: Ủng Hộ Phật Pháp

28 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 28817)

PHÁP BẢO ĐÀN KINH
Tác gỉa Đòan Trung Còn
Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải - Nguyễn Minh Hiển hiệu đính Hán văn
Nhà xuất bản Tôn Giáo, Hà Nội 2009

PHẨM THỨ IX: ỦNG HỘ PHẬT PHÁP


Ngày tiết thượng nguyên Rằm tháng giêng. trong năm đầu niên hiệu Thần Long, Tức là năm 684, đời vua ĐườngTrung Tông. Tắc Thiên Thái hậu và Trung Tông Hoàng đế ban chiếu rằng:

“Trẫm thỉnh hai vị sư Huệ An Tức Quốc sư Huệ An. và Thần Tú vào cung cúng dường, để khi việc nước rảnh rang có thể tham học giáo pháp Nhất thừa. Hai sư từ chối, nói rằng: ‘Phương Nam có Huệ Năng Thiền sư được Hoằng Nhẫn Đại sư mật truyền y pháp, hiện truyền tâm ấn Phật, nên thỉnh vị ấy mà hỏi.’ Nay sai nội thị là Tiết Giản mang chiếu chỉ đến thỉnh rước. Mong sư mở niệm từ, mau đến kinh thành.”

Sư dâng biểu cáo là có bịnh, xin được trọn đời ở nơi rừng núi. Tiết Giản thưa rằng:

“Các vị thiền đức tại kinh thành đều nói rằng: ‘Muốn được hiểu đạo, phải ngồi thiền tập định. Như chẳng nhờ thiền định mà được giải thoát, thật là chưa có.’ Chẳng hay ý thuyết pháp của Ngài như thế nào?”

Sư đáp: “Đạo do tâm ngộ, có phải ở chỗ tập ngồi đó sao? Kinh nói: ‘Nếu bảo Như Lai ngồi hoặc nằm, ấy là hành đạo tà.’ Ở đây dẫn Kinh Kim Cang. Cớ sao vậy? Vì không do chỗ nào mà lại, cũng không đi đến chỗ nào, không sanh không diệt, ấy là phép thiền thanh tịnh của Như Lai. Các pháp đều như hư không tịch tĩnh, ấy là phép ngồi thanh tịnh của Như Lai. Rốt cuộc còn không có chỗ chứng đắc, huống lại phải ngồi sao?”

Tiết Giản thưa rằng: “Đệ tử về kinh, Chúa thượng ắt phải hỏi. Nguyện sư từ bi, chỉ bảo cho chỗ tâm yếu để tâu lên hai cung Tức là Vua và Thái hậu. và truyền lại với những người học đạo nơi kinh thành. Ví như một ngọn đèn nối qua trăm ngàn ngọn đèn, các chỗ tối đều sáng, sáng hoài không dứt.”

Sư nói: “Đạo không có sáng tối. Sáng tối là nghĩa thay đổi nối tiếp nhau. Sáng hoài không hết, cũng nghĩa là có hết. Đối đãi nhau mà thành tên, Do có sáng, mới gọi chỗ không sáng là tối, và ngược lại. Tất cả các pháp đối đãi đều như vậy. Xem phẩm Phó Chúc. cho nên Kinh Tịnh Danh nói: Pháp không có so sánh, không có đối đãi.”

Tiết Giản nói: “Sáng ví cho trí tuệ, tối ví cho phiền não. Người tu hành nếu chẳng đem trí tuệ chiếu phá phiền não thì vòng sanh tử từ vô thủy đến nay nhờ đâu mà ra khỏi?”

Sư nói: “Phiền não tức Bồ-đề, không hai, không khác. Nếu đem trí tuệ chiếu phá phiền não, đó là kiến giải của hàng nhị thừa, Thừa Thanh văn và thừa Duyên giác. là căn cơ của hạng xe dê, xe hươu. Các ví dụ dùng trong Kinh Pháp Hoa, chỉ hai thừa Thanh văn và Duyên giác. Xem phẩm Cơ Duyên. Hàng đại căn, thượng trí chẳng phải như vậy.”

Tiết Giản hỏi: “Thế nào là kiến giải của đại thừa?”

Sư đáp: “Sáng với không sáng, kẻ phàm phu thấy là hai. Người trí giả liễu đạt thấy tánh của sáng tối vốn chẳng có hai. Tánh không hai đó là tánh thật. Tánh thật ở người phàm phu chẳng bớt; chỗ bậc hiền thánh cũng chẳng thêm; trụ nơi phiền não mà chẳng tán loạn; ở nơi thiền định cũng chẳng vắng lặng, chẳng dứt mất, chẳng thường còn, chẳng lại, chẳng qua; chẳng ở khoảng giữa cùng là trong ngoài, chẳng sanh ra, chẳng diệt mất, tánh tướng đều như như, thường trụ chẳng chuyển dời, đó gọi là Đạo.”

Tiết Giản hỏi: “Sư nói chẳng sanh chẳng diệt, có khác gì ngoại đạo?”

Sư đáp: “Ngoại đạo nói chẳng sanh chẳng diệt, đó là lấy chỗ diệt mà dừng chỗ sanh; lấy chỗ sanh mà bày rõ chỗ diệt. Chỗ này rơi vào pháp đối đãi. Chỗ diệt, họ nói thành chẳng diệt; chỗ sanh, họ nói là chẳng sanh. Ta nói chẳng sanh chẳng diệt đây là vốn xưa không sanh, nay cũng chẳng diệt, cho nên chẳng đồng với ngoại đạo. Ngươi nếu muốn biết chỗ tâm yếu, chỉ cần đối với hết thảy việc thiện ác đều không suy lường, Tổ Sư khai ngộ cho Huệ Minh cũng nói: “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác...” Xem phẩm Hành Do. tự nhiên sẽ được tâm thể thanh tịnh, sáng tỏ thường tịch, chỗ diệu dụng nhiều như cát sông Hằng.”

Tiết Giản nhờ ơn chỉ dạy, hoát nhiên đại ngộ. Lễ bái từ biệt về triều, dâng biểu tâu lên lời nói của Sư. Ngày mùng ba tháng chín năm ấy, Tức cùng trong năm 684. có chiếu dụ ban khen Sư rằng:

“Sư lấy cớ già yếu, vì trẫm mà lo tu đạo, ấy là ruộng phước Tức là nơi mọi người có thể gieo hạt giống phước đức vào để được hưởng quả tốt đẹp về sau. của cả nước. Sư cũng như ngài Tịnh Danh Tức là ngài Duy-ma-cật, vị Bồ-tát hiện thân cư sĩ thuyết pháp trong kinh Tịnh Danh, cũng gọi là kinh Duy-ma-cật sở thuyết. cáo bịnh ở thành Tỳ-da Tức là thành Tỳ-da-ly, hay Tỳ-xá-ly, chữ Phạn, dịch nghĩa là Quảng Nghiêm, là nơi ngài Duy-ma-cật thuyết pháp., xiển dương đại thừa, truyền tâm của chư Phật, luận pháp bất nhị. Tiết Giản có truyền lại lời Sư chỉ rõ tri kiến Như Lai, Trẫm nhờ chất chứa nhân lành, trồng sẵn thiện căn, nên mới gặp lúc Sư ra đời, đốn ngộ pháp thượng thừa, cảm đội ơn Sư mãi mãi không hết! Nay xin dâng tấm áo cà-sa Ma-nạp và bình bát thủy tinh. Lệnh cho quan Thứ sử Thiều Châu sửa sang lại cảnh chùa, và ban hiệu cho chỗ ở cũ của Sư là Chùa Quốc Ân.”
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14775)
Gần đây, thầy Nhất Hạnh đã dịch lại Tâm kinh Bát-nhã. Trang Làng Mai có đăng tải bản dịch mới, kèm theo những giải thích của thầy về việc phải dịch lại Tâm kinh. Rất nhiều trang mạng đã đăng tải bản dịch mới này, trong đó có cả Thư viện Hoa Sen. Bên dưới bài đăng ở Thư viện Hoa Sen có nhiều nhận xét của người đọc để lại, cho thấy khá nhiều ý kiến trái chiều nhau quan tâm đến việc này.
24 Tháng Mười 2014(Xem: 11881)
Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh (phiên latinh từ Phạn ngữ: Prajñā Pāramitā Hridaya Sūtra,Prajnaparamitahridaya Sutra; Anh ngữ: Heart of Perfect Wisdom Sutra, tiếng Hoa: 般若波羅蜜多心經; âmHán Việt: Bát nhã ba la mật đa tâm kinh) còn được gọi là Bát-nhã tâm kinh, hay Tâm Kinh. Đây là kinh ngắn nhất chỉ có khoảng 260 chữ của Phật giáo Đại thừa và Thiền tông. Nó cũng là kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn. Dưới đây là sáu bản dịch Việt từ sáu bản dịch tiếng Trung khác nhau:
10 Tháng Mười 2014(Xem: 12391)
Viên giác là nói về tuệ giác viên mãn của Phật. Nên kinh này rõ ràng duyệt xét khá kỹ về trí thức con người. Điều kỳ dị trong việc này là đối với trí thức ấy không công nhận mà có vẻ công nhận. Thí dụ chương Tịnh chư nghiệp chướng nói về sự tự ý thức tự ngã: tự biết mới hiện ra tự ngã, vậy là không công nhận, nhưng tự hiểu như vậy nên cũng hiểu tự ngã ấy không đáng nhận, vậy là có vẻ công nhận.
19 Tháng Chín 2014(Xem: 12071)
Kinh Hiền Ngu thuộc bộ phận “Thí dụ” hoặc “Nhân duyên”, là một trong mười hai phần giáo của Kinh điển. Nội dung kinh này gồm những mẩu chuyện ghi chếp về tiền thân của đức Phật ở đời quá khứ có liên hệ với hiện tại, hoặc ở đời hiện tại có liên hệ với quá khứ, cũng là những chuyện được Phật hóa độ, Phật thụ ký, và những chuyện khuyến thiện trừng ác… Về kỹ thuật thuyết minh, chuyện dựa trên căn bản nhân duyên hoặc thí dụ, thiện nghiệp và ác nghiệp. Căn cứ vào những phần tướng của thiện và ác nên mới có hiền và ngu. Vì vậy nên tên kinh gọi là Hiền Ngu, nay gọi tắt là “Kinh Hiền”
14 Tháng Chín 2014(Xem: 12048)
(Bản dịch Tâm Kinh mới của Sư Ông Làng Mai)....Tâm kinh Bát-nhã có chủ ý muốn giúp cho Hữu Bộ (Sarvāstivāda) buông bỏ chủ trương ngã không pháp hữu (không có ngã, mà chỉ có pháp). Chủ trương sâu sắc của Bát-nhã thật ra là để xiển dương tuệ giác ngã không (ātma sūnyatā) và pháp không (dharma sūnyatā) chứ không phải là ngã vô và pháp vô. Bụt đã dạy trong kinh Kātyāyana rằng phần lớn người đời đều bị kẹt vào ý niệm hữu hoặc vô. ...
01 Tháng Tám 2014(Xem: 7940)
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 8508)
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9118)
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 10132)
Dhammapada là giáo nghĩa thiết yếu của các kinh. Dhamma là pháp, Pada là câu, là cú, là kệ. Pháp Cú có nhiều bộ khác nhau: có bộ có 900 câu kệ, có bộ 700 câu, và có bộ 500 câu. Kệ là những lời ngắn gọn, như bài thơ, bài tụng. Những câu ấy do Bụt nói ra, không phải một lần tất cả các câu, mà chỉ khi nào xúc sự thì mới nói lên một câu. Tất cả các câu ấy đều có gốc gác rải rác trong các kinh.