Chương V Như Lai Thường Hay Vô Thường

01 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 17239)

KINH ĐẠI THỪA NHẬP LĂNG GIÀ
Thích Nữ Trí Hải

Phụng dịch theo bản đời Đường của Ngài Thiệt Xoa Nan Đà.
Chùa Tịnh Luật xuất bản PL. 2546

 

CHƯƠNG V

NHƯ LAI THƯỜNG HAY VÔ THƯỜNG

 Bấy giờ Đại Huệ Bồ Tát đại hữu tình lại bạch Phật rằng:

Bạch Thế Tôn ! Đức Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác là thường hay vô thường?

Phật dạy:

Đại Huệ ! Đức Như Lai Ứng Chính Đăng Giác không thường, cũng không vô thường. Vì sao? Vì cả hai quan niệm ấy đều lỗi. Sao là lỗi? Đại Huệ ! Nếu nói Như Lai là thường, thì bị lỗi năng tác; hết thảy ngoại đạo nói năng tác là thường. Nếu Như Lai là vô thường, thì bị lỗi sở tác, đồng với các uẩn có tướng (qualifying) và sở tướng (qualified), rốt cuộc sẽ đoạn diệt thành không có. Thế mà Như Lai thì thật không đoạn diệt. Đại Huệ ! Nếu Như Lai cũng vô thường như tất cả các vật được tạo tác như bình, áo v.v.. thì hóa ra bao nhiêu sự tu phước trí đều thành không, vô ích. Lại nữa, nếu vậy các pháp được tạo đều là Như Lai cả, vì nhân không khác nhau. Cho nên Như Lai không thường không vô thường. Lại, này Đại Huệ ! Như Lai không phải thường; nếu là thường, thì như hư không không đợi nhân mới thành. Đại Huệ ! Thí như hư không không thường không vô thường. Vì sao? Vì lìa các lỗi thường, vô thường, một, khác, cùng, không cùng (bothness, not-bothness – câu bất câu) v.v... Lại nữa Đại Huệ ! Như Lai không thường, nếu là thường, thì tức không sinh, đồng như sừng thỏ, sừng ngựa, sừng cá, sừng rắn v.v...

Tuy nhiên, này Đại Huệ ! Trong một nghĩa khác thì có thể nói Như Lai là thường. Vì sao? Vì trí hiện chứng là thường pháp. Chứng trí là thường nên Như Lai cũng thường. Đại Huệ ! Tự tính của pháp, chỗ ở của pháp, và ngôi vị của pháp (pháp tính pháp trụ pháp vị) mà chư Phật chứng được, dù Như Lai có hiện ra đời hay không, pháp ấy vẫn thường trụ không dời đổi, ở nơi các pháp sở đắc của hết thảy nhị thừa ngoại đạo, chứ không phải là không có gì. Tuy nhiên đấy không phải điều phàm ngu biết được. Đại Huệ ! Như Lai ấy là do pháp tính nội chứng thanh tịnh mà có tên gọi ấy, không phải do tập quán hư vọng về tâm, ý, ý thức, uẩn giới xứ mà có. Hết thảy ba cõi đều do hư vọng phân biệt sinh, Như Lai không do hư vọng phân biệt sinh. Đại Huệ ! Nếu có hai (duality) thì có thường và vô thường. Nhưng Như Lai không hai, vì chứng hết thảy pháp không sinh; cho nên không thường không vô thường. Đại Huệ ! Cho đến có một chút nào ngôn thuyết khởi, đều sa vào lỗi thường hoặc vô thường. Bởi thế nên trừ tiệt hai cái “biết” phân biệt, chớ để chút nào còn sót.

Bấy giờ Thế Tôn lại nói bài kệ:

Xa lìa thường vô thường

Mà hiện thường vô thường

Thường quán Phật như thế

Không khởi sinh ác kiến

Nếu thường hoặc vô thường

Tu tập đều vô ích

Để trừ giác phân biệt

Không nói thường vô thường

Cho đến lập thuyết gì

Hết thảy đều lầm loạn

Nếu thấy do tự tâm

Thì không còn tranh cãi.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Ba 2016(Xem: 4769)
Bồ-tát Quán Tự tại (Avalokitésvara) trong khi thể hiện sự nghiệp Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm, vị ấy đã chiêm nghiệm: Đây là năm uẩn (skandha); và vị ấy thấy chúng là Không trong tự tính.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6109)
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6260)
26 Tháng Mười 2015(Xem: 11019)
Này các đệ tử, sau khi Như Lai qua đời, các vị phải trân trọng, cung kính giới luật như kẻ nghèo hèn được giàu có, như kẻ đui mù được sáng mắt. Phải biết rằng giới luật là bậc Thầy tối thượng. Dẫu có sống thêm ở đời bao nhiêu năm nữa, Như Lai cũng không ngoài mục đích răn dạy các vị về giới luật ấy thôi.
25 Tháng Mười 2015(Xem: 5993)
Tình cờ ngẫu nhiên mà đọc xong bản dịch kinh Khemaka của Cư sĩ Nguyên Giác đăng trong Thư Viện Hoa Sen, mới biết đây chính là 'Ts'ai-mo ching' mà hôm rày Tuệ Hạnh mới vừa kiếm ra. Trong tiểu sử của Đàm Ma Da Xá (Dhammayasas), có đoạn ghi ngài truyền 5 giới cư sĩ cho Trương Phổ Minh con gái của thứ sử Giao Châu Trương Mục (kh. tk 5),
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 6693)
Nếu là đệ tử Phật, Thì phải trì tụng tám điều này, Thì ở trong mỗi ý niệm, Tiêu diệt được vô lượng tội tỗi, Tiến thẳng tức khắc đến Tuệ giác, Mau chóng thành đạt sự giác ngộ trực tiếp, Vĩnh viễn đoạn trừ sanh tử, Thường trụ an vui tịch tĩnh.