Kinh Ưu Ba Ly

06 Tháng Chín 201300:00(Xem: 16721)

中 阿 含 經
KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Đà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

16. PHẨM ĐẠI (Phần Sau)

197. KINH ƯU-BA-LY [1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại Chiêm-ba, trú tại bờ ao Hằng-già [02]

Bấy giờ vào một buổi chiều Tôn giả Ưu-ba-ly [03], từ tĩnh tọa dậy, đi đến chỗ Phật đảnh lễ sát chân Phật, rồi ngồi sang một bên, thưa:

“Bạch Thế Tôn, nếu chúng Tỳ-kheo cùng nhau hòa hợp mà tác biệt kiết ma, thuyết biệt kiết ma [04] ; đó có phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật chăng?”

Thế Tôn đáp:

“Không đúng vậy, này Ưu-ba-ly.”

Tôn giả Ưu-ba-ly lại hỏi:

“Bạch Thế Tôn, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần ban cho luật diện tiền [05], nhưng lại ban cho luật ức niệm, cần ban cho luật ức niệm lại ban cho luật diện tiền. Đó có phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật chăng?”

Thế Tôn đáp:

“Không đúng vậy, này Ưu-ba-ly.”

Tôn giả Ưu-ba-ly lại hỏi:

“Bạch Thế Tôn, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần ban cho luật ức niệm lại ban cho luật bất si, cần ban cho luật bất si, lại ban cho luật ức niệm, đó có phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật chăng?”

Thế Tôn đáp:

“Không đúng vậy, này Ưu-ba-ly.”

Tôn giả Ưu-ba-ly lại hỏi:

“Bạch Thế Tôn, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần ban cho luật bất si, lại ban cho luật tự phát lồ, cần ban cho luật tự phát lồ lại ban cho luật bất si, đó có phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật chăng?”

Thế Tôn đáp:

“Không đúng vậy, này Ưu-ba-ly.”

Tôn giả Ưu-ba-ly lại hỏi:

“Bạch Thế Tôn, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần ban cho luật tự phát lồ, lại ban cho luật quân, cần ban cho luật quân, lại ban cho luật tự phát lồ, đó có phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật chăng?”

Thế Tôn đáp:

“Không đúng vậy, này Ưu-ba-ly.”

Tôn giả Ưu-ba-ly lại hỏi:

“Bạch Thế Tôn, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần ban cho quân luật nhưng lại ha trách [06]; cần ha trách nhưng lại cho quân luật; đó có phải là kiết ma đúng Pháp, kiết-ma đúng Luật chăng?”

Thế Tôn đáp:

“Không đúng vậy, này Ưu-ba-ly.”

Tôn giả Ưu-ba-ly lại hỏi:

“Bạch Thế Tôn, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần khiển trách lại hạ trí [07], cần hạ trí lại khiển trách, đó có phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật chăng?”

Thế Tôn đáp:

“Không đúng vậy, này Ưu-ba-ly.”

Tôn giả Ưu-ba-ly lại hỏi:

“Bạch Thế Tôn, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần hạ trí lại dùng cử tội [08], cần cử tội lại dùng hạ trí, đó có phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật chăng?”

Thế Tôn đáp:

“Không đúng vậy, này Ưu-ba-ly.”

Tôn giả Ưu-ba-ly lại hỏi:

“Bạch Thế Tôn, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần cử tội lại diệt tẫn [09], cần diệt tẫn lại cử tội; đó có phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật chăng?

Thế Tôn đáp:

“Không đúng vậy, này Ưu-ba-ly.”

Tôn giả Ưu-ba-ly lại hỏi:

“Bạch Thế Tôn, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần diệt tẫn lại ban cho luật ức niệm, cần ban cho luật ức niệm lại diệt tẫn; đó có phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật chăng?”

Thế Tôn đáp:

“Không đúng vậy, này Ưu-ba-ly.”

Tôn giả Ưu-ba-ly lại hỏi:

“Bạch Thế Tôn, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần ban cho ức niệm, lại do căn bản trị; cần phải do căn bản trị lại ban cho ức niệm; đó có phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật chăng?”

Thế Tôn đáp:

“Không đúng vậy, này Ưu-ba-ly.”

Tôn giả Ưu-ba-ly lại hỏi:

“Bạch Thế Tôn, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần phải do căn bản trị, lại khu xuất, cần khu xuất lại do căn bản trị. Đó có phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật chăng?”

Thế Tôn đáp:

“Không đúng vậy, này Ưu-ba-ly.”

Tôn giả Ưu-ba-ly lại hỏi:

“Bạch Thế Tôn, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trường hợp cần khu xuất lại hành bất mạn [10], cần hành bất mạn lại khu xuất; đó có phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật chăng?”

Thế Tôn đáp:

“Không đúng vậy, này Ưu-ba-ly.”

Tôn giả Ưu-ba-ly lại hỏi:

“Bạch Thế Tôn, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần phải hành bất mạn mà lại trị [11], cần đến trị lại hành bất mạn. Đó có phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật chăng?

Thế Tôn đáp:

“Không đúng vậy, này Ưu-ba-ly.

“Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp mà tác biệt kiết ma thuyết biệt kiết ma, đó không phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật, chúng Tăng cũng có tội.

“Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tăng cùng hòa hợp, trong trường hợp cần ban cho luật diện tiền lại ban cho luật ức niệm, cần ban cho luật ức niệm lại ban cho luật diện tiền, đó không phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật, chúng Tăng cũng có tội.

“Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp trong trường hợp cần ban cho luật ức niệm lại ban cho luật bất si, cần ban cho luật bất si, lại ban cho luật ức niệm. Đó không phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật, chúng Tăng cũng có tội.

“Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần ban cho luật bất si, lại ban cho luật tự phát lồ, cần ban cho luật tự phát lồ lại ban cho luật bất si. Đó không phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật, chúng Tăng cũng có tội.

“Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần ban cho luật tự phát lồ lại ban cho luật quân, cần ban cho luật quân lại ban cho luật tự phát lồ. Đó không phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật, chúng Tăng cũng có tội.

“Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần ban cho luật quân, lại khiển trách, cần khiển trách lại ban cho luật quân. Đó không phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật, chúng Tăng cũng có tội.

“Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần ha trách lại hạ trí, cần hạ trí lại ha trách. Đó không phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật, chúng Tăng cũng có tội.

“Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần hạ trí, nhưng lại dùng cử tội, cần cử tội lại hạ trí. Đó không phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật, chúng Tăng cũng có tội.

“Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần cử tội lại diệt tẫn, cần diệt tẫn lại cử tội. Đó không phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật, chúng Tăng cũng có tội.

“Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần diệt tẫn, nhưng lại dùng ức niệm, cần ban cho ức niệm lại diệt tẫn, đó không phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật, chúng Tăng cũng có tội.

“Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần ban cho luật ức niệm, nhưng lại do căn bản trị, cần ban do căn bản trị, lại ban cho luật ức niệm. Đó không phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật, chúng Tăng cũng có tội.

“Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần do căn bản trị, nhưng lại khu xuất, cần khu xuất lại do căn bản trị, đó không phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật, chúng Tăng cũng có tội.

“Này Ưu-ba-ly, ông nên học tùy theo loại kiết ma nào mà thuyết kiết ma đó. Cần ban cho luật diện tiền liền ban cho luật diện tiền, cần ban cho luật ức niệm liền ban cho luật ức niệm, cần ban cho luật bất si liền ban cho luật bất si, cần ban cho luật tự phát lồ, liền ban cho luật tự phát lồ, cần ban cho luật quân liền ban cho luật quân, cần khiển trách liền khiển trách, cần hạ trí liền hạ trí, cần cử tội liền cử tội, cần diệt tẫn liền diệt tẫn, cần dùng căn bản trị liền dùng căn bản trị, cần khu xuất liền khu xuất, cần hành bất mạn liền hành bất mạn, cần trị liền trị.

“Này Ưu-ba-ly, thầy nên học như vậy.”

Phật thuyết như vậy. Tôn giả Ưu ba ly, và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Pāli, tham chiếu Luật tạng, Mv. 9. 6. 1-8. Hán, tham chiếu, luật các bộ phái, Luật bộ, Đại 22-23.
[02] Xem cht.2, Kinh 37.
[03] Ưu-ba-ly 優 波 離. Pāli: Upāli.
[04] Nguyên bản Hán: tác dị nghiệp thuyết dị nghiệp 作 異 業 說 異 業.
[05] Xem kinh 196 trên.
[06] Trong bản, trách số 責 數, cũng nói là ha trách, tức khiển trách hay cảnh cáo.
[07] Hạ trí 下 置, có lẽ Luật Tứ Phần nói là y chỉ, bắt phục tùng giám hộ.
[08] Hán: cử 舉, hay cử tội, thủ tục buộc tội Tỳ-kheo trước Đại chúng.
[09] Hán: tẫn 擯 hay diệt tẫn, trục xuất khỏi Tăng.
[10] Hành bất mạn 行 不 慢, Tứ Phần: hành Ma-na-đỏa, hay hành pháp ý hỷ, trong sám Tăng-già-bà-thi-sa.
[11] Trị 治, Tứ Phần: a-phù-ha-na, phép xuất tội Tăng-già-bà-thi-sa.

 

TRÍCH: KINH TRUNG A HÀM

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 8004)
Lợi dưỡng ở đây là sự hưởng thụ tiện nghi. Người tu phải để hết thì giờ và tâm lực để tìm cầu giải thoát, chứ không phải để chạy theo lợi dưỡng. Hai mươi bài kệ trong kinh này là hai mươi tiếng chuông chánh niệm cho người xuất gia. Bài kệ thứ 20 dạy: thà nuốt viên sắt cháy, thà uống nước đồng sôi, còn hơn là phá giới mà cứ tiếp tục tiếp nhận của tín thí cúng dường.
14 Tháng Năm 2014(Xem: 14074)
Tôi được Tăng sai phụ trách hướng dẫn Bồ tát Học xứ cho chúng Giới tử tân thọ Bồ tát giới. Trong thời gian khá lâu, hướng dẫn cho nhiều lớp, tôi đã cố gắng Việt dịch – Biên soạn – Chú thích và tập thành đầu sách mang tựa đề.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10493)