Kinh Sedaka, Tại Sedaka có người nghệ sĩ xiếc nhào lộn

14 Tháng Tư 201608:57(Xem: 5774)

KINH SEDAKA  
TẠI SEDAKA CÓ NGƯỜI NGHỆ SĨ XIẾC NHÀO LỘN,
 
Dịch từ tiếng Pali: Thanissaro Bhikkhu -
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Source-Nguồn: www.accesstoinsight.org
(Sedaka Sutta: At Sedaka, The Acrobat - Translated from the Pali by: Thanissaro Bhikkhu)




blankTôi đã nghe nói rằng, có một thời Đức Phật đã sống với những người ở vùng Sumbhan. Lúc bấy giờ, trong vùng Sumbhan nầy, có một tỉnh tên là Sedaka. Ở đó, Đức Phật đã gọi chư tăng, "Nầy các Tỳ Kheo!"

"Dạ thưa Đức Thế Tôn," chư tăng đồng trả lời.

Đức Thế Tôn nói rằng: "Ngày xửa ngày xưa, nầy các Tỳ Kheo, có một ông nghệ sĩ xiếc nhào lộn, dựng lên một cây sào bằng tre, rồi nói với cô phụ tá của ông, tên là Chảo-Chiên-Xào: 'Hãy đến đây, Chảo-Chiên-Xào, con yêu ơi. Con hãy leo lên cây sào bằng tre nầy, rồi con đứng lên hai vai của Thầy.'

"'Thưa Thầy, con sẽ làm theo lời Thầy nói', Chảo-Chiên-Xào trả lời ông nghệ sĩ xiếc nhào lộn, rồi leo lên cây sào tre, và đứng trên hai vai của ông thầy.

"Rồi sau đó ông nghệ sĩ xiếc nhào lộn nói với cô phụ tá, 'Chảo-Chiên-Xào, con yêu ơi, bây giờ con chú-tâm nhìn cho Thầy, rồi Thầy cũng sẽ chú-tâm nhìn cho con. Như thế, chúng ta bảo vệ cho-nhau, và chú-tâm nhìn cho-nhau, rồi chúng ta sẽ khoe tài nghệ của chúng ta, và chúng ta sẽ nhận phần thưởng, rồi chúng ta sẽ leo xuống cây sào tre một cách an toàn.'

Sau khi nghe Thầy nói xong, Chảo-Chiên-Xào nói với Thầy, "Thầy ơi, điều nầy không ổn rồi. Con nghĩ rằng, Thầy nên chú-tâm nhìn cho Thầy, con nên chú-tâm nhìn cho con, và như thế, mỗi người chúng ta bảo vệ cho chúng-ta, và chú-tâm nhìn cho chúng-ta, rồi chúng ta sẽ khoe tài nghệ của chúng ta, và chúng ta sẽ nhận phần thưởng, rồi chúng ta sẽ đi xuống cây sào tre một cách an toàn.'

"Nầy các Tỳ Kheo, những gì cô phụ tá, Chảo-Chiên-Xào, nói với ông Thầy của cô, là đúng đắn trong trường hợp nầy. 

"Nầy các Tỳ Kheo, thiết lập sự-chú-tâm đúng-đắn (chánh niệm) là sự thực tập với ý nghĩ, 'Tôi sẽ chú-tâm nhìn để bảo vệ cho tôi.' Thiết lập sự-chú-tâm đúng-đắn cũng là sự thực tập với ý nghĩ, 'Tôi sẽ chú-tâm nhìn để bảo vệ người khác.' Khi tôi chú-tâm nhìn để bảo vệ cho tôi, có nghĩa là, tôi bảo vệ người khác. Khi tôi chú-tâm nhìn để bảo vệ người khác, có nghĩa là, tôi bảo vệ cho tôi.

"Và, trong khi tôi chú-tâm nhìn cho tôi, thì làm thế nào tôi có thể bảo vệ người khác? Tôi làm bằng cách trau giồi [qua thực hành], qua sự phát triển, qua sự tiếp tục theo đuổi phương-cách nầy. Đây là điều tôi bảo vệ người khác, trong khi tôi chú-tâm nhìn cho tôi.

"Và, trong khi tôi chú-tâm nhìn người khác, thì làm thế nào tôi có thể bảo vệ cho tôi? Tôi làm bằng cách luyện tập qua sự chịu đựng bền bỉ, qua sự không-gây-hại, qua tâm từ-bi, và qua sự thông-cảm. Đây là điều tôi bảo vệ cho tôi, trong khi tôi chú-tâm nhìn người khác.

"Thiết lập sự-chú-tâm đúng-đắn (chánh niệm) là sự thực tập với ý nghĩ, 'Tôi sẽ chú-tâm nhìn để bảo vệ cho tôi.' Thiết lập sự-chú-tâm đúng-đắn cũng là sự thực tập với ý nghĩ, 'Tôi sẽ chú-tâm nhìn để bảo vệ người khác.' Khi tôi chú-tâm nhìn để bảo vệ cho tôi, có nghĩa là, tôi bảo vệ người khác. Khi tôi chú-tâm nhìn để bảo vệ người khác, có nghĩa là, tôi bảo vệ cho tôi."

Source-Nguồn: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn47/sn47.019.than.html

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tư 2015(Xem: 10255)
Ananda là đại đệ tử của Phật. Là em chú bác của Phật, ngài từ bỏ đời sống vương giả, xuất gia theo Phật, hầu cận bên cạnh Phật suốt đời. Ananda là đệ tử thông minh nhất, đa văn nhất của Phật. Tên ngài thơm trong kinh. Chuyện về ngài làm đẹp sử Phật. Ngài lại là người có dung mạo đẹp đẽ không ai bằng. Vì vậy mà có chuyện sau đây.
26 Tháng Ba 2015(Xem: 7656)
Một lần kia, Vacchagotta, một du tăng (là nhà tu khổ hạnh lang thang, không có nơi ở ổn định), đến gần Đức Phật và nói với ngài:
18 Tháng Ba 2015(Xem: 7739)
Nầy các Tỳ Kheo, có ba nguyên nhân bắt nguồn của hành động. Ba nguyên nhân nầy là ba nguyên nhân gì? Đó là: lòng tham lam, lòng thù hận, và sự si mê (tham, sân, si).
14 Tháng Ba 2015(Xem: 5931)
Nầy các Tỳ Kheo, trong tất cả các sự vật có điều kiện hoặc không có điều kiện, sự không dính mắc được xem là cao quý nhất, đó là: sự đập nát mọi sự say mê, sự loại bỏ mọi sự khao khát, sự bứng bỏ gốc rễ của sự dính mắc, sự cắt đứt vòng sinh tử, sự hủy diệt ái dục, sự từ bỏ thú đau thương, và Niết Bàn.
12 Tháng Ba 2015(Xem: 8233)
Trong quá trình tu tập ta nhiều lúc nhớ lại một câu, hoặc một đoạn trong kinh nhưng không nhớ rõ chi tiết, và cũng không nhớ câu này đoạn này nằm cụ thể trong kinh nào. Sự việc tương tự khi ta đọc một bài viết có nhắc đến một câu hay một đoạn trong kinh nhưng tác giả không dẫn chứng đầy đủ, hoặc nhiều khi còn không dẫn chứng, do đó nếu muốn kiểm chứng lại cũng rất khó khăn.