TÌM HIỂU
KINH TRUNG BỘ Tập 1.2.3
THÍCH CHƠN THIỆN
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo 2017
NHẬN ĐỊNH TỔNG QUÁT
Có thể nói rằng chỉ trong mười kinh đầu tiên của Trung Bộ I, con đường nhận thức và tu tập của Phật giáo đã được giới thiệu đầy đủ. Các pháp tu ấy và chánh kiến ấy trên thực tế được Thế Tôn và các đại tôn giả giảng dạy trong suốt 45 năm dưới nhiều hình thức trình bày, ngôn ngữ, thí dụ khác nhau. Tất cả vẫn là sự vận hành của Năm uẩn, Mười hai nhân duyên, tẩy sạch tâm cấu uế, sống viễn ly, hiện tại lạc trú, tịch tịnh trú, biến mãn Tứ vô lượng tâm khắp mười phương để đắc Tam minh, Lục thông, hay Bất động tâm giải thoát, hoặc Vô thủ trước Niết bàn. Giản dị hơn là nội dung: Giới, Định, Tuệ, Giải thoát và Tri kiến giái thoát.
Vô lượng ngôn từ giảng dạy và vô lượng pháp môn tu đều được bao hàm trong chừng ấy. Không thể khác, bởi vì muôn thuở con người và cả mọi chúng sinh vẫn chỉ bị ràng buộc bởi các ác tâm, hại tâm, bất thiện tâm, bởi “Ngũ cái, bởi tham đắm các cảm thọ, bởi tham ái Hữu hay Phi Hữu”. Do vì mọi người vẫn lặp đi lặp lại các khổ đau sinh khởi bởi tham lam, sân hận, si mê, nên “con đường” đối trị khổ đau được lặp lại, lặp lại mãi.
Do vì không gian, thời gian, các hiện hữu, con người và chúng sinh không thật sự có hình tướng như chúng đang là nên những câu hỏi là trả lời về chúng đều rơi vào hoang vu, hý luận. Cái gọi là chúng chỉ là vô minh, một sự hiện diện của vô lượng bi thảm, tối tăm mà sự dập tắt chúng chỉ có “con đường”. Vì thế mà Tam tạng Kinh-Luật-Luận của các bộ phái Phật giáo đều chỉ giới thiệu “con đường”. Đi là phần còn lại của những ai đang cảm nhận khổ đau.
Trước sự hiện diện của tướng trạng bất định, bất định như chưa từng hiện hữu, thì có máy móc tinh vi nào làm được công việc tìm hiểu, cân, đo, đong, đếm...?!
Các hiện hữu không phải là các cá thể và chẳng bao giờ là cá thể, mà là một tràng vô tận nhân duyên, điều mà Đức Thế Tôn đã khám phá qua Duyên khởi, từ đó Ngài thành đấng Chánh đẳng giác và chuyển vận bánh xe Pháp, xây dựng vương quốc trí tuệ, vương quốc của đoạn tận Thức, đoạn tận Ái, đoạn tận Thủ, đoạn tận Hữu, đoạn tận Vô minh.
Chừng nào còn khổ đau, con người còn cần kiên nhẫn lắng nghe từng bài kinh Phật để thấy rõ “con đường” và thực hiện “con đường”. Đây là tiếng nói siêu triết lý, siêu tôn giáo và siêu xã hội mà nhân loại đang cần./.
MỤC LỤC ĐẠI CƯƠNG
Trung bộ kinh I có năm phần, mỗi phần có 10 kinh
1. Từ Kinh số 1 đến Kinh số 10 Cương Yếu Của Các Pháp Môn Căn Bản
2. Từ Kinh số 11 đến Kinh số 20 Tiếng Rống Sư Tử
3. Từ Kinh số 21 đến Kinh số 30 Các Ảnh Dụ
4. Từ Kinh số 31 đến Kinh số 40 Các Phẩm Song Đôi
5. Từ Kinh số 41 đến Kinh số 50 Các Phẩm Song Đôi (tiếp theo)
Trung bộ kinh II có năm phần, mỗi phần có 10 kinh, đó là:
1. Phần liên hệ các gia chủ (cư sĩ): từ kinh 51 đến kinh 60.
2. Phần liên hệ các vị Tỷ kheo: từ kinh 61 đến kinh 70.
3. Phần liên hệ các du sĩ: từ kinh 71 đến kinh 80.
4. Phần liên hệ các vua chúa, hoàng thân: từ kinh 81 đến kinh 90.
5. Phần liên hệ các Ba-la-môn: từ kinh 91 đến kinh 100.
Trung Bộ Kinh III gồm có 52 kinh được phân ra năm phần:
1. Phần một (từ kinh 101 đến kinh 110): Phần Thị Trấn Các Sakka.
2. Phần hai (từ kinh 111 đến kinh 120): Phần Bất Đoạn.
3. Phần ba (từ kinh 121 đến kinh 130): Phần Không Tánh.
4. Phần bốn (từ kinh 131 đến kinh 142): Phần Phân Tích.
5. Phần năm (từ kinh 143 đến kinh 152): Phần Lục Xứ.
(1) Kinh Pháp môn căn bản (a)
|
(26) Kinh Thánh cầu
(31) Tiểu kinh Khu rừng sừng bò (32) Đại kinh Khu rừng sừng bò (33) Đại kinh Người chăn bò (34) Tiểu kinh Người chăn bò (35) Tiểu kinh Saccaka (36) Đại kinh Saccaka (a) (37) Tiểu kinh Đoạn tận ái (38) Đại kinh Đoạn tận ái (39) Đại kinh Xóm ngựa (40) Tiểu kinh Xóm ngựa (41) Kinh Saleyyaka (a) (42) Kinh Veranjaka (43) Đại kinh Phương quảng (44) Tiểu kinh Phương quảng (a) (45) Tiểu kinh Pháp hành (a) (46) Đại kinh Pháp hành (47) Kinh Tư sát (48) Kinh Kosampiya (49) Kinh Phạm thiên cầu thỉnh (50) Kinh Hàng ma |
(51) Kinh Kandaraka |
(76) Kinh Sandaka |
(101) Kinh Devadaha (a) Việt-Anh |
(127) Kinh A-na-luật |
Tìm Hiểu Trung Bộ Kinh - Tập I
Tìm Hiểu Trung Bộ Kinh - Tập II
Tìm Hiểu Trung Bộ Kinh - Tập III
Tìm hiểu Kinh Trung Bộ - Thích Chơn Thiện Toàn Bộ 3 tập 2017