Tóm tắt kinh Trung Bộ

01 Tháng Mười 201515:31(Xem: 9286)
Tóm tắt
KINH TRUNG BỘ (Majjhima Nikaya)
Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn 2011

Lời thưa

tom tat kinh trung boChúng tôi, hàng môn đệ của Hòa thượng thượng Minh hạ Châu, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả một tác phẩm nữa của Hòa thượng mà chúng tôi vừa sưu tập: “Tóm Tắt Kinh Trung Bộ”.

Tập sách có khoảng 400 trang nhưng quá trình hình thành nó lại là một sự chuẩn bị và thực hiện công phu.

Thực vậy, Hòa thượng khởi sự nghiên cứu chuyên sâu Kinh Trung Bộ vào năm 1952, lúc ngài đang du học ở Sri Lanka, nhưng cho đến những năm đầu thập niên 60, 70 của thế kỷ trước, ngài mới bắt đầu dịch bộ kinh này từ nguyên bản Pāli ra tiếng Việt. Bộ kinh được xuất bản lần thứ nhất gồm ba tập, hoàn tất vào năm 1978.

Ba tập này được tái bản vào năm 1986, lần này Hòa thượng có sửa chữa một số từ ngữ đã dùng cho đúng. Cuối cùng, toàn bộ bản dịch Kinh Trung Bộ của Hòa thượng được in xong vào Đại tạng kinh Việt Nam năm 1992.

Bên cạnh đó, từ năm 1978 đến năm 1992, Hòa thượng đã mở nhiều khóa giảng Kinh Trung Bộ cho Tăng Ni Phật tử tại Thiền viện Vạn Hạnh Thành phố Hồ Chí Minh cũng như cho Tăng Ni sinh Trường Cao cấp Phật học tại chùa Quán Sứ – Hà Nội và tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hẳn ngài đã đánh giá rất cao Kinh Trung Bộ trong công trình dịch thuật lớn nhất của ngài, đó là toàn thể năm bộ Nikāya được dịch từ nguyên bản Pāli sang Việt ngữ.

Nhân lần tái bản bộ kinh này vào năm 1986, Hòa thượng đã viết trong Lời Giới Thiệu: “Chưa học Kinh Trung Bộ là chưa nắm được tinh hoa của đạo Phật Nguyên thủy. Chưa nghiên cứu Kinh Trung Bộ rất có thể rơi vào những lệch lạc định nghĩa các danh từ chuyên sâu trong đạo Phật mà đức Phật đã dày công định nghĩa mỗi khi Ngài thuyết giảng giáo lý của Ngài”.

Trong quá trình thuyết pháp và giảng dạy kinh điển Pāli, Hòa thượng Bổn sư chúng tôi vẫn đặc biệt chú trọng đến Kinh Trung Bộ. Ngài đã dành thì giờ nhiều nhất cho bộ kinh này. Cũng do đó, ngài đã đem công sức tóm tắt toàn bộ 152 kinh của bộ kinh này, nhằm trang bị cho hàng Phật tử kiến thức căn bản để vững tiến trên con đường tu học. Chúng tôi còn nhớ mỗi khi giao cho chúng tôi đánh máy bản thảo, ngài đều dặn dò phải cẩn thận đối với từng chữ, từng câu và sau đó ngài tự tay chấp bút chỉnh sửa những chỗ ngài chưa vừa ý. Ngay khi chúng tôi tìm được bản thảo đã được đánh máy và được sửa chữa cẩn thận, chúng tôi vội xin ngài cho phép thực hiện việc xuất bản. Chúng tôi rất hoan hỷ làm công việc này, vì ngoài ý định sưu tập và phát hành, toàn bộ các công trình nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy và thuyết pháp của Hòa thượng còn đáp ứng yêu cầu của rất nhiều Tăng Ni Phật tử muốn có được một bản Tóm Tắt Kinh Trung Bộ do chính Hòa thượng thực hiện.

Đây là lần xuất bản và phát hành đầu tiên của tập sách “Tóm Tắt Kinh Trung Bộ”, chúng tôi đê đầu đảnh lễ Hòa thượng Bổn sư đã một lần nữa để lại cho chúng tôi một tài liệu giá trị liên hệ đến những gì mà suốt nhiều chục năm qua Hòa thượng vẫn tận tâm giảng dạy cho chúng tôi; đồng thời chúng tôi nghĩ rằng tập sách này cũng rất cần thiết, bổ ích cho những ai muốn đến với giáo lý nguyên thủy của đức Phật.

Tập sách “Tóm Tắt Kinh Trung Bộ” này là tập thứ 10 do chúng tôi sưu tập để kính tặng Tăng Ni Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 93 của Hòa thượng Bổn sư chúng tôi.

Nhân đây, chúng tôi xin chân thành cám ơn gia đình Phật tử Nguyễn Ngọc Hà Pháp danh Diệu Phương đã phát tâm tôn kính ấn tống Pháp bảo này.

Phật lịch 2554 – Dương lịch 2010
Tp. Hồ Chí Minh, Trọng hạ Canh Dần 2010
Môn đồ của Hòa thượng Viện chủ Thiền viện Vạn Hạnh


Lời giới thiệu

Thể theo lời yêu cầu của Tăng Ni Phật tử, bước đầu chúng tôi cho soạn bản tóm tắt các kinh thuộc KINH TRUNG BỘ (Majjhima Nikāya) để giúp các Tăng Ni Phật tử nghiên cứu Kinh tạng Pāli.

Bộ Majjhima Nikāya có tất cả 152 kinh, đã được in và phát hành. Ở đây, chúng tôi xin ghi ơn Ni sư Trí Hải và một số học viên lớp Pāli đã giúp chúng tôi ghi chép lại bản tóm tắt này để sớm hoàn thành sách này như hiện có.

Nếu có những thiếu sót gì trong công tác này, mong Tăng Ni, Phật tử và độc giả lượng thứ cho, vì nhân sự có hạn, thời gian lại không có nhiều. Viết tại Viện Phật học Vạn Hạnh nhân ngày lễ Thành Đạo theo truyền thống Bắc tông (8.12. Kỷ Mùi), tức ngày 25.1.1980.

Viện trưởng,
Tỷ-kheo Thích Minh Châu


pdf_download_2
tom_tat_kinh_trung_bo





Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Hai 2019(Xem: 4832)
11 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 5447)
29 Tháng Tư 2016(Xem: 5117)
Tự nhận rằng, là người của công việc, hay đi lại đó đây, ngay cả trong mùa an cư, do đó với riêng tôi, việc thực hiện đúng thời khóa công phu theo phương thức truyền thống là điều bất khả! Mặc dù vậy, tự trong sâu thẳm của lòng mình, mong mỏi được đọc tụng toàn bộ kinh tạng trong mùa an cư dường như là một sở nguyện đã manh nha từ lâu...
08 Tháng Chín 2015(Xem: 6147)
Phương tiện thiện xảo phẩm, thuộc phần Tích Môn, tức là phần lý thuyết trình bày lý tưởng và lập trường tu học của người Phật tử, giải thích Tuệ giác vô thượng Phật đà là nhận thức và hoạt dụng bản chất tuyệt đối vắng lặng vào việc tự độ và độ tha, đồng thời minh định tuệ giác ấy là lý tưởng và mục tiêu duy nhất của con đường giác ngộ, mọi giáo thuyết mà chư Phật diễn giải đều là biểu hiện của Tuệ giác Phật đà và đó là phương tiện đưa chúng sanh đi vào tuệ giác ấy