Ý NGHĨA CỦA SỰ GIÀU CÓ TRONG PHẬT GIÁO
P. A. Payautto | Lâm Hạnh Nhiên dịch
Mặc dù người ta thường cho rằng Phật giáo là tôn giáo khổ hạnh, thực ra sự khổ hạnh đã được Đức Phật thực hành rồi từ bỏ trước khi Ngài đạt tới giác ngộ. Trong phạm vi có liên quan đến Phật giáo, ý nghĩa của từ ‘khổ hạnh’ khá mơ hổ và không nên sử dụngmà không có sự dè dặt. Từ ‘nghèo’ cũng thường bị hiểu lầm. Đúng hơn, người Phật tử ít ham muốn và biết đủ. Sự nghèo khó không phải là điều được Phật giáo ca ngợi. Vì như Đức Phật đã nói, “Đối với những người chủ gia đình trong cuộc đời này, nghèo là một nỗi khổ”. (Kinh bộ Tăng chi) và “Điều tồi tệ trong cuộc sống là sự nghèo khó và nợ nần” (Kinh bộ Tăng chi).
Thực sự, một số người đạt được sự giàu có lớn còn thường được kinh điển nguyên thủy ca ngợi và khuyên khích, cho thấy sự giàu có là một điều được phép theo đuổitrong Phật giáo. Trong số những đệ tử thế tục của Đức Phật, những người thường được nhắc đến, những người có những đóng góp quan trọng cho giáo đoàn và những người thường được ca ngợi lại nằm trong số những người có của cải lớn, chẳng hạn ngài Anathapindika (Cấp Cô Độc). Ngay cả đối với hàng Tăng sĩ, những người không được phép theo đuổi sự tích tụ của cải, thì người thường xuyên nhận được phẩm vật cúng dường cũng được coi là người có phẩm hạnh cao. Chẳng hạn, Tỳ-kheo Sivali đã từng được Đức Phật khen ngợi là bậc nhất trong số những người tiếp nhận nhiều phẩm vật cúng dường.Tuy nhiên, những nhận xét này cần phảiđược làm rõ nghĩa. Kinh điển cho thấy sự giàu có không phải là đối tượng của sự khen ngợi hay sự chê trách, mà chính cách làm giàu và cách sử dụng của cải của một người mới là điều chịu sự phê bình. Như vừa nêu trên, ngay cả đối với các Tỳ-kheo, việc nhận được tài sản đúng pháp không hề bị phê phán mà việc thiếu thốncũng không phải là việc được khen ngợi. Những tính chất đáng bị chê trách là sự tham lợi, sự keo kiệt, sự mê đắm, sự vướng mắc và việc tích trữ của cải. Việc tiếp nhận của cải là điều được phép nếu điều đó có ích cho việc thực hành chánh đạohoặc đem lại lợi ích cho các thành viên cùa Tăng già.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các Tỳ- kheo được khuyến khích có tài sảnriêng. Theo giới luật và môn quy, lợi dưỡng được coi là chính đáng nếu của cải ấy thuộc về Tăng chúng, nhưng khi một vị Tỳ-kheo lại có nhiều của cải riêng thì đó chính là bằng chứng về sự tham lam của vị ấy và vị ấy không thể được coi là người sống theo phạm hạnh. Việc thực hành đúng pháp đối với các vị Tỳ-kheo là không được quyền sở hữu bất cứ những gì khác hơn các vật cần dùng cho cuộc sống tu trìcủa họ. Ở đây, vấn đề không phải là một cá nhân nào giàu hay nghèo, mà ở chỗ các vị ấy ít phải lo lắng đến cá nhân mình, dễ dàng đi đến bất kỳ nơi nào, có tinh thầnbiết đủ và ít ham muốn, và vì cuộc sống của một vị Tỳ-kheo là phụ thuộc vào sự cúng dường của người khác, vị ấy phải làm cho mình trở thành người dễ được giúp đỡ. Trong tình trạng sẵn sàng chuyển chỗ ở và hầu như không phải lo lắng gì về cá nhân, các Tỳ-kheo có khả năng dành hết năng lực và thời gian của mình cho sự nghiệp tu hành của họ, cho dù đó là để hoàn thiện bản thân, đạt tới thánh quả, hay là để đóng góp những điều tốt đẹp cho xã hội. “Tỳ-kheo hài lòng với ba y đủ để che thân và với thực phẩm xin được vừa đủ nuôi thân. Bất kỳ khi nào vị Tỳ-kheo ấy cần phải đi, vị ấy chỉ cần mang theo mình ba y một bát, hệt như con chim được đỡ bằng đôi cánh, bất kỳ khi nào muốn bay, con chim chỉ bay với sức nặng của đôi cánh phải mang theo” (Kinh bộ Tăng chi).
Như vậy, chính là sự biết đủ và ít ham muốn cùng với nỗ lực phát triển thiện hạnh và giải trừ cấu uế là điều được ca ngợi. Ngay cả sự biết đủ và ít ham muốn cũng phải được xác định rõ, nghĩa là những phẩm chất ấy phải đi kèm với tinh tấn và chuyên cần chứ không thể vì thế mà kiêu mạn và giải đãi. Vị Tỳ-kheo tự hài lòng với bất kỳ những gì mình có để vị ấy có thể dành nhiều thời gian và năng lực hơn cho việc phát triển bản thân cũng như đem lại lợi lạc cho người khác. Nói khác đi, việc một vị Tỳ-kheo có được nhiều của cải có thể là một điều tốt, nhưng vị Tỳ-kheo ấy không được phép giành lấy làm của riêng hoặc tích trữ cho riêng mình. Có thể tốt hơn nữa là một vị Tỳ-kheo dành được nhiều lợi dưỡng hơn để rồi cho đi nhiều hơn. “Lại nữa, này các Tỳ-kheo, vị Tỳ-kheo ấy hài lòng với tất cả những gì cần thiết -là vị ấy có được, đó là ba y, thực phẩm xin được, chỗ trú ngụ và thuốc men. Lại nữa, này các Tỳ-kheo, vị ấy liên tục tinh tấn trừ diệt mọi ác hạnh và liên tục tinh tấn trong việc thực hành thiện hạnh mà không bao giờ bỏ bê bổn phận của mình”(Kinh Trường bộ hoặc kinh bộ Tăng chi) và “Một con đường dẫn tới sự giàu có, con đường kia dẫn tới niết- bàn. Nếu một Tỳ-kheo, là một vị thánh đệ tử của Đức Phật, đã hiểu được điều ấy, vị này sẽ không khao khát sự kính trọng, mà sẽ sống ẩn cư” (Kinh Trường bộ).
Về phần các cư sĩ, như đã chỉ ra ở trên, không bao giờ sự nghèo khó lại được khuyến khích. Ngược lại, nhiều đoạn kinh văn còn cổ vũ người đệ tử thế tục của Đức Phật nên tìm kiếm và gom góp sự giàu thịnh theo đúng pháp.Trong số những quả báo thiện của các thiện hạnh, một điều quan trọng là được sinh trưởng trong sự giàu có. Điều bị chê trách là sự giàu có dính liền với những biện pháp bất chính.
Cũng đáng bị chê trách là những kẻ sau khi xây dựng được tài sản lại trở thành nô lệ của khối tài sản ấy và đau khổ vì sự giàu có của mình. Không kém tệ hại hơn và cũng đáng bị chê trách như việc làm giàu bất chính là sự tích tụ của cải vật chất nhờ vào tính bủn xỉn keo kiệt, không dám tiêu pha cho lợi ích và hạnh phúc của chính mình và của những người phụ thuộc vào mình hoặc cho lợi ích và hạnh phúc của tha nhân. Cũng vậy, việc phung phí tài sản một cách rồ dại hay xa hoa, hoặc sử dụng sự giàu có của mình để gây đau khổ cho người khác cũng là điều bị chỉ trích: “Này các Tỳ-kheo, nếu người nào biết, như chính ta biết rõ, hoa trái của việc chia sẻ lợi dưỡng, người ấy sẽ không hưởng việc sử dụng những lợi dưỡng ấy mà không chia sẻ chúng, người ấy cũng không để sự đồi bại của tính keo kiệt ám ảnhtâm mình. Ngay cà khi đó là một miếng ăn cuối cùng, một mẩu thực phẩm cuối cùng, người ấy cũng không hưởng việc sử dụng nó mà không chia sẻ với người khác nếu như có người nào khác để có thể chia sẻ” (Kinh Tiểu bộ).
Những người giàu có công chính và đáng khen là những người làm giàu bằng những cách thức chính đáng và sử dụng sự giàu có ấy cho sự tốt đẹp và hạnh phúccủa mình cũng như của những người khác. Cho nên nhiều vị đệ tử thế tục của Đức Phật, là những người giàu có, đã sử dụng phẩn lớn nếu không nói là hấu hết tài sảncủa họ để giúp đỡ Tăng đoàn và giúp cho người khác bớt nghèo khó, bớt đau khổ. Chẳng hạn, trong các quyển Luận và trong kinh Pháp cú đểu có nói đến việc Cư sĩCấp Cô Độc đã dành phẩn lớn tài sản của mình để cúng dường Tãng đoàn và phát chẩn cho hàng trăm người nghèo mỗi ngày.Tất nhiên, trong một xã hội lý tưởng, dưới sự cai trị của các nhà cai trị có năng lực và công chính, hoặc dưới sự quản trị của một chính phủ công chính và có hiệu năng, sẽ không có người nghèo, vì ít nhất, mọi người đều có thể tự lo được cho bản thân mình, và các vị Tỳ-kheo là cộng đồngduy nhất tách biệt khỏi xã hội được cung dưỡng bởi tài sản thặng dư của những người thế tục.
Như vậy, hoàn toàn trái ngược với hình ảnh thông thường của Phật giáo như một tôn giáo khắc khổ, giáo pháp của Phật giáo vẵn công nhận ý nghĩa của tiện nghi vật chất trong việc tạodựng hạnh phúc.Tuy nhiên, Phật giáo nhắm tới việc phát triển mọi tiềm năng của con người, và trong chiều hướng đó, sự giàu có về vật chất vẫn được coi là thứ yếu. Hoạt động kinh tế sinh lợi mà đem lại hạnh phúc thì có thể đóng góp cho sự phát triển của con người, nhưng việc tích tụ của cải chỉ để có nhiều của cảithì chẳng có ích gì cho xã hội.
Lâm Hạnh Nhiên dịch Nguồn: Buddhist Economics,
A Middle Way for the Market Place
Payautto là một học giả Phật giáo nổi tiếng người Thái. Mới đây, Quốc vương Thái Lan đã phong ông là Tam tạng Pháp sư. Ông là một trong những người có công vạch kế hoạch dịch toàn bộ kinh điển Phật giáo từ tiếng Thái sang tiếng Anh.