Pháp-Tâm (Phần 1)

27 Tháng Mười Hai 201711:59(Xem: 9251)

PHÁP-TÂM (Phần 1)
Mãn Tự

 

hoa sen 2Trong kỷ nguyên hiện tại, nhờ sách vở kinh luận được phát hành rộng rãi, do đó giáo lý nhà Phật được đi vào mọi tầng lớp nhân sinh. Vì vậy bây giờ người đọc kinh luận cũng như đọc một quyển sách giải trí trong những khi rảnh rỗi.

Tuy nhiên trong nhiều tầng lớp đó cũng có những thành phầncăn cơ sâu dày quyết tâm tìm hiểu, muốn thực hành tu tập đi đến rốt ráo. Dù vậy cái khó khăn nhất đối với chư vị đó là làm thế nào để nhận ra pháp hay tâm để thực hành. Kinh thì quá thâm diệu đối với người sơ cơ, chưa có định lựcđọc kinh chẳng khác nào đi lạc vào không gian vũ trụ. Dù vận dụng tất cả tri thức hiểu biết đến tận cùng cũng không thể tìm đâu ra phương hướng nhất là những bộ Kinh Phương Quảng Đại Thừa.

Cũng có một số ít vị tự chọn cho mình một Pháp môn để thực hành, dù vậy trong tâm luôn luôn nghi ngờPháp môn mình chọn có đúng thật với trình độ căn cơ của mình không? Thật ra thì với tri thức dù chọn lựa như thế nào vẫn không làm sao đúng được, vì tri thức tánh nó là “phân biệt”. Vì vậy, một thời gian sau thì bỏ cuộc hay tìm đến một vị thầy để nhờ chỉ dẫn. Như vậy cũng đúng thôi, tuy nhiênlý do đó mà Chánh Pháp mỗi một thời đại mỗi hạ thấp, và cho đến bây giờ thì gọi là Mạt Pháp.

Người Việt Nam chúng ta học theo Nho giáo của Trung Quốc là “Tôn sư trọng đạo” đó là văn hóa rất tốt, tuy nhiên quá “Tôn Sư” mà không dám vượt lên thì đó chính là làm cho “Pháp” bị suy tàn. Câu ca dao nhân gian “con hơn cha là nhà có phước, trò vượt thầy đạo pháp mới tăng”. Đúng vậy, nếu trình độ của người trò mà bằng thầy thì giáo pháp đó đã giảm một phần ba, còn nếu trò thấp hơn thầy thì giáo pháp đó thành sáo ngữ vì chỉ lập lại mà thôi. Mà lập lại chưa chắc đã đúng nguyên văn. Phương tiện Đức Thế Tôn để lại cho chúng ta rõ ràng nói lên điều đó, nếu Đức Thế Tôn không vượt qua hai vị thầy là tiên A-tư-đà và Uất-đầu-lam-phất thì không có đạo Phật xuất hiệncõi Ta Bà này.

Thứ hai là sách thiền, có thể nói rằng sách thiền là sách gối đầu của hầu hết những thành phần tinh hoa, muốn tìm hiểu muốn khám phá muốn cày xới tiềm năng ẩn tàng trong thân tâm này. Muốn kích phát năng lực sâu xa vi diệuđời sống bình thường thì không bao giờ với tới. Là những người muốn mở cánh cửa không gian để đi vào vô tận vô biên vũ trụ. Là những vị không chấp nhận đời sống của ta giống như những con gia súc gia cầm được nuôi lớn lên rồi bị làm thịt mà không có một chút sức lực nào phản kháng.

Dù có phản kháng đi nữa cũng không có được tác dụng gì. Tu thiền có thể làm bánh xe luân hồi dừng lại, có thể thấy biết được giác quan mắt tai bị che lấp, có thể tháo bỏ sự trói buộc của sắc, thanh hương… Tu tập thiền nên như thật thấy biết thế nào là Thân, Tâm thế nào là ngoại cảnhnhư thật thấy biết thân tâm, ngoại cảnh nên ngoại cảnh, thân tâm không ràng buộc được nữa. Và quan trọng hơn nữa là tuyệt đối không còn nghi ngờĐức Thế Tôn Như Lainhập niết bàn hay không nhập niết bàn.

Tuy nhiên muốn tu học đến một bước này thì phải là người có đầy đủ ý chí, có nghị lực, có đại từ bi, có đầy đủ hành trang, trang bị vững chắc. Dù vậy phải cần có hai cái nhân làm duyên mới hoàn tất một là tâm tự nguyện đó là những vị thị hiện hai là hoàn cảnh môi trường không thể làm khác được.

Thiền là nằm ngoài tâm thức, vượt khỏi sự nắm bắt suy tưởng của thế gian. Thí dụ có người hỏi vị thiền sư: ‘’Thưa thầy, thế nào là Tâm?’’ vị thiền sư trả lời: “Ông vừa nói cái gì đó?” Câu trả lời của vị thiền sư mà vị thiền sinh suy nghĩ là câu hỏi lại nên ông ta lập lại lần nữa thì vị thiền sư nói: “Tôi đâu có điếc””. Trong câu chuyện thiền đó vị thiền sư có chỉ ra cái tâm hay không? Thứ nhất nếu vị thiền sư không trả lời câu hỏi thì bị phạm giới coi thường chúng sinh. Còn nếu trả lời thì ở đâu mà theo tri thức thì chỉ là một câu hỏi lại. Và đây là câu chuyện thứ hai, câu chuyện này so sánh ra nó có đầu mối có dấu vết để nắm bắt hơn câu chuyện trước. Cũng câu hỏi đó: “Thưa thầy thế nào là Tâm?” vị thầy trả lời: “Cái ông dùng hàng ngày mà lại đem đi hỏi”.

Hai câu trả lời của hai vị thiền sư về tâm theo tri thức phân biệt thì nó chẳng ăn nhập đâu vào đâu hết, tuy nhiên với vị giác ngộ thì hai câu trả lời đều chỉ vào một điểm là Tâm. Hầu hết người tu học khi chưa thấy Pháp thấy Tâm thì đều lấy văn tự làm nền tảng, mà vẫn tự dùng để chỉ vào một hình tượng hiện hữu nào đó bằng mắt thấy, tai nghe rồi định danh ghi nhớ vào rồi truyền từ đời này qua đời khác.

Do đó văn tự là chết, là bất động, là không nói lên được thực tánh của vạn hữu. Còn tâm là sự vận hành là sự sát na triển chuyển là không có bắt đầu cũng không chấm hết. Do vậy không thể lấy một sát na niệm tâm nào để gọi là Tâm, tuy rằng cũng không ngoài nó. Và đây là câu chuyện thứ ba nói lên tự tánh của Tâm:

Nhị Tổ Huệ Khả khi gặp Sư Tổ Đạt Ma liền Bạch rằng “Bạch thầy Tâm con không an nhờ thầy an tâm”.

Tổ bảo: “Đưa tâm ra đây ta an cho” giây lát sau nhị tổ thưa rằng: “Không tìm ra được” vậy ta an tâm cho con rồi đó sư tổ trả lời.

Thật ra các vị tổ chỉ ra tất cả không hề giấu giếm hay che lấp, cũng không phải làm ra vẻ bí hiểm khi nói ra những câu nói mà tri thức nghĩ là ông nói gà bà nói vịt. Tuy nhiên, những câu nói hay câu trả lời của các vị thiền sư mà ta cho thật là khó hiểu, khó giải thích vô phương phân biệt, bằng tri thức chặn đứng tất cả mọi lý luận từ thô đến tế. Nó làm cho hành giả không có chọn lựa muốn biết. Nó chỉ duy nhất một con đườngthực hành những câu mà bây giờ chúng ta gọi là thiền án thì với các vị tổ cũng như sự ăn cơm uống nước hàng ngày của chúng ta.

Các vị tổ giác ngộ và chúng taPhàm phu cùng sống trong một thế giới, dù vậy sự thấy biết không như nhau. Chúng ta bằng sáu giác quan thấy thế giới này là sông sông núi núi, là biển rộng trời cao, là vạn vật cần tranh giành chiếm đoạt còn cái thấy thế giới này của vị giác ngộ là: “Xanh xanh trúc biếc là Pháp Thân, mơn mởn hoa vàng Chân Bát Nhã” đó là thế giới quan thấy biết sai biệt của vị Giác Ngộ và Phàm Nhân.

Còn nhân sinh quan người không tu học thì thấy hiện tượng theo sự ghi nhớ, nắm giữ cảnh duyên thông qua 6 giác quan. Rồi bằng năng duyên đối sở duyênphân biệt đối đãi là sống, là chết, là nam, là nữ là già, là trẻ, giàu nghèo, là đen là trắng. Nói chung là thấy hai mặt, vì bị thấy hai mặt nên người thế gian luôn luôn sống trong bất an lo sợ còn nhân sinh quan của vị giác ngộ thì thấy vạn pháp nhân duyên sinh không có vật nào có thật tự tánh mà tất cả đều từ y tha khởi.

Như thật thấy biết thân tâm này gì là thật, gì là vay mượn. Đã là vay mượn thì phải trả lại, còn cái không vay mượn thì muốn trả cũng không được vì không có chỗ nhận do thấy biết như thật nên tâm các vị giác ngộ luôn ở trong trạng thái an bình tĩnh lặng không còn mê mờ trong ảo cảnh dù rằng ảo cảnhthật không phải hai.

Những dòng viết trên không phải chính của bài viết này nhưng cũng không đứng ngoài. Chính đề của bài viết này là chỉ ra pháp và tâm nói chung, những người tu hành bây giờ ngoại trừ một số các vị có thể chỉ dẫn ra không nói, còn hầu hết đều nghi ngờ muốn tìm hiểu thật sự thế nào là Pháp, là Tâm. Với chư vị học thiền thì điều duy nhất bằng mọi giá muốn thấy muốn biết thế nào là tâm, với người tu học theo kinh điển cũng vậy, vận dụng tất cả công phu sức lực để được thấy được biết như thật thế nào là Pháp. Thật ra pháp tâm không phải là hai tuy nhiên với các hành giả căn cơ sơ cơ thì cần nương pháp để thấy tâm khi thấy tâm rồi thì tâm tức pháp, pháp tức tâm không hai không khác.

Để thêm phần phong phú rộng rãi học hỏi xin đưa lên hai câu chuyện một là thiền nói về Tâm một là Pháp từ trong kinh. Câu chuyện thứ nhất Kinh Lăng Nghiêm là ngài A-nan nương pháp thấy tâm. Trong Kinh Lăng Nghiêm ngài A-nan thị hiện đồng với tâm sơ cơ cùng chúng sanh tức là tâm sởtri kiến, tri thứclưu trữthông thuộc là ghi nhớ. Nói chung là nhận cái biết và cái bị biết thành cái tâm chung của chúng sanh. Con người từ khi sinh ra cho đến lúc biết bắt đầu ghi nhận rồi theo đó từ từ phát triển thu thập học hỏi hơn lên cũng tùy theo môi trường hoàn cảnh sống để có sự mở mang thấy biết.

Tri kiến rộng hay hẹp sâu hay cạn đó công nghiệp hay tâm chung mà chúng sanh trên thế giới này sở hữu. Đó là dòng chảy trao đổi nhân quả với nhau không thể khác được, tuy nhiên muốn đứng trên nhân quả muốn ra khỏi cộng nghiệp muốn giải thoát luân hồi mà dùng cái tâm đó để tu hành thì càng tu càng dính vào nhân quả vì sao vì cái tâm đó là nhân quả vậy.

 Đức Thế Tôn Như Lai phương tiện dẫn dắt để ngài A-nan trình bày những gì lưu trữ từ trong ra ngoài, cho đến ý nghĩ mà ngài Đinh Ninh rằng đó là tâm của ngài. Từ cái thứ nhất là mắt và tâm cho đến cái sau cùng là ý nghĩ thông qua 8 hình thái tư tưởng đó. Chẳng riêng ngài A-nan mà hầu hết chúng sanh đều lấy đó làm tâm mình.

Thật ra muốn thấy được ngoài 8 cái tâm đó thì đó là điều bất khả tư nghị. Đức Thế Tôn Như Lai bằng trí tuệ thấy biết như thật khai thị cho ngài A-nan từng cái, từng cái. Ngài trình bày rằng đó chỉ là cái tâm vay mượn, là tâm sở, là tâm sinh diệt vô thường. Dùng tâm đó mà tu hành thì cái dâm vi tế còn chưa thấy được nói làm gì tới Vô Thượng Bồ Đề. Và sau cùng nhờ Đức Như Lai tận tâm khai mở nên ngài Ngộ thấy được chân tâm chính ngài chứ không phải từ bên ngoài đưa vào dù rằng ngài thông thuộc 12 bộ kinh.

Câu trả lời của ngài cho Đức Như Lai khi ngài Ngộ thấy chân tâm là: “Bạch Đức Thế Tôn cái đầu của con thì có quay qua quay lại còn tánh thấy thì tịnh còn không có nói gì tới động câu chuyện của ngài A-nan trong Kinh Lăng Nghiêm là nói lên nương Pháp thấy Tâm.

Câu chuyện thứ hai là ngộ tâm thấy pháp của Thiền sư Lâm Tế, sách Thiền Lâm Tế thì quá nhiều nên hầu hết những vị tu thiền đều thông thuộc nằm lòng vì vậy không cần viết vào đây thêm dài dòng. Mà ở đây chỉ nói ý chính là Pháp cũng theo sách thiền ngài Lâm Tế là một cao tăng bên ngoài. Khi chưa vào thiền môn thông thuộc tam tạng kinh điển tuy nhiên khi vào thiền môn thì lại không biết nêu lên một câu hỏi nghi ngờ nào về Thiền.

Cho đến lúc ngài thủ tọa gợi ý cho ngài đặt câu hỏi với ngài hoàng bá, đó là câu hỏi thế nào là ý chỉ phật pháp? và câu nói của ngài khi ngộ ra là: “Phật pháp của Hoàng Bá không có gì cao siêu lắm!”. Theo sách thiền thì ngài Hoàng Bá không có dạy pháp gì cho ngài mà chỉ đánh 3 lần khi ngài 3 lần hỏi câu ý chỉ phật pháp. Vậy khi ngộ ra thì ngài ngộ cái gì? Ngài ngộ chính bản tâm của ngài, vì bản tâm của ngài bị che mờ như vậy nên phương tiện của ngài hoàng bá như vậy. Thật ra phương tiện đó ngài Hoàng Bá chỉ dùng cho một mình ngài Lâm Tế mà thôi, vì trước và sau sách vở không hề đề cập đến ngài hoàng bá có dùng phương tiện đó để khai ngộ cho một vị nào khác.

Trong Kinh Lăng Nghiêm Đức Như Lai thế Tôn mở tám cái tâm cho ngài A-nan từ mắt và tâm cho đến ý là tâm đó là Phổ Độ, còn ngài Hoàng Bá và ngài Lâm Tế là biệt độ. Muốn độ người thì phải chờ đợi cơ duyên như ngài Hoàng bá chờ ngài Lâm tế hỏi mới tạo ra nghi tình. Còn ngài a nan là nhờ ngài Ma-đăng-già tạo ra cơ duyên ngài Ma-đăng-già giúp chúng ta nhận biết rằng dù chứng sơ quả Tu đà hoàn trong tứ thánh quả như ngài A-nan thì cái tâm dâm vi tế vẫn còn (cẩn thận). Thứ hai nhờ ngài Ma-đăng-già mà chúng ta có được bộ Kinh Lăng Nghiêm quý báu để tham khảo tu học.

Các Tổ Sư Thiền khai ngộ thiền sinh một bước đi và bản thể mở ra trí tuệ thấy được chân tâm còn Kinh Lăng Nghiêm Đức Như Lai từ hậu đắc trí dẫn ngài A-nan đi vào căn bản trí thấy được chân tâm. Thế nào gọi là căn bản trí? căn bản trí gọi là chủ trong khách cái trí như thật thấy viết rõ ràng không còn bị lẫn lộn với chủ và khách, giữa tâm và cảnh. Đã đứng lại, không còn bị vòng quay cuốn theo, đã nhận ra khách trần lăng xăng chìm nổi đến đi. Một số vị sau đây nhờ câu nói các ngài mà biết các ngài chứng căn bản trí hay chủ trong khách. Trong Kinh Lăng Nghiêm có 3 vị, thiền tông có một vị, và Việt Nam có một vị.

Thứ nhất ngài A-nan trong Kinh Lăng Nghiêm với câu “Bạch thế tôn như lai cái đầu con quay qua quay lại còn tánh thấy thì tịnh còn không có thì nói gì tới động”. Ngài A-nan ngộ ra tánh thấy bất động nhưng vẫn còn cái đầu.

Thứ hai là ngài Kiều trần như với hai chữ “khách-trần” mà ngài trình bày trước pháp hội ví như những người khách từ phương xa đi đến khách sạn,họ ăn uống ngủ nghỉ xong rồi tiếp tục đi còn người chủ thì không đi đâu hết. Ngài nhận ra chủ thì không đi đâu hết tuy nhiên vẫn còn khách.

Người thứ ba là ngài Phú lâu na với câu hỏi mà đặt ra hỏi Đức Thế Tôn Như Lai: “Cái thanh tịnh bản nhiên bỗng nhiên sinh ra sơn hà đại địa” ngài phú lâu na có được thanh tịnh bản nhiên bên trong mà không tiêu dung được sơn hà bên ngoài.

Vị thứ tư là Đạo Tín tứ tổ thiền tông với câu nói: “Cảnh duyên không tốt xấu, tốt xấu vốn tại tâm” với câu nói đó đã giác ngộ cho vị sư ở núi Ngưu đầu. Bên Việt Nam là tổ Trúc Lâm Yên Tử với câu thơ: “Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền?”. Câu thơ đó là đề tài cho những người Việt Nam tu học hiện nay không phải chỉ trong giới tu học mà còn trong đời sống bình thường.

Cũng có vài câu diễn tả nói lên cảnh giới chủ trong khách ví dụ: “Dĩ bất biến ứng vạn biến” hay “Tâm bất biến giữa dòng đời xao động” tu họcchứng ngộ thấy được hai câu trên thì vị đó đã có được căn bản trí.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 3070)
20 Tháng Năm 2022(Xem: 9666)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
04 Tháng Hai 2022(Xem: 3982)