Bản Lai Như Lai

09 Tháng Tư 201618:39(Xem: 8073)

BẢN LAI NHƯ LAI
Lê Huy Trứ
April 9, 2016

 

duc phatCó thể, tôi là người Phật Tử duy nhất, ngu muội, không biết Như Lai thật sự là gì nên mới hỏi câu đần độn:  Cái gì là bản lai diện mục của Như Lai?  Và Tại sao ý Như Lai từ Tây Phương Cực Lạc hay từ Đông Phương Cực Lạc sang?

Bài ‘Bản Lai Như Lai?’ này chỉ dành riêng cho những người ngu muội như tôi thường nói đến bản lai Như Lai nhưng không thật sự biết diện mục Như Lai là gì?  Còn những người luôn luôn anh minh, quá biết Như Lai là gì thì không cần đọc tiếp để ‘bị đáo bỉ ngạn,’ trầm luân trong bể vô minh hay như bị cấy ‘sinh tử phù’ lạc mất Như Lai, đắm chìm trong khổ đau sinh tử.

Trong Kinh Kim Cương, Đức Phật giảng: Như Lai là một thực tại như thế, không từ đâu đến cũng chẳng đi về đâu.

Kinh Kim Cang cũng viết: “Nhược dĩ sắc kiến ngã. Dĩ âm thanh cầu ngã. Thị nhân hành tà đạo. Bất năng kiến Như Lai.” Có nghĩa là ai dựa Sắc Tướng để thấy Như Lai, Dùng âm thanh để cầu Như Lai.  Đó là những người hành tà đạo.  Không thể thấy được Như Lai.

Tôi xin đơn giản hóa: ‘Vô Thanh Sắc Tướng’ là vô sắc vô thanh (dark matter and dark energy của bờ bên kia) bất thị ‘tri kiến Như Lai’ được bằng 18 căn trần thức của sắc giới hiện hữu nhưng phải quán bằng Như Lai Nhãn.  Không những tôn giáo bị kẹt ở đây mà khoa học cũng chưa thấy được bản lai Như Lai của bờ bên kia dù biết là có bờ ‘tối thui’ (dark bank) bên kia.

Theo kiến thức phổ thông, Như Lai là tên của Siddhattha; là một sa môn lấy tên của tộc họ bên thân mẫu của Ngài là Gotama; Ngài được người đương thời biết đến như một đại bậc hiền trí dưới tên của tộc họ của thân phụ ngài, Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni) và khi giác ngộ, ngài được người thế gian gọi là Buddha, Bậc Đại Giác Ngộ.  Những người theo (followers) ngài thường gọi Ngài là Bhagavant, hay “Đức Thế Tôn.” Nhưng tên mà ngài luôn dùng để kiêm nhường tự xưng lại là Tathagata mà tiếng Việt dịch từ tiếng Trung Hoa ra là ‘Như Lai không phải là Như Lai nhưng mà Như Lai.’

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia,  Như Lai (zh. 如來, sa., pi. tathāgata) là một danh hiệu của Phật được dịch từ tathāgata của tiếng Phạn.  Chiết tự của tathāgata là tathā + āgata, và có thể được hiểu là "Người đã đến như thế" hoặc "Người đã đến từ cõi chân như."  Như Lai là danh hiệu chỉ một Thánh Nhân đã đến bậc giác ngộ cao nhất, bậc Chính Đẳng Chính Giác (sa.samyaksambuddha). Như Lai là một trong mười danh hiệu của một vị Phật.

Phật hay Bụt là chữ viết tắt của Phật Đà, đây là danh hiệu phiên âm từ tiếng Phạn hoặc Pali buddha बुद्ध (bo. sangs rgyas) sang Hán-Việt; dịch ý là Giác giả, tức "Người tỉnh thức", "Người Giác Ngộ". Do ban đầu người Việt tiếp thu Phật Giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) được phiên âm trực tiếp thành Bụt (đọc Nôm chữ 孛 hoặc 侼). Từ Bụt được dùng nhiều trong các truyện dân gian do Phật giáo Việt Nam lúc ấy mang màu sắc của Tiểu thừa. Sau này, vào thế kỷ thứ 4-5, do ảnh hưởng của Đại thừa đến từ Trung Quốc mà từ Bụt bị mất đi và được thay thế bởi từ Phật. Trong tiếng Hán, từ Buddha được phiên âm thành Phật Đà, Phật Đồ rồi được rút gọn thành Phật.

Tathagata là một danh từ khó dịch ra tiếng Anh. Tatha nghĩa là ‘như vậy,’ (so, thus, in this way,) và gata là động tính từ của động từ đi, và có nghĩa là “đã đi rồi,” “khứ” (gone.) Chúng ta thường thấy từ này được dịch ra tiếng Anh là “Thus-gone” hay “the Thus-Gone” (‘đã đi như vậy,’ ‘bậc đã đi như vậy’ tức là ‘như khứ.’)  Luận Sư Buddhaghosa (Phật Âm) liệt kê 8 cách dịch khác nhau cho từ này (Digha Atthakatha 1.59), trong đó đưa ra những cách phân tích gốc từ rất sáng tạo.

From Wikipedia, Tathāgata (Sanskrit: [t̪əˈt̪ʰɑːɡət̪ə]) is a Pali and Sanskrit word; Gautama Buddha uses it when referring to himself in the Pāli Canon. The term is often thought to mean either "one who has thus gone" (tathā-gata) or "one who has thus come" (tathā-āgata). This is interpreted as signifying that the Tathāgata is beyond all coming and going – beyond all transitory phenomena. There are, however, other interpretations and the precise original meaning of the word is not certain.

The Buddha is quoted on numerous occasions in the Pali Canon as referring to himself as the Tathāgata instead of using the pronouns me, I or myself. This may be meant to emphasize by implication that the teaching is uttered by one who has transcended the human condition, one beyond the otherwise endless cycle of rebirth and death, i.e. beyond dukkha.

The term Tathāgata has some meanings, but a Buddhism practitioner of austerities who "comes and goes in the same way" is the most common except pronominal meanings. Although sūtras sometimes remind Buddhist that Tathāgata is arhatship, the rank of Buddhism is already insignificant and is in condition to exist as "being in such a state or condition" or "of such a quality or nature." Originally, it is called Tathāgata.

Như Lai (Tathagata) chữ Phạn còn viết là Tu-già-đà dịch là Như Khứ, Hảo Khứ có nghĩa là dứt khỏi vòng sanh tử.  English: One who has thus gone; Sanskrit: Tathāgata; Chinese:如来  (pinyin: rú laí/ Cantonese=yu loi;) Japanese: 如来,  (rōmaji: nyorai;) Khmer:តថាគត; Korean: 여래,  (RR: yeorae;) Mongolian: Түүнчлэн ирсэн; Tibetan: དེ་བཞིན་གཤེགས་པ་; Thai: ตถาคต; Vietnamese: Như Lai.

Thập hiệu (zh. 十號) là mười danh hiệu của một vị Phật, thường được nhắc đến trong những bài kinh, luận:

  1. Như Lai (zh. 如來, sa., pi. tathāgata), là "Người đã đến như thế" hoặc "Người đã đến từ cõi Chân như". Phật giáo Mật Tông còn gọi là "Tỳ Lô Giá Na," dịch ý nghĩa là "Đại Nhật Như Lai." Theo tiếng Phạn, "Tỳ Lô Giá Na" là tên gọi khác của Mặt Trời. Dùng danh hiệu "Tỳ Lô Giá Na" có nghĩa coi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Mặt Trời hồng không bao giờ tắt; tuệ giác của Đức Phật như Mặt Trời soi sáng khắp thế gian, xóa tan đêm tối vô minh.
  2. Ứng Cúng (zh. 阿羅漢, sa. arhat, pi. arahant), dịch nghĩa là A La Hán (zh. 應供), là "Người đáng được cúng dường," đáng được tôn kính.
  3. Chính Biến Tri­ (zh. 正遍知, sa. samyaksabuddha,) dịch theo âm là Tam-miệu-tam-phật-đà (zh. 三藐三佛陀), là "Người hiểu biết đúng tất cả các pháp".
  4. Minh Hạnh Túc (zh. 明行足, sa. vidyācaraasapanna), nghĩa là "Người có đủ trí huệ và đức hạnh," tức là có đầy đủ tam minh (Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh) và ngũ hạnh (Thánh Hạnh, Phạm Hạnh, Thiên Hạnh, Anh Nhi Hạnh, Bệnh Hạnh.)
  5. Thiện Thệ (zh. 善逝, sa. sugata), là "Người đã đi một cách tốt đẹp"
  6. Thế Gian Giải (zh. 世間解, sa. lokavid), là "Người đã thấu hiểu thế giới"
  7. Vô Thượng Sĩ (zh. 無上士, sa. anuttarapurua), là "Đấng tối cao, không ai vượt qua"
  8. Điều Ngự Trượng Phu (zh. 調御大丈夫, sa. puruadamyasārathi), nghĩa là "Người đã chế ngự được bản ngã và nhân loại." Điều Ngự Trượng Phu còn một nghĩa khác nữa là Đức Phật có khả năng điều phục những người hiền và ngự phục những kẻ ác theo về chính đạo.
  9. Thiên Nhân Sư (zh. 天人師, sa. devamanuyānā śāst), là "Bậc thầy của cõi người và cõi trời"
  10. Phật Thế Tôn (zh. 佛世尊, sa. buddhalokanāthabuddhalokajyeṣṭhabhagavān), là "Bậc giác ngộ được thế gian tôn kính."

Chỉ có Phật Giáo mới có Như Lai và Như Lai lại có nhiều nghĩa phức tạp, rất khó hiểu để mà nhớ:

Như chỗ thuyết pháp của chư Phật quá khứ chẳng biến đổi. Chư Phật quá khứ vì độ chúng sanh nên nói mười hai bộ kinh. Thuật ngữ chỉ 12 chủng loại tất cả kinh Phật: 1.- Khế kinh, 2.- Trùng Tụng, 3.- Phúng tụng, 4.- Nhân duyên, 5.- Bản sinh, 6.- Bản sự, 7.- Vị Tằng Hữu, 8.- Thí dụ, 9.- Luận nghị, 10.- Tự thuyết, 11.- Phương quảng, 12.- Thụ ký.

Chư Phật Thế Tôn từ sáu môn Ba La Mật, ba mươi bảy phẩm trợ đạo.

Ba mươi bảy phẩm trợ đạo gồm có:

1. Bốn Niệm Xứ: Quán thân bất tịnh. Quán tâm vô thường. Quán pháp vô ngã
Quán thọ thị khổ.

2. Bốn Chính cần: Tinh tấn ngăn ngừa các điều ác chưa phát sinh. Tinh tấn dứt trừ các phần ác đã phát sinh. Tinh tấn phát triển các điều lành chưa phát sinh. Tinh tấn tiếp tục phát triển các điều lành đã phát sinh.

3. Bốn Như ý túc: Dục như ý túc. Tinh tấn như ý túc.  Nhất tâm như ý túc. Quán như ý túc.

4. Năm Căn: Tín căn. Tấn căn. Niệm căn. Định căn. Tuệ căn.

5.- Năm Lực: Tín lực. Tấn lực. Niệm lực. Định lực. Tuệ lực.

6. Bảy Giác chi: Trạch pháp (chọn lựa pháp tu). Tinh tấn. Hỷ. Khinh an. Niệm. Định. 7.- Xả.

7. Tám Thánh đạo: Chánh kiến. Chánh tư duỵ Chánh ngữ. Chánh nghiệp. Chánh mạng. Chánh tinh tấn. Chánh niệm. Chánh định.

Trong Đại Bát Niết Bàn Kinh kể ra 25 thứ Không: 1.- Nội không. 2.- Ngoại không. 3.- Nội ngoại không. 4.- Hữu vi không. 5.- Vô vi không. 6.- Vô thỉ không. 7.- Tánh không. 8.- Viễn ly không. 9.- Tán không. 10.- Tự tướng không. 11.- Vô tướng không. 12.- Âm không. 13.- Nhập không. 14.- Giới không. 15.- Thiện không. 16.- Bất thiện không. 17.- Vô ký không. 18.- Bồ đề không. 19.- Đạo không. 20.- Niết bàn không. 21.- Hành không. 22.- Đắc không. 23.- Đệ nhất nghĩa không. 24.- Không không. 25.- Đại không.

Trong Đại Trí Độ Luận phần 46 có kể ra 18 pháp không. Chư Phật Thế Tôn (Như Lai) vì chúng sanh nên tùy nghi phương tiện khai thị ba thừa, thọ mạng vô lượng không thể tính đếm.  

Trong Đại Thừa, và theo đa số sách viết, Như Lai chỉ Ứng Thân (sa. nirmāṇakāya, Tam Thân) của Phật. Đó là con người toàn hảo, có thể xuất hiện dưới mọi dạng khác nhau, có Thập Lực (sa. daśabala) của một vị Phật. Như Lai cũng là sự biểu hiện cụ thể của Chân Như (sa. Tathatā,) thể tính của vũ trụ, được xem là sứ giả trực tiếp của Chân Như, là gạch nối giữa hiện tượng và bản thể vũ trụ.

Ngoài ra còn có năm vị Phật trong Mật Tông, lấy Đại Nhật Như Lai làm chủ tôn, có sự khu biệt giữa Ngũ Phật giới Kim Cương và Ngũ Phật giới Thai Tạng. Ngũ Phật gọi là Ngũ Trí Như LaiNgũ Trí PhậtNgũ Phương phật, hay còn được gọi  Ngũ Thiền Định Phật. Năm Đức Phật này đại diện cho 5 tính cách của con người và tạo ra sự tuyệt mỹ và hay nhất để phá bỏ những sai trái trong 5 tính cách đó.  Mỗi đức Phật là 1 con đường tuyệt diệu để đi đến cảnh giới Niết Bàn và Vô Sanh.  Nhiều người tin, tu theo Ngũ Phật đó sẽ mau chóng nhập Niết Bàn.

Sách ghi, Ngũ Trí Như Lai là 5 vị Phật tối cao của Phật Giáo Tây Tạng và Mật Tông:

  1. 1.Tỳ Lô Giá Na Như Lai (Vairochana) hay Đại Nhật Như Lai (sa.: Vairocana, Mahavairocana; zh.: 大日如来毘盧遮那佛), hay Tỳ Lô Giá Na Phật (do phiên âm từ Vairocana) chính là Pháp Thân của Phật Thích Ca. Trong Mạn Đà La của Mật Giáo thì Đại Nhật Như Lai ở vị trí trung tâm. Ngài là biểu hiện của ánh sáng Trí Tuệ chiếu soi và diệt trừ bóng tối của vô minh.
  2. 2.  A Súc Bệ Như Lai (Akshobhya)
  3. 3.  Bảo Sanh Như Lai (Ratnasambhava)
  4. 4.  Bất Không Thành Tựu Như Lai (Amoghasiddhi)
  5. 5.  A Di Đà Như Lai (Amitabha)

A Di Đà (chữ Hán: 阿彌陀) là danh từ phiên âm có gốc từ hai chữ trong tiếng Phạn: अमिताभ, amitābha và amitāyus. Amitābha dịch nghĩa là "vô lượng quang" - "ánh sáng vô lượng"; amitāyus có nghĩa là "vô lượng thọ" - "thọ mệnh vô lượng."

Đây là tên của một vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Đại Thừa.  A-di-đà trụ trì cõi Cực Lạc (tiếng Phạn: sukhāvatī) ở phương Tây. Phật A-di-đà được tôn thờ trong Tịnh Độ tông tại Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Tây Tạng, tượng trưng cho Từ Bi và Trí Tuệ.

Trong lịch sử Đại Thừa và Tịnh Độ Tông, việc tôn xưng A-di-đà là một mốc phát triển quan trọng. Niệm Phật A-di-đà là một pháp tu dưỡng của Phật Tử giúp không phải trải qua vô số kiếp luân hồi mà sẽ được "đới nghiệp vãng sanh." Nghĩa là sẽ được "mang theo nghiệp" và "vãng sanh" về cõi Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A-di-đà. Ở Tây Phương Cực Lạc là đã ra khỏi luân hồi nên sẽ được "bất thối chuyển," kết hợp với cảnh thuận duyên ở cõi Cực Lạc mà tiếp tục tu tập, giải nghiệp và chắc chắn sẽ thành Phật.

Đây là cách tu dưỡng kết hợp giữa Tự Lực và Tha Lực là dựa vào các đại nguyện của Phật A-di-đà. Là một pháp tu nhanh chóng, dễ dàng hơn rất nhiều vì không chỉ dựa vào tự lực của chính mình. Pháp tu này thường dựa vào đại nguyện thứ 18 của Phật A-di-đà bằng cách nhất tâm niệm 10 lần câu "Nam-mô A-di-đà Phật" (hoặc "A-di-đà Phật") lúc lâm chung để được sinh vào cõi Cực lạc. Muốn đủ khả năng niệm 10 lần câu "Nam mô A Di Đà Phật" (hoặc "A-di-đà Phật") ngay lúc lâm chung thì lúc bình thường phải kiên trì niệm Phật A-di-đà thường xuyên.

Pháp tu này dựa trên 3 nền tảng TínNguyệnHạnh. Nghĩa là:

Tín là tin tưởng vào cõi Tịnh Độ, tin vào lời thề tiếp dẫn chúng sanh của Phật A Di Đà, tin vào khả năng của mình hoàn toàn có thể thực hiện được và chắc chắn được Phật tiếp dẫn vãng sanh về cõi Tịnh độ. Pháp tu niệm Phật A Di Đà do chính Phật Thích Ca truyền dạy. Nhiều bậc cao tăng của các tông phái khác cũng đã giảng giải, xưng tán, khuyến khích niệm Phật A Di Đà hoặc song tu

Nguyện là phát nguyện dũng mãnh, tha thiết, quyết tâm về cõi Tịnh độ, từ đó buông xả, không tham luyến bất kỳ điều gì khác. Dù để thành Phật cứu giúp chúng sanh hay chỉ để giải thoát khỏi khổ ách trong sinh tử luân hồi, người theo pháp tu này cũng đều có phát nguyện mạnh mẽ, nhất quyết về cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà.

Hạnh là công phu trì niệm và tu tập, nghĩa là từ niềm tin và phát nguyện mạnh mẽ, người tu kiên trì niệm "Nam mô A Di Đà Phật" (hoặc "A Di Đà Phật") thường xuyên. Công phu tích lũy này sẽ giúp người tu được bảo vệ và gia trì để đủ khả năng niệm 10 lần câu "Nam mô A Di Đà Phật" (hoặc "A Di Đà Phật") lúc lâm chung để ứng với đại nguyện thứ 18 của Phật A Di Đà và được Phật đến tiếp dẫn về cõi Tịnh độ.

Rất có nhiều tranh luận sôi nổi về A Di Đà Phật lịch sử trong hàng ngũ Phật Giáo nhưng đó là đề tài khác không phải là chủ trương của bài này.  Muốn biết thêm về tự lực và tha lực và Phật A Di Đà thì đọc cuốn sách Hạnh Mong Vô Cầu và Đại Ngụy Chân Kinh mà tôi đã viết, 2015.

Trong Ý nghĩa về Như Lai, Tăng Chi Bộ, Chương Bốn Pháp, Hòa Thượng Thích Minh Châu viết:

Trước hết, chúng tôi đề cập đến các bậc Như Lai nói chung, rồi đến Thế Tôn, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói riêng, những định nghĩa gì đã được dùng để diễn tả các Ngài, và nhất là những đóng góp gì của các Ngài rất đặc biệt về những giáo lý chánh yếu, những pháp môn giảng dạy đã giúp chúng sanh thoát khỏi sự khổ đau.

Một vấn đề có thể làm rất nhiều người thắc mắc, trong quá khứ cũng như trong hiện tại, là Đức Phật là ai, Ngài là thần chăng, vị Tiên chăng, Ngài là người như chúng ta chăng? Chúng ta là Phật tử, chúng ta là người tìm hiểu đạo Phật chúng ta cần xem Đức Phật là ai, cho đúng với lời Phật dạy? Một câu hỏi về một số vấn đề đã được Đức Phật khéo giải đáp trong Kinh số 36 "Về tùy thuộc thế giới." (Tăng Chi, IV-36).

Bà La Môn Dona thấy dấu chân Đức Phật có dấu bánh xe (pháp luân) với đầy đủ tất cả chi tiết, khi Đức Phật đi trên con đường giữa Ukkatha và Setabbya, liền suy nghĩ đây không phải là dấu chân của loài người, nên đến gần Đức Phật và hỏi: "Có phải Ngài sẽ là vị Tiên, Ngài sẽ là Càn Thát Bà, Ngài sẽ là Dạ Xoa, Ngài sẽ là loài người?". Với bốn câu hỏi này Ngài tuần tự trả lời: "Ta sẽ không phải là Tiên, Ta sẽ không phải là Càn Thát Bà, Ta sẽ không phải là Dạ Xoa, Ta sẽ không phải là Người."

Câu trả lời làm cho Bà La Môn Dona ngạc nhiên, và chúng ta cũng dễ hiểu, vì nếu Đức Phật trả lời: "Ta sẽ là chư Thiên... hay ta sẽ là loài Người" tức là Đức Phật còn phải tái sinh, còn phải sinh tử luân hồi. Cho nên Đức Phật mới trả lời: "Ta sẽ không phải là chư Thiên, Ta sẽ không phải là Càn Thát Bà, Ta sẽ không phải là Dạ Xoa, Ta sẽ không phải là Người."  Nhưng câu trả lời này đã làm cho Bà La Môn Dona ngạc nhiên khiến phải hỏi tiếp: "Vậy sở hành của Ngài là gì, và tôn giả sẽ là gì?"

Câu trả lời tiếp của Đức Phật rất là đặc biệt:

"Này Bà La Môn, đối với những người chưa đoạn tận các lậu hoặc, Ta có thể là chư Thiên với các lậu hoặc đã đoạn tận, được chặt đứt từ gốc rễ, được làm thành như cây Tala, được làm cho không thể hiện hữu, được làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Này Bà la môn, đối với những người chưa đoạn tận những lậu hoặc, Ta có thể là Càn Thát Bà, Ta có thể là Dạ Xoa, Ta có thể là loài người, với các lậu hoặc đã đoạn tận, được chặt đứt từ gốc rễ, được làm thành như cây Tala, được làm cho không thể hiện hữu, được làm cho không thể sanh khởi trong tương lai..."

Như vậy, tùy thuộc chúng sanh được đề cập đến, đối với chúng sanh là chư Thiên chưa đoạn tận các lậu hoặc, Đức Phật có thể là chư Thiên, nhưng với các lậu hoặc đã đoạn tận, không còn sanh tử luân hồi. Đối với loài người chúng ta chưa đoạn tận các lậu hoặc, Đức Phật có thể là người, nhưng là một con người đã đoạn tận các lậu hoặc. Nói một cách khác, dầu thuộc loại chúng sanh hữu tình nào đang còn có lậu hoặc, đang còn sanh tử luân hồi, Đức Phật có thể là chúng sanh ấy, nhưng với các lậu hoặc đã đoạn tận. Chúng ta là người, Đức Phật đối với chúng ta là người, chỉ có sự sai khác, Đức Phật là người đã đoạn tận các lậu hoặc, còn chúng ta là người , nhưng chưa đoạn tận các lậu hoặc. Rồi Đức Phật cho chúng ta một ví dụ xác định rõ ràng vị trí của Ngài trong thế giới loài người: "Ví như, này Bà la môn, bông sen xanh, bông sen hồng hay bông sen trắng sanh ra trong nước, lớn lên trong nước, vươn lên khỏi nước và đứng thẳng, không bị thấm ướt. Cũng vậy này Bà la môn, sanh ra trong đời, lớn lên trong đời, Ta sống chinh phục đời, không bị đời thấm ướt. Này Bà la môn, Ta là Phật, hãy như vậy thọ trì".

"Này các Tỷ kheo, trong toàn thế giới, Thiên giới, Ma giới, cùng với quần chúng Sa môn, Bà la môn, chư Thiên và loài người, Như Lai là bậc chiến thắng, không bị ai chiến bại, toàn trí, toàn kiến, đại tự tại. Do vậy được gọi là Như Lai."

Rồi Đức Phật dùng một bài kệ phác họa hình ảnh Như Lai ở trong đời:

"Với lậu hoặc chưa đoạn,

Có thể Càn Thát Bà,

Hay đi đến Dạ Xoa,

Với Như Lai, lậu hoặc tận,

Như sen trắng tươi đẹp,

Đời không thấm ướt Như Lai,

Như Lai là Phật, chánh giác,

Như Lai có thể là Tiên,

Có thể là loài chim,

Hay vào trong thai người.

Bị phá hủy, trừ khử,

Không bị nước thấm ướt,

Do vậy Như Lai được gọi,

Hỡi này Bà la môn".

Như Lai (Tathàgata) là vị đã thật sự hiểu đời, hiểu thế giới như thế nào mới không bị đời uế nhiễm, như Kinh "Thế Giới", (Tăng Chi, IV-23), đã nêu rõ:

"Này các Tỷ kheo, thế giới được Như Lai chánh đẳng giác, Như Lai không hệ lụy với đời. Này các Tỷ kheo, thế giới tập khởi được Như Lai chánh đẳng giác, thế giới được Như Lai đoạn tận. Này các Tỷ kheo, thế giới đoạn diệt được Như Lai chánh đẳng giác, thế giới đoạn diệt được Như Lai giác ngộ. Này các Tỷ kheo, con đường đưa đến thế giới đoạn diệt được Như Lai chánh đẳng giác. Con đường đưa đến thế giới đoạn diệt được Như Lai tu tập."

"Cái gì này các Tỷ kheo, trong toàn thế giới với Thiên giới, Ma giới, Phạm Thiên giới, cùng với quần chúng Sa môn, Bà la môn, chư Thiên và loài người, được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, được đạt đến, được tầm cầu, được ý tư sát, tất cả đều được Như Lai chánh đẳng giác. Do vậy được gọi là Như Lai. Từ đêm, này các Tỷ kheo, Như Lai được chánh đẳng giác, đến đêm Ngài nhập Niết Bàn, trong thời gian ấy, điều gì Ngài nói, nói lên, tuyên bố, tất cả là như vậy, không thể khác được. Do vậy được gọi là Như Lai. Này các Tỷ kheo, Như Lai nói gì thì làm vậy, làm gì thì nói vậy, vì rằng nói gì thì làm vậy, làm gì thì nói vậy nên được gọi là Như Lai."

Như Kinh trên đã trình bày, Như Lai là một vị đã hiểu rõ thế giới, như vậy là đã đạt đến chỗ tột cùng của thế giới, mới có thể hiểu biết về thế giới. Nhưng phải ở trong thế giới mới có thể hiểu biết thế giới, phải ở trong sanh tử mới có thể vượt qua sanh tử, như đã được trình bày ở trong Kinh Rohitassa, (Tăng Chi, IV-45). Trong Kinh này, thiên tử Rohitassa hỏi Đức Phật: "Tại chỗ nào bạch Thế Tôn, không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này) không có sanh khởi (đời khác), chúng con có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới không?"  Và Đức Phật đã trả lời dứt khoát là không thể được. Rohitassa tán thán câu trả lời của Đức Phật, khen rằng thật là vi diệu vì chính thiên tử Rohitassa bước đi với tốc độ nhanh như tên bắn chớp nhoáng, với bước chân từ biển Đông qua biển Tây, đi như vậy luôn 100 năm không có dừng nghỉ cũng phải chết giữa đường, không có thể đạt đến tận cùng thế giới.

Nhưng rồi Đức Phật dạy, chúng ta không cần đi đâu xa, chính trên cái tư duy của chúng ta, chúng ta có thể đạt đến chỗ tận cùng của thế giới. "Này hiền giả, Ta tuyên bố rằng tại chỗ nào không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ đời này, không có khởi đời khác thời không có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới. Nhưng này hiền giả, trong cái thân dài độ mấy tấc này (byàmatta) với những tưởng, những tư duy của nó, Ta tuyên bố về thế giới tập khởi, về thế giới đoạn diệt, về con đường đưa đến thế giới đoạn diệt."

Và với bài kệ sau đây, Đức Phật tóm tắt lời dạy của Ngài:

"Với đi, không bao giờ

Nếu không, không đạt được

Thời không có giải thoát.

Do vậy, bậc có trí,

Đi tận cùng thế giới,

Bậc đạt được an tịnh

Không mong cầu đời này.

Đặt tận cùng thế giới

Chỗ tận cùng thế giới

Ra ngoài khỏi khổ đau,

Hiểu biết rõ thế giới,

Với phạm hạnh thành tựu,

Biết tận cùng thế giới,

Không mong cầu đời sau."

Như Lai đã dạy trừ thân kiến (sakkàyaditthi,) giới cấm thủ và nghi mới có thể chứng được quả Dự Lưu, từ bỏ địa vị phàm phu tục tử bước vào địa vị hiển thánh.  Do vậy, đôi khi Như Lai dùng thần thông sư tử hống để chấn động cái thân năm uẩn giai của chúng ta, tiếng rống vô thanh đó cũng cảnh tỉnh chư Thiên về sắc thân vô thường, như Kinh Con Sư Tử, (Tăng Chi, IV-33,) đã ghi nhận:

"Cũng vậy này các Tỷ kheo, Như Lai thuyết pháp: Đây là thân năm uẩn (sakkàya), đây là thân năm uẩn tập khởi, đây là thân năm uẩn đoạn diệt, đây là con đường đưa đến thân năm uẩn đoạn diệt. Này các Tỷ kheo, có những chư Thiên nào, tuổi thọ dài, có dung sắc, hưởng lạc nhiều, đã sống lâu trong các lâu đài lớn. Chư Thiên này, sau khi nghe Như Lai thuyết pháp, phần lớn chúng trở thành sợ hãi, run sợ, khiếp đảm. Chúng nghĩ: Chúng ta là vô thường, này chư tôn giả, nhưng chúng ta nghĩ là chúng ta thường còn. Chúng ta không thường hằng, này chư tôn giả, nhưng chúng ta nghĩ là chúng ta thường hằng. Chúng ta không thường trú, này chư tôn giả, nhưng chúng ta nghĩ rằng chúng ta thường trú. Này chư tôn giả, chúng ta là vô thường, không thường hằng, không thường trú, bị thâu nhiếp trong một thân này."

Như Lai được tôn xưng là bậc tối thượng trong thế giới các loài hữu tình như Kinh "Các Lòng Tin" (Tăng Chi, IV-34,) đã xác định: "Dầu cho loài hữu tình nào, này các Tỷ kheo, không chân hay hai chân, bốn chân hay nhiều chân, có sắc hay không sắc, có tưởng hay không tưởng, hay phi tưởng phi phi tưởng. Thế Tôn, bậc A la hán chánh đẳng giác được xem là tối thượng. Những ai đặt lòng tin vào Đức Phật, chúng đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, chúng được quả Dị thục tối thượng."

Như Lai sống ở đời, đạt được bốn sự không sợ hãi, như Kinh "Vô Sở Úy" (Tăng Chi, IV-8) đã trình bày. Như Lai tuyên bố: "Có bốn không sợ hãi này của Như Lai, này các Tỷ kheo, do thành tựu bốn không sợ hãi này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu vương rống tiếng rống con sư tử trong các hội chúng và chuyển pháp luân".

Như Lai thấy rằng, không một ai có thể chỉ trích Ngài là chưa giác ngộ một cách hoàn toàn, chưa đoạn tận lậu hoặc một cách hoàn toàn, các pháp Như Lai thuyết là chướng đạo pháp thật sự không có gì chướng ngại và mục đích về pháp Như Lai tuyên bố, không thiết thực đưa người thực hành đoạn tận được khổ đau. Vì Như Lai đã thật sự giác ngộ hoàn toàn, đã thật sự đoạn tận dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu, vì các pháp chướng ngại mà Như Lai tuyên bố thật sự làm trở ngại cho người hành trì trên con đường tu đạo, vì mục đích Như Lai  thuyết giảng, vì các phương pháp hành trì do Như Lai giới thiệu đã thực sự giúp cho hàng vạn, hàng triệu người được giải thoát, giác ngộ. Do vậy, Như Lai ung dung tự tại đi vào mọi hội chúng, không một chút sợ hãi rụt rè, vì không một ai có thể chất vấn, cật nạn Như Lai được.  Như Lai đã chứng được bốn không sợ hãi của những bậc thật sự giác ngộ.”

Với vị trí vô thượng của Như Lai, với sự giác ngộ tuyệt vời của Như Lai, với bốn không sợ hãi của Như Lai, cho nên Như Lai thành tựu bốn pháp vi diệu, chưa từng có, như đã được diễn tả trong Kinh "Vi Diệu" (Tăng Chi, IV-128):

"Này các Tỷ kheo, khi Như Lai, bậc A La Hán chánh đẳng giác xuất hiện, có bốn pháp vi diệu, chưa từng có này xuất hiện".

"Này các Tỷ kheo, quần chúng ưa thích chấp giữ, thích thú chấp giữ, hoan hỷ chấp giữ. Khi pháp không chấp giữ được Như Lai thuyết giảng, chúng khéo nghe, lắng tai, an trú tâm với chánh trí...".

"Này các Tỷ kheo, quần chúng ưa thích kiêu mạn, thích thú kiêu mạn. Khi pháp không kiêu mạn được Như Lai thuyết giảng, chúng khéo nghe, lắng tai, an trú tâm với chánh trí..."

"Này các Tỷ kheo, quần chúng ưa thích không an tịnh, thích thú không an tịnh, hoan hỷ không an tịnh. Khi pháp an tịnh được Như Lai thuyết giảng, chúng khéo nghe, lắng tai, an trú tâm với chánh trí..."

"Này các Tỷ kheo, quần chúng đi đến vô minh, trở thành mù quáng, bị trói buộc che đậy. Khi Như Lai thuyết pháp nhiếp phục vô minh, chúng khéo nghe, lắng tai, an trú tâm với chánh trí..."

"Này các Tỷ kheo, khi Như Lai, bậc A La Hán, chánh đẳng giác xuất hiện, có bốn pháp chưa từng có này xuất hiện".

Đây thật sự là ảnh hưởng vi diệu của chánh pháp. Chúng ta chưa nghe chánh pháp thì thôi, nhưng đã nghe được chánh pháp thời tâm tư của ta dần dần biến đổi, bản tính ưa thích chấp giữ được nhẹ dần tính chấp giữ, bản tánh kiêu mạn chúng ta vơi bớt kiêu căng ngạo mạn, bản tánh dao động của chúng ta trở thành an tịnh lắng dịu và bản tánh vô minh vô trí được trở thành sáng suốt, giác ngộ. Khả năng cảm hóa của chánh pháp thật sự là hy hữu vi diệu. Khả năng cảm hóa của Đức Phật thật sự là hy hữu vi diệu. (Thích Minh Châu, Trích Tuyển Tập "Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi")

Phật Thuyết Như Vậy, Kinh 121,  Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến và tôi đã được nghe: Này các Tỳ-khưu, thế giới được Như Lai Chánh đẳng giác. Như Lai không hệ lụy đối với đời. Này các Tỳ-khưu, thế giới tập khởi được Như Lai Chánh đẳng giác; thế giới tập khởi được Như Lai đoạn tận. Này các Tỳ-khưu, thế giới đoạn diệt được Như Lai chánh đẳng giác; thế giới đoạn diệt được Như Lai giác ngộ. Này các Tỳ-khưu, con đường đưa đến thế giới đoạn diệt được Như Lai chánh đẳng giác; con đường đưa đến thế giới đoạn diệt Như Lai đã tu tập.

Cái gì này các Tỳ Khưu, trong toàn thế giới với Thiên giới, Mạ giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, được thấy, được nghe, được thọ tưởng, được thức tri, được đạt đến, được tầm cầu, được ý tư sát, tất cả đều được Như Lai chánh đẳng giác. Do vậy được gọi là Như Lai. Này các Tỳ Khưu, từ đêm Như Lai chứng ngộ Vô thượng Chánh đẳng giác đến đêm Ngài viên tịch Niết-bàn không có dư y trong thời gian ấy, điều gì Ngài nói, tuyên bố, nêu rõ lên tất cả là như vậy, không có khác được. Do vậy, Như Lai được gọi là Như Lai.

Này các Tỳ Khưu, Như Lai nói gì làm vậy, làm gì nói vậy. Vì rằng nói gì làm vậy, làm gì nói vậy. Cho nên, Như Lai được gọi Như Lai.

Này các Tỳ-khưu, trong toàn thể thế giới, Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Như Lai là bậc chiến thắng, không bị ai chiến bại, toàn tri, toàn kiến, đại tự tại.  Do vậy, Như Lai được gọi là Như Lai.

Như Lai đã nói lên ý nghĩa này:

Thắng tri mọi thế giới,

Mọi thế giới như thật,

Ly hệ mọi thế giới,

Không giống mọi thế giới.

Thắng tất cả bậc trí,

Giải thoát mọi buộc ràng.

Cảm thọ tối thắng tịnh,

Niết-bàn, không sợ hãi.

Vị này đoạn lậu hoặc,

Bậc giác ngộ trí giả,

Không dao động nhiễu loạn,

Nghi ngờ được chặt đứt,

Đạt diệt tận mọi nghiệp

Giải thoát diệt sanh y,

Là Thế Tôn, là Phật

Bậc Sư tử vô thượng,

Trong thế giới thiên giới

Chuyển bánh xe Phạm luân.

Như vậy loài Trời, Người,

Đến quy y đức Phật,

Gặp nhau, đảnh lễ Ngài,

Vĩ đại không sanh hữu,

Điều phục, bậc Tối thượng,

Trong người được điều phục

An tịnh, bậc ẩn sĩ,

Những người được an tịnh.

Giải thoát bậc tối thượng,

Những người được giải thoát

Vượt qua bậc tối thắng,

Những người được vượt qua.

Như vậy họ lễ Ngài

Vĩ đại, không sanh hữu,

Thiên giới, thế giới này,

Không ai được bằng Ngài.

Trong (IV) (24) Kàlaka. (Tăng Chi Bộ - Chương 4 ). Hoà thượng Thích Minh Châu dịch Việt từ nguyên bản tiếng Pali. (http://thuvienhoasen.org/p15a1234/2/pham-01-03)

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàketa, tại khu vườn Kàlaka. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

- Này các Tỷ-kheo.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau:

- Này các Tỷ-kheo, cái gì trong toàn thế giới với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, được thấy ... được ý tư sát, tất cả Ta đều biết. Này các Tỷ-kheo, cái gì trong toàn thế giới này ... được thấy, được ý tư sát, Ta đã được biết rõ như sau: "Tất cả đều được Như Lai biết đến. Như Lai không có dựng đứng lên". Này các Tỷ-kheo, nếu Ta nói rằng: "Ta biết tất cả, cái gì trong toàn thế giới ... được thấy, được ý tư sát". Như vậy, là có nói láo trong ta. Nếu Ta nói như sau: "Ta cả hai biết và không biết". Như vậy, là có nói láo trong ta. Nếu Ta nói như sau: "Ta không biết và cũng không phải biết". Như vậy là có nói láo trong Ta. Như vậy có lỗi trong Ta.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai là vị đã thấy những gì cần thấy, nhưng không có tưởng tượng điều đã được thấy, không có tưởng tượng những cái gì không được thấy, không có tưởng tượng những gì cần phải thấy, không có tưởng tượng đối với người thấy. Đã nghe những gì cần nghe, nhưng không có tưởng tượng điều đã được nghe, không có tưởng tượng những cái gì không được nghe, không có tưởng tượng những gì cần phải nghe, không có tưởng tượng đối với người nghe. Đã cảm giác những gì cần cảm giác, nhưng không có tưởng tượng điều đã được cảm giác, không có tưởng tượng những cái gì không được cảm giác, không có tưởng tượng những gì cần phải cảm giác, không có tưởng tượng đối với người cảm giác. Đã thức tri những gì cần thức tri, nhưng không có tưởng tượng điều đã được thức tri, không có tưởng tượng những cái gì không được thức tri, không có tưởng tượng những cái gì cần phải thức tri, không có tưởng tượng đối với người thức tri. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai đối với các pháp được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, đều đã biết rõ, nên vị ấy là như vậy. Lại nữa, hơn người như vậy, không có ai khác tối thượng hơn và thù thắng hơn, Ta tuyên bố như vậy.

Cái gì được thấy, nghe

Được cảm giác chấp trước

Được nghĩ là chân thực

Bởi các hạng người khác

Giữa những người thấy vậy

Ta không phải như vậy

Những điều chúng tuyên bố

Dầu là thật hay láo

Ta không xem tối hậu

Ta trong thời đã qua

Thấy được mũi tên này

Loài Người bị câu móc

Ta biết và Ta thấy

Bottom of Form

Osho giảng:  Về từ ngữ Như Lai có nghĩa là ‘người tới như gió và đi như gió’, 'thoắt tới, thoắt đi.' Đó là nghĩa từ nguyên của từ Như Lai: chỉ là làn gió thoảng chợt đến. Nó đã không có đó một khoảnh khắc trước và thế rồi nó có đó, và thế rồi khoảnh khắc tiếp nó mất rồi. Và nó không để lại dấu vết nào đằng sau. Bạn không thể thấy được làn gió, bạn chỉ có thể cảm nó. Bạn không thể thấy được phật, bạn chỉ có thể cảm thấy ông ấy. Do đó những người tới nhìn phật sẽ đi với tay trống rỗng, bởi vì bất kỳ cái gì họ sẽ thấy đều không là Phật.

Tôi tóm tắc: Thấy Tướng Như Lai không phải là Thấy Như Lai vì Như Lai không trụ sở vào Tướng Như Lai

Tôi xin dựa theo ý Osho: Thấy thân thể Như Lai không phải là thấy Như Lai. Thân thể Như Lai chỉ là ngôi nhà nơi Như Lai cư ngụ. Thấy nhà Như Lai không phải là thấy Như Lai đang ngụ bên trong nó. Bạn không thể thấy được Như Lai  đang cư ngụ trong ngôi nhà, bạn chỉ có thể cảm thấy Như Lai đó. Do đó, những người tới với tâm trí suy nghĩ đều bỏ lỡ.  Những người tới với trái tim cảm nhận lập tức cảm động, xúc động, được biến đổi như bị điện Phật giật, như người điết nghe tiếng rống vô thanh của sư tử hống, hay tiếng sấm vỗ của không bàn tay.

Như Lai giống như gió: bạn không thể thấy được nó nhưng bạn có thể cảm được nó. Bạn có thể cảm cái chạm của nó, cái mát mẻ của nó. Nó làm tươi mát thế, nó làm sảng khoái như thế, nó làm cho bạn sống động như thế!

Osho miêu tả tiếp về Như Lai: Ở trong Phật trường là ở trong trường nơi gió này thổi thường xuyên. Nó có thể được thấy chỉ bởi các đệ tử. Với 'thấy' tôi ngụ ý nó có thể được cảm chỉ bởi đệ tử. Đó là cách nó phải được thấy. Và nó có thể được thở vào và thở ra bởi những người sùng kính. Đệ tử cảm thấy nó chạm vào thân thể mình, chơi với tóc mình, lay động quần áo mình. Người đó cảm thấy nó, người đó suy diễn rằng nó có đó. Nhưng người sùng kính thở trong nó; nó luân chuyển trong bản thể người đó, nó trở thành một phần của bản thể người đó.

Học trò tới để nhìn, đệ tử tới để cảm, người sùng kính tới để hiện hữu. 

Bồ Đề Đạt Ma nói: Người biết rằng mình không tới từ đâu cả và không đi từ đâu.

Gió này tới từ đâu và nó đi đâu? Nó không có điểm đích... nó không có động cơ. Nó không đi bất kỳ đâu và không tới từ bất kỳ đâu; nó bao giờ cũng ở đây.

Tương tự như bài nhạc, Đố ai biết gió, gió ở đâu ?  Gió hay đi vắng, gió không có nhà...

Tôi tình cờ đồng cảm với Osho: Như Lai bao giờ cũng ở đây. Ta cũng như Như Lai bao giờ cũng ở đây. Ta không tới từ bất kỳ chỗ nào và Ta không đi chỗ nào đó khác. Toàn thể vũ trụ này chứa Ta; chúng ta là một phần của vũ trụ và vũ trụ là một phần của chúng ta.  Một là hai (1 = 2) và Hai là một.  Đó là ý nghĩa rốt ráo của không đến không đi.

Bồ Đề Đạt Ma nói: Như Lai là người biết rằng mình không tới từ đâu cả và không đi từ đâu.  Osho nói: Như Lai là người bây giờ ở đây và biết rằng ông ấy bao giờ cũng bây giờ ở đây. Ông ấy đã không tới và ông ấy không đi.

Tôi muốn diễn tả viên diệu một chút:  Như Lai không đến không đi nhưng không đi mà như đã đến, không đến mà đã như đi.  ‘Như Nó’ xuyên qua Như Lai.  Như nó không đến từ vô thủy, như nó không sở trụ ở đây, như nó không đi tới vô chung.

Theo Tông Hoa Nghiêm thì giáo lý Duyên Khởi có bốn chủng loại là: Nghiệp Cảm Duyên Khởi, đây là giáo lý Nguyên Thủy, A Lại Da Duyên Khởi là thỉ giáo của Đại thừa, Như Lai Tạng duyên khởi là chung giáo của Đại thừa và Pháp Giới Duyên Khởi là Viên Giáo của Đại Thừa.

Còn Như Lai Tạng là gì?   Như Lai Tạng chứa hết thảy các pháp, vô lượng hiện hữu vốn từ Chân Như mà Chân Như từ Như Lai Tạng mà ra, nên vô lượng hiện hữu duyên sanh mà có là Chân Như duyên khởi hay Như Lai Tạng duyên khởi vậy.

Như Lai Tạng trong Kinh Lăng Già Tâm Ấn, Thế Tôn dạy Bồ Tát Đại Huệ: "... Đại Huệ! Có khi nói không, vô tướng, vô nguyện, như thật tế, pháp tánh, pháp thân, niết bàn, ly tự tánh, bất sanh, bất diệt những câu như thế đều nói Như Lai Tàng..." (Thích Thanh Từ Kinh Lăng Già Tâm Ấn, Tu viện Chơn Không, chùa Phổ Đà ấn tống, 1989, trang 134.)

Hiểu nghĩa rốt ráo Như Lai Tạng là kho chứa Phật Tính hay Chân Như. Tạng có 3 nghĩa:

1.- Thu nhiếp lại: Chân như ở trong chúng sanh bao gồm hai mặt hòa hợp và không hòa hợp. Hòa hợp thì sinh ra hết thảy các pháp nhiễm ô, không hòa hợp thì sanh ra hết thảy các pháp thanh tịnh. Cả hai Nhiễm pháp và Tịnh pháp đều nằm trong Như lai tính tức Chân như, nên gọi là Như Lai Tạng. Nói cách khác, Chân như bao gồm mọi pháp, Như Lai Tạng chứa tất cả các pháp.

2.- Giấu kín che phủ: Khi Chân như ở trong phiền não, bị phiền não che lấp mất tính đức của Chơn như, nó không thể hiện ra được vì lẽ đó gọi là Như Lai Tạng.

3.- Có khả năng nuôi dưỡng: Chân như ở trong phiền não, ngậm chứa thâu nhiếp hết thảy công đức quả vị của Như Lai, cho nên gọi là Như Lai Tạng.

Như vừa trình bày ở trên, Như Lai Tạng gồm cả tịnh và nhiễm pháp, vậy tu tập là gột trừ phiền não nhiễm ô để chỉ có những tịnh pháp, hiển lộ Chân như.  Rồi gột luôn cả tịnh pháp để tri kiến Như Lai.

Theo thời gian và với sự phát triển của Phật Giáo trên thế giới, ý nghĩa của danh từ Như Lai đã biến đổi.  Như Lai được đa số xem là đồng nghĩa với Trí Huệ (sa. prajñā) và tính Không (sa. Śūnyatā,) Tri Kiến Phật.

Trong Kinh A Nậu La Độ được tiền nhân dịch từ Tương Ưng Bộ của Tạng Pali (Samyutta Nikàya IV, 380.)  Kinh Tương Đương trong Tạng Hán là kinh số 106 của bộ Tạp A Hàm (99, tạng kinh Đại Chính.)  Kinh này tuy ngắn nhưng lại là một đề tài quán chiếu quan trọng với lý luận cao thâm vượt qua các ý niệm sinh / diệt, có / không, tới / đi và một / khác. Các tư tưởng căn bản của hệ thống Trung Quán đều được phát xuất từ các kinh này.

Thích Nhất Hạnh dịch Kinh A Nậu La Độ như sau:

Đây là những điều mà tôi đã được nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Trùng Các, trong rừng Đại Lâm, không xa thành phố Tỳ Xá Ly. Lúc bấy giờ đại đức A Nậu La Độ đang cư trú tại một cái am trong rừng, không xa nơi Bụt ở.

Một hôm có một số các du sĩ ngoại đạo đến thăm đại đức A Nậu La Độ. Sau khi trao đổi những lời chào hỏi và chúc tụng, họ hỏi đại đức: "Này hiền hữu A Nậu La Độ, đức Như Lai mà người ta tôn xưng là bậc đã chứng ngộ quả vị cao nhất, thế nào cũng đã nói và giảng giải cho hiền hữu nghe về bốn mệnh đề sau đây: một là sau khi chết, đức Như Lai vẫn còn; hai là sau khi chết, đức Như Lai không còn; ba là sau khi chết, đức Như Lai vừa còn vừa không còn; bốn là sau khi chết, đức Như Lai vừa không còn vừa không không còn. Hiền hữu nói cho chúng tôi nghe đi."

Đại đức A Nậu La Độ trả lời: "Này các hiền hữu, đức Như Lai, bậc tôn quý trên đời, người đã từng chứng ngộ quả vị cao nhất, chưa bao giờ từng nói và giảng giải trong khuôn khổ bốn mệnh đề mà các vị hiền hữu vừa đưa ra."

Nghe đại đức nói như thế, các vị du sĩ ngoại đạo nói với nhau: "Có thể là ông thầy tu này mới đi xuất gia, hoặc giả nếu ông ta đã đi tu lâu rồi, thì ông ta chỉ là một kẻ ngu độn." Không vừa ý với đại đức, họ bỏ đi.

Sau khi các vị du sĩ đi rồi, đại đức A Nậu La Độ suy nghĩ: "Nếu các vị du sĩ ngoại đạo này cứ tiếp tục hỏi như thế thì ta phải trả lời thế nào cho đúng với sự thật và không sai với ý của Bụt? Ta sẽ trả lời như thế nào cho đúng với chánh pháp và để đừng bị người đồng đạo chê trách?"

Rồi đại đức A Nậu La Độ đi tới nơi Bụt ở, cung kính làm lễ và thăm hỏi Người. Sau đó đại đức trình lên Bụt những điều đã xảy ra. Bụt hỏi: "Này đại đức A Nậu La Độ, thầy nghĩ sao? Có thể tìm Như Lai trong hình sắc không?"

- Bạch Đức Thế Tôn, không.

- Có thể tìm Như Lai ngoài hình sắc không ?

- Bạch Thế Tôn, không.

- Có thể tìm Như Lai trong cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức không ?

- Bạch Thế Tôn, không.

- Có thể tìm Như Lai ngoài cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức không ?

- Bạch Thế Tôn, không.

- Này đại đức A Nậu La Độ, thầy có nghĩ rằng Như Lai là một cái gì vượt ra khỏi cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức không ?

- Bạch Thế Tôn, không.

- Này, A Nậu La Độ, đi tìm Như Lai ngay trong khi Như Lai còn sống đây mà còn không tìm ra được thì thử hỏi đi tìm Như Lai sau khi Như Lai đã ẩn diệt trong khuôn khổ bốn mệnh đề còn, không còn, vừa còn vừa không còn, vừa không còn vừa không không còn, đó có phải là một chuyện có thể làm được hay không ?

- Bạch Thế Tôn, không.

- Hay lắm, thầy A Nậu La Độ! Từ trước đến nay, Như Lai chỉ giảng dạy về KHỔ và con đường Diệt KHỔ."

Tôi xin ý kiến, đa số điều tưởng kinh A Nậu La Độ này khuyên ta chỉ nên chú tâm đến vài nắm lá trong tay Như Lai dạy về diệt khổ đau chứ không phải là cái đám lá trí tuệ vũ trụ trên rừng mà Như Lai chỉ dành riêng để dạy cho những bật Bồ Tát đã đoạn tận khổ đau thoát khỏi luân hồi.  Tôi ưa thú khổ đau vì khổ đau đi đôi với khoái lạc.  Tôi ái khổ đau, ái lạc dục và tò mò muốn khám khá đám cái lá trên rừng đó của Phật Pháp thôi.  Vì theo tôi, Như Lai có ý nói: Nội cái sờ sờ gần trước mắt còn chưa thấy được đòi thấy gì xa vời.  Đó là lý do mà Ngài nói ‘chỉ giảng dạy về KHỔ và con đường Diệt KHỔ’ cho đa số phàm phu tục tử vẫn còn tánh tham sân si chưa học hết căn bản, chưa đầy đủ nội lực, chưa khai triển trí tuệ mà đã tham lam đòi truyền tuyệt kỹ cao siêu.  Tuy nhiên, đối với những bật Bồ Tát như A Nậu La Độ thì khác.  Đó là ý của chân kinh A Nậu La Độ.

Osho hỏi: Bạn có thấy khác biệt giữa người dốt nát và người trí huệ không?  Cùng thân thể đó với người dốt nát là bức tường phân tách bạn với sự tồn tại. Cùng thân thể đó với người trí huệ, với người chứng ngộ, là chiếc cầu; nó nối bạn với sự tồn tại.

Quán tự tại! Quan sát thân thể bạn và bạn sẽ nhận biết về nó. Thân thể bạn liên tục thở không khí vào và ra - không chỉ qua mũi mà còn qua mọi lỗ chân lông của thân thể bạn đang thở vào và ra.  Các nhà khoa học nói rằng nếu mọi lỗ chân lông của thân thể bạn bị bít lại, nếu thân thể bạn bị sơn dầy và mọi lỗ chân lông bị bít lại và chất đầy với sơn nhưng mũi được để cho vẫn thở, bạn sẽ chết trong vòng ba giờ, vì chỉ mũi là không đủ. Mọi phần của thân thể bạn đều cần việc thở riêng của nó.

Tôi xin góp thêm ý với Osho:  Đa số chúng ta điều biết ‘còn thở còn sống’ nhưng đa số điều nghĩ, thở là hít vào mới là quan trọng thay vì thở ra.  Vậy bạn cứ thử hít vào đừng thở ra để xem bạn cảm thấy như thế nào?   Có thể lúc đó bạn sẽ kiến Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật về cõi Tây Phương Cực Lạc thay vì kiến ngộ Như Lai?

Theo ý nghĩa nguyên thủy thì danh từ Như Lai không phải là một "danh hiệu."  Phật Thích Ca Cồ Đàm sử dụng danh từ này để tránh sử dụng ngôi thứ nhất "ta," "tôi" trong lúc giảng dạy, thuyết Pháp, và đây cũng là một phong cách biểu lộ sự khiêm tốn của Ngài.  Tương đương với chữ kẻ hèn, Bần Tăng hay Bần Đạo sau này. 

Theo tôi, định nghĩa nguyên thủy về Như Lai mô tả gần đúng nhất ý vô ngã.  Tuy những định nghĩa về Như Lai khác không hẳn là không đúng với thực tại nhưng vì quá ư phức tạp nên dể bị ngộ nhận là duy ngã độc tôn.  Có thể đó là lý do mà tôi và các bạn không thể tự xưng mình là ‘như lai’ khi thảo luận về Như Lai.  Tôi không thể nói:  Thưa Thầy, thầy mới giảng về Như Lai nhưng ‘như lai’ (con) không hiểu Như Lai (nó) là gì?  Và Thầy/Ni/Thiện Tri Thức/Cư Sĩ cũng không thể trã lời:  “như lai’ (Tao) còn không hiểu rốt ráo Như Lai (hắn) là gì thì ‘như lai’ (mầy) không hiểu cũng không có gì là vô minh cả.

Theo như Kinh Kim Cương, Đức Thế Tôn giảng " Như Lai giả tức chư pháp như nghĩa," có nghĩa là " Như Lai có nghĩa là chân như của các pháp," cũng trong kinh nầy một đoạn sau, Đức Thế Tôn giảng, " Như Lai giả, vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai." có nghĩa là " Như Lai có nghĩa là không từ đâu tới cả và cũng không đi về đâu cả, cho nên gọi là Như Lai. "  (Thích Nhật Từ Kinh Tụng Hằng Ngày Đạo Phật Ngày Nay xuất bản, 2002 trang 692, 701.)

Theo quang điểm kinh Nikaya: Như Lai là người làm chủ sinh lão bệnh tử. Là con người bình thường tu thành.

Trong Bi Tàng Ký Bản, "Như Khứ là từ phàm phu tu hành đến thành chánh giác.  Hiểu được lẽ Như mà đi nên gọi là Như Khứ.  Như Lai là từ sau khi thành Phật, một lòng nguyện từ bi, ra công cứu vớt chúng sinh.  Hiểu được là Như mà đến nên gọi là Như Lai. "

Như vậy, Như Lai có hai nghĩa đối lập, nhị nguyên, “Như Khứ là hướng lên trên tìm tự lợi (thượng cầu bồ đề,) còn Như Lai là hướng xuống dưới làm lợi cho người khác (hạ hóa chúng sanh.)” Trên cầu giác ngộ bồ đề, sau nguyện cứu độ chúng sanh!

Trong Kinh Thắng Man Bảo Quật: " Như lai là thể thuộc Như mà đến nên gọi là Như Lai. Cũng như chư Phật mà đi đến, cho nên gọi là Như Lai. Có người hỏi: Nói rằng thể của Phật thuộc tính Như mà đi đến nên gọi là Như Lai. Tức là Ứng Thân của Phật, vậy làm sao có nghĩa Lai? Đã là Chân như Pháp thân rồi thì làm sao có Lai ? Đáp: Như vốn ẩn nhưng nay hiện, cho nên nói là Lai (đến) cũng có thể được."

Tôi thắc mắc, chữ Lai cũng còn có nghĩa ‘tình cờ’ là ‘Vị Lai’ (tương lai thay vì chỉ đơn thuần là quá lai?)  Và nếu như vậy thì theo tôi nghĩ: Như Lai có nghĩa ‘không đến, không sở trụ, không đi.’  Không từ quá khứ đến, không từ vị lai về!  Như Lai là Tri Kiến Phật: vô thủy vô chung, bất sinh bất diệt, vượt trên thời gian lẫn không gian.  Như Lai là Vô Ngã, là Bất Nhị, là bất khả tư nghị bởi ngôn ngữ con người.

Đa số đều nghe giảng, Như Lai tức là Niết Bàn, là Cực Lạc, đoạn diệt phiền não, không còn tái sinh phiền não.

Như Lai tức là Phật Tánh, chẳng phải là phàm phu, cũng chẳng phải là Thinh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát.

Như Lai tức là hư không, là bật mà Thân, Tâm và Trí Huệ như lưới Đế Châu bao trùm khắp vô lượng vô số thế giới, không hề bị chướng ngại.

Như Lai tức là thật tướng, là thường trụ, chẳng hề biến đổi.

Tôi xin tóm lược lại, Như Lai là chư Phật, bậc toàn giác, không còn luân hồi sinh tử, an nhiên, tự tại.  Như Lai còn là Pháp, là thần thông, là năng lực phá vở vòng vô minh chấp ngã cấu tạo bởi ngũ uẩn.  Như Phật Giáo quan niệm, tâm tạo ra vô lượng vật, sắc từ nhân quả và hiện hữu bởi 12 nhân duyên nhưng ‘Ngã’ như là keo sơn gắn bó ngũ uẩn.  Phá được ‘Ngã trận’ là ngũ uẩn tan rã, trở về với giai không.  

Khi Ramana Maharshi sắp chết, và một đệ tử hỏi, "Bhagwan, thầy sẽ đi đâu?"  Ông ấy mở mắt ra và cười. Đó là không phải là lúc cười chút nào. Ông ấy sắp chết, cái chết của ông ấy là tuyệt đối chắc chắn vì ông ấy chết vì ung thư, đau đớn lắm. Dầu vậy, ông ấy vẫn cười và ông ấy nói, "Ông ngu thì có! Cả đời mình ta đã từng nói với ông rằng không có đâu mà đi cả, chúng ta bao giờ cũng ở đây. Cho nên ta có thể đi đâu được? Ta sẽ ở đây thôi! Thân thể sẽ mất đi, cát bụi trở về với cát bụi, nhưng ta có thể đi đâu được? Ta sẽ là một phần của vũ trụ này như ta đang là một phần của nó bây giờ. Bây giờ thân thể cho ông ý tưởng rằng ta tách rời - đó là ý tưởng của ông, không phải của ta. Với ta, thân thể của ta không tách rời khỏi sự tồn tại mà bắc cầu với ta."

Đó chính là luật vũ trụ mà khoa học đã công nhận là ‘Vật chất bất tử, nó chỉ đầu thai!’  Vạn vật vô sinh, vô diệt chỉ luân hồi.  Khoa học cũng biết vật chất cấu tạo từ chân không (vacum.)  Vạn vật thay đổi vô thường.  Tổng cọng của năng lượng trong vũ trụ là zero, là Không – Không của Không!

“There is a scientific law called the Law of Conservation of Mass, discovered by Antoine Lavoisier in 1785. In its most compact form, it states:  Matter is neither created nor destroyed.

In 1842, Julius Robert Mayer discovered the Law of Conservation of Energy. In its most compact form, it it now called the First Law of Thermodynamics: Energy is neither created nor destroyed.

In 1907 (I think), Albert Einstein announced his discovery of the equation E = mc2 and, as a consequence, the two laws above were merged into the Law of Conservation of Mass-Energy:  The total amount of mass and energy in the universe is constant.”

(http://www.chemteam.info/Thermochem/Law-Cons-Mass-Energy.html)

“It’s energy that is conserved, not matter.  But no matter, because as Robert Reiland noted, the total energy of the Universe is zero.  James Holloman said: But to answer your actual question about matter being created, it happens all the time in a quantum vacum.  It is impossible for it not to happen, because nothing is unstable.  It is this fact that produces the Hawking radiation that causes black holes to evaporate.” (https://www.quora.com/If-matter-is-never-created-or-destroyed-where-did-it-all-come-from)

Tôi tự tin,  Không có cái chết, Tử Môn Quan là worm hole hay black hole, là nhất điểm để đi qua một vũ trụ mới, vào Sinh Môn Quan.  Đây là quantum unity (oness, nhất như) mà toán học vẫn bị kẹt ở đó vì bị trói buộc bởi định đề (axiom) của chính mình vì không thể chứng minh được số nguyên chia cho con số không (zero) mà đưa tới kết luận là vô nghĩa (undefined.)  Cũng như bây giờ có rất nhiều người vẫn còn tưởng là vật chất không thể vượt qua tốc độ của ánh sáng như là một chân lý bất di bất dịch vì Einstein nói như vậy.  Thậm chí nhiều người còn tin vũ trụ và trái đất được cấu tạo trong 7 ngày, trong 5000 năm về trước, như là một mặc khải bất khả tư nghi.

Nên nhớ nếu muốn chứng minh đúng thì phải dùng luận lý khoa học để chứng minh những khám phá của mình.  Người khác  muốn chứng minh mình sai họ cũng phải tôn trọng nguyên tắc trí thức khoa học với dẫn chứng đầy đủ trên chứ không thể nói bướng là sai, ai cũng biết là sai,...Cũng như, cả triệu năm nay, ai cũng thấy, kinh nghiệm, quan sát, lập đi lập lại đúng như khoa học luận lý quy định để kết luận là ai cũng biết, và kinh qua là mặt trời mọc ở hướng Đông và lặng ở phương Tây nhưng có thật là đúng như vậy hay không?  Mấy trăm năm trước ở Tây phương ai dám nói là sai?

Triết lý Như Lai đã giúp tôi giải quyết những vấn nạn này trong nghiên cứu cách dùng ‘quantum nondualism software’ để chứng minh về quả (effect) xãy ra trước (preceded) nhân (cause) trong nghề nghiệp chuyên môn (reverse engineering) của mình.  Einstein cũng đã từng nói:  Những điều tôi biết, Như Lai đã nói trước trong kinh điển.  Cho nên những điều chúng ta tái khám phá, tiền nhân hay những người khác cũng đã biết trước rồi.  Đơn giản, tất cả điều ở trong vũ trụ chỉ chờ ta khám phá vì chúng ta được cấu tạo đồng nhất thể ngũ uẩn và 18 căn trần thức chỉ bất đồng trí tuệ vì vô minh.  Cho nên, những gì chúng ta biết hay không biết thì người khác cũng không biết hay biết.  Tôi ngu muội được thì họ cũng ngu muội được. Tôi giỏi vô minh thì họ cũng giỏi vô minh.  Tôi có trí tuệ thì họ cũng có được trí huệ. Tôi là Như Lai thì họ cũng là Như Lai.  Tuy nhiên, họ có thể thành Phật còn tôi thì không.

Đơn giản là ‘Tôi không màn, I don’t care!’  Ta ngộ hay không, không có gì là quan trọng hay mất mác thiệt thòi cho cái Ngộ của người cả.  Mà người có Ngộ hay điên nặng thì ta cũng ...không cần, ‘I don’t give a damn! Je m’en fous!  Je m’en fiche!

Với Đức Phật tự mình đã giác ngộ, khi Như Lai mới thành Chánh Giác, Ngài khởi lên một tư tưởng rất khiêm tốn làm tôi bổng nhiên ứa lệ từ bi (compassion) như nghe thấy tiếng sấm sét vô thanh rồi không ngờ như bị điện Phật giật Ngã bởi tiếng sư tử hống của Như Lai:

"Thật là khó khăn, không sống cung kính, không vâng lời. Vậy Như Lai hãy cung kính, đảnh lễ và sống y chỉ vào một Sa môn hay Bà la môn... Với mục đích làm cho đầy đủ giới uẩn chưa đầy đủ... Làm cho đầy đủ định uẩn chưa đầy đủ... Làm cho đầy đủ tuệ uẩn chưa đầy đủ... Làm cho đầy đủ tuệ giải thoát uẩn chưa đầy đủ. Như Lai hãy cung kính, đãnh lễ và sống y chỉ vào một Sa môn hay Bà la môn nào khác. Nhưng Như Lai không thấy một chỗ nào trong thế giới chư Thiên, Ác Ma và Phạm Thiên, giữa quần chúng Sa môn, chư Thiên và loài người, không có một Sa môn hay Bà la môn nào khác, với giới... với định... với tuệ... với giải thoát đầy đủ hơn Như Lai mà Như Lai có thể cung kính, đảnh lễ và sống y chỉ. Rồi này các Tỷ kheo, Ta nghĩ như sau: Với pháp này mà Như Lai đã chơn chánh giác ngộ, Như Lai hãy cung kính đảnh lễ và sống y chỉ pháp ấy."

Đức Phật với tâm tư khiêm tốn muốn tìm một Sa môn hay Bà la môn để nương tựa y chỉ vào chánh pháp nhưng Ngài không thấy bất cứ ai có đầy đủ ‘giới, định, tuệ và giải thoát đầy đủ hơn Như Lai, chính mình, là chính‘Ta.’  Kinh qua kinh nghiệm bản thân sau khi vừa đại giác ngộ của Như Lai, Đức Phật đã khuyên tôn giả Ananda chớ có sầu muộn lo lắng sau khi Như Lai nhập diệt không có người dẫn dắt, vì các đệ tử Như Lai luôn luôn có chánh pháp lãnh đạo, có chánh pháp làm chỗ y chỉ, có chánh pháp làm chỗ nương tựa. Đức Phật có thể xem là vị giáo chủ duy nhất của nhân loại khuyên chúng ta không nên ỷ lại vào bất cứ cá nhân nào hay nương tựa vào bất cứ thần thánh nào. Ngài chỉ khuyên chúng ta nên tục diệm truyền đăng, y chỉ vào chánh pháp, nên nương tựa chánh pháp để tự giác ngộ.  Tôi gọi đó là dựa vào Tha Lực của Chánh Pháp và tự tin vào Tự Lực Như Lai trong chính Ta.  Cho nên, dù có hay không còn có Đức Thế Tôn ở trên đời để đưa đường chỉ lối thì chúng ta vẫn đủ khả năng tự mình thắp lên cây đuốc trí tuệ Như Lai Pháp mà cùng nhau bướt đi tới bờ giác ngộ.  Chúng ta là Như Lai.

Có người không tin là tôi đã kinh qua ‘bị điện Như Lai giật Ngã,’ và ‘giựt’ mình khi nghe thấy tiếng sấm sét lưng trời của thần thông sư tử hống rồi bổng nhiên bất ngờ nhỏ lệ từ bi trong lúc ‘thiền viết’ nên chất vấn và tôi xin cung kính thưa thốt:

Ta bị điện Phật giật ‘sướng chết đi được’ tự ta biết không mắc mớ gì tới người bị điện trời đánh chết cháy thui đau khổ.

Người dù bị ‘điên nặng’ nhà đèn giật chết cũng không nhằm nhò gì đến cái ‘điện Phật’ niết bàn ‘giựt’ ta sướng muốn chết.

Kinh qua Qua kinh lại

Kinh lại kệ kinh Qua.

(Lê Huy Trứ)

Lý Tiểu Long (Bruce Lee) nói:  Nếu tôi nói tôi giỏi thì người ta nói tôi ngạo mạn nhưng nếu tôi nói tôi dở thì họ nói tôi ba xạo.

Ngược lại, tôi thì rất giỏi những cái dở và rất dở những cái giỏi cho nên tôi không ba xạo vô ngã lẫn không ngạo mạn chấp ngã. 

Tôi chấp nhận “Sanh tử đã cận kề, phạm hạnh đã chưa kịp làm mà thành, những gì không nên làm đã lỡ làm, sau đời này sẽ có đời sống khác nữa để làm tiếp” nên chưa kiến Tướng Như Lai để quán Như Lai Tạng?  Chưa Gặp Ma giết để Ma. Chưa Gặp Như Lai để giết Như Lai!

Tôi nghiên cứu và sao chép trong 3 ngày như vậy nhưng vẫn quá vô minh, đầy ngu muội không hiểu nổi thực tại:  Cái gì là bản lai diện mục của Như Lai lẫn ý Như Lai từ đâu sang là cái gì? 

Tài Liệu Tham Khảo (References):

Trích Tuyển Tập "Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi," Thích Minh Châu

Kinh Lăng Già Tâm Ấn, Tu viện Chơn Không, Thích Thanh Từ

Kinh Tụng Hằng Ngày Đạo Phật Ngày Nay, Thích Nhật Từ

http://www.chemteam.info/Thermochem/Law-Cons-Mass-Energy.html

https://www.quora.com/If-matter-is-never-created-or-destroyed-where-did-it-all-come-from

http://dieungu.org/a24136/pham-01-03

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 3286)
20 Tháng Năm 2022(Xem: 9948)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
04 Tháng Hai 2022(Xem: 4214)