- Mục Lục
- 1. Sự Giáng Trần Phúc Lợi
- 2. Cuộc Viếng Thăm Của Vị Đạo Sư Hiền Đức
- 3. Hoàng Tử Nhân Đức
- 4. Cuộc Thi Chọn Phò Mã
- 5. Những Cung Điện Đầy Thú Vui
- 6. Điệu Hát Quyến Rũ
- 7. Cảnh Tượng Bất Ngờ
- 8. Chuyến Du Ngoạn Lần Thứ Hai
- 9. Cảnh Tượng Sửng Sốt Cuối Cùng
- 10. Những Lạc Thú Chóng Tàn Phai
- 11. Buổi Thiền Quán An Lạc
- 12.vua Tịnh Phạn Lo Lắng
- 13. Xuất Gia
- 14. Cuộc Tầm Đạo Bắt Đầu
- 15. Sáu Năm Tu Khổ Hạnh
- 16. Tín Nữ Cúng Dường
- 17. Cuộc Chiến Đầu Vĩ Đại
- 18. Giác Ngộ
- 19. Thuyết Pháp Cho Ai
- 20. Bài Pháp Đầu Tiên
- 21. Nỗi Khổ Đau Của Bà Mẹ
- 22. Con Người Thô Lỗ
- 23. Những Lời Tán Dương
- 24. Lòng Thương Yêu Loài Vật
- 25. Năng Lực Của Lòng Từ Bi
- 26. Trở Về
- 27. Nhà Vua Và Ông Thần Cây
- 28. Lòng Thương Bình Đẳng Đối Với Tất Cả
- 29. Những Ngày Cuối Cùng
- 30. Giáo Pháp Vẫn Còn Tồn Tại
- 31. Chú Thích Của Dịch Giả
CUỘC ĐỜI CỦA ĐỨC PHẬT
THE STORY OF BUDDHA
Nguyên Tác: JOHNATHAN LANDAW - Người Dịch: H. T. THÍCH TRÍ CHƠN
Vào lúc ba mươi lăm tuổi, đức Phật thuyết pháp cho những ai có duyên thích nghe. Trong bốn mươi lăm năm còn lại, Ngài đi khắp Ấn Độ giáo hóa giúp cho tâm hồn mọi người được an lạc. Thỉnh thoảng khi đức Phật muốn dạy cho dân chúng hiểu biết về tình thương và lòng hảo tâm Ngài thường kể những câu chuyện nhằm gây sự chú ý của họ. Dưới đây là một trong các mẩu chuyện đó.
Ngày xưa lâu lắm rồi, có một ông vua rất tự hào. Ông muốn xây cho mình một cung điện rất lớn nên ông đã ra lịnh cho các triều thần: “Các ngươi đi vào rừng và tìm cho trẩm một cây cao nhất tại đó. Trẩm sẽ dùng nó để xây cất cung điện của trẩm”.
Các quan triều thần đi vào rừng và tìm thấy một cái cây như vậy. Cây này to lớn và mọc xung quanh có nhiều cây nhỏ khác. Tối hôm đó, họ báo cáo cho nhà vua biết và tâu rằng: “Thưa hoàng thượng, chúng tôi đã kiếm ra được cái cây mà Ngài muốn. Sáng mai, chúng tôi sẽ trở lại vào rừng để đốn chặt nó xuống”.
Nhà vua rất vui mừng và đi nghỉ. Đêm ấy, ông nằm thấy một giấc mộng kỳ lạ. Nhà vua chiêm bao thấy rằng vị thần sống ở cây đó hiện ra trước mặt ông và nói: “Thưa Hoàng Thượng, xin Ngài đừng triệt hạ ngôi nhà mà tôi đang cư ngụ. Nếu Ngài làm vậy, mỗi lát chặt vào cây sẽ làm cho thân tôi vô cùng đau đớn và tôi sẽ chết”.
Nhưng nhà vua đã trả lời: “Ngươi là một thân cây đẹp nhất trong khu rừng này. Trẩm cần dùng cây ấy để xây dựng cung điện của trẩm”.
Vị thần chống đối, nhưng đức vua vẫn ngoan cố và cương quyết đòi đốn ngã cây xuống. Cuối cùng, thần cây thưa với nhà vua: “Được rồi, Ngài có thể đốn chặt cây. Nhưng mong Ngài làm như thế này. Xin đừng chặt nó từ nơi gốc như người ta thường làm. Mà Ngài nên cho người leo lên tới ngọn cây và cắt nó từ từ. Đầu tiên họ chặt một khúc, rồi một khúc nữa cho đến khi họ chặt hết cả toàn cây”.
Nhà vua rất ngạc nhiên khi nghe như vậy nên ông ta nói: “Nhưng nếu trẩm ra lịnh cho người ta làm như nhà ngươi bảo và chặt vào thân cây nhiều lần điều ấy sẽ gây ra cho nhà ngươi rất đau đớn hơn là họ chặt một lát vào gốc để hạ cây xuống”.
Vị thần đáp lại: “Vâng, đúng vậy. Nhưng nếu Ngài làm theo lời tôi đề nghị thì sẽ an toàn hơn cho các sinh vật khác ở trong khu rừng này. Ngài xem, cây của tôi rất lớn. Nếu xuống, nó sẽ đập trúng nhằm các cây thấp và giết hại vô số sinh vật bé nhỏ xung quanh. Các tổ ấm của những chim chóc, sâu bọ sẽ bị tàn phá và nhiều cây nhỏ khác sẽ bị hủy diệt. Nếu Ngài chặt cây từng khúc ngắn thì sẽ gây ra ít thiệt hại hơn”.
Nhà vua nghe thần cây nói vậy, liền tỉnh ngộ. Ông ta nghĩ: “Vị thần cây tự nguyện muốn bị chặt hàng trăm lần để tránh không gây đau khổ cho những loài vật nhỏ trong rừng. Thần cây đã hết lòng hy sinh và có tình thương thực bao la! Còn ta lại quá ích kỷ muốn đốn chặt cây vì thú vui và niềm kiêu hãnh của riêng mình, do đó thay vì chặt ngã nó ta nên sùng kính thần cây. Giấc mộng này còn dạy ta nên có lòng thương và đối xử tốt với mọi người”.
Hôm sau, đức vua đi vào rừng để trang hoàng cho thần cây. Và từ ngày đó, ông trở nên một nhà cầm quyền nhân đức và công bình.