Phần Thứ Ba - Bất Bạo Động: Một Tấm Gương Để Noi Theo - 3d- Nhân Quyền - Cuộc Gặp Gỡ Với Hội Ân Xá Quốc Tế

05 Tháng Ba 201100:00(Xem: 18307)

VƯỢT KHỎI GIÁO ĐIỀU (BEYOND DOGMA)

Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14
Việt Dịch: Tâm Hà Lê Công Đa


NHÂN QUYỀN
CUỘC GẶP GỠ VỚI HỘI ÂN XÁ QUỐC TẾ

Tôi luôn luôn bày tỏ niềm thán phục lớn lao đối với những người đang hoạt động trên lãnh vực nhân quyền. Tôi nghĩ rằng những hoạt động của qúy vị không phải chỉ là thuần túy nhằm bảo vệ quyền làm người của những cá nhân đơn lẻ, mà còn gián tiếp góp phần vào sự tiến bộ của nhân loại nói chung. Thông thường, những người lên tiếng chỉ trích những nhà nước, những chính khách lãnh đạo đương nhiệm đều có một tầm nhìn xa thấy rộng và họ thường là những nạn nhân đầu tiên của cái cơ cấu mà họ chỉ trích. Thế nên trong thực tế tôi cho rằng những việc làm của qúy vị nhằm bảo vệ nhân quyền cho những cá nhân này cũng tác động lên cả quốc gia đang có vấn đề đó.

Mặc dù chế độ Cộng sản độc tài toàn trị của Liên Bang Sô Viết cũ được coi như là rất tàn độc, nhưng tôi tin chắc rằng chế độ của Trung Cộng hiện nay lại càng tệ hại hơn. Cụ thể như chế độ Sô Viết còn để cho các nhân vật cao qúy như Pasternak hoặc Sakharov có cơ hội để lên tiếng, những chuyện như thế khó mà tưởng tượng có thể xảy ra được tại Trung Quốc. Bất cứ một chuyển động nhỏ nào mà họ ngửi thấy được đều bị tiêu diệt ngay lập tức! Thế cho nên mặc dù biết bao nhiêu chuyện kinh khủng đã xảy ra tại Liên Bang Sô Viết, phong trào dân chủ vẫn nhen nhúm và đạt được kết qủa. Bất hạnh thay, đây không phải là trường hợp của Trung Quốc. Thế cho nên, tất cả những người có thị kiến, yêu chuộng tự do và đấu tranh cho dân chủ là những người rất quan trọng cho đất nước họ.

Hiển nhiên nhân quyền là một giá trị phổ quát; không có vấn đề phân biệt trên căn bản của văn hoá, học vấn hoặc bất kỳ tính chất nào khác, bởi vì ngay từ lúc sinh ra con người đều có những quyền cơ bản như nhau. Do các nguyên nhân văn hoá hoặc lịch sử, một số quốc gia đã theo đuổi một số chính sách kỳ thị trên căn bản của phái tính, hoặc đặc biệt hơn, sắc tộc, hay khuynh hướng xã hội. Đó là những cơ cấu lạc hậu và cần phải được thay đổi. Những cơ cấu xã hội nào cổ võ cho tinh thần phổ thông và bình đẳng là những xã hội tiến bộ nhất; thế nên vấn đề là các cơ cấu lạc hậu cần hội nhập và tiến hoá theo hướng tân tiến hơn chứ không phải là đi giật lùi theo hướng ngược lại.

Một lần nữa tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn của chúng tôi đối với Hội Ân Xá Quốc Tế, những người đã làm việc không mệt mỏi cho sự nghiệp Tây Tạng. Qúy vị đã hoạt động cực kỳ xuất sắc và hữu hiệu, tôi xin chân thành cảm ơn. Và tôi nghĩ rằng nếu tất cả những tù nhân đang bị giam cầm, tra tấn và đày ải trong các trại tù và lao động khổ sai tại Tây Tạng được có mặt hôm nay, họ sẽ vô vàn cảm tạ với tất cả trái tim biết ơn. Tôi xin được thay mặt họ để làm điều đó trong dịp gặp gỡ này.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 3069)
20 Tháng Năm 2022(Xem: 9665)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
04 Tháng Hai 2022(Xem: 3980)