Phật Giáo và Vũ Trụ Quan

03 Tháng Mười Hai 201514:30(Xem: 6926)

PHẬT GIÁO VÀ VŨ TRỤ QUAN 
Lê Huy Trứ, MSEE
tle8464953@aol.com trule9@Gmail.com

Mục Lục

vu tru quanLời Nói Đầu
Tâm này đây chảy một dòng thôi.
Sống trong an tâm tự tại
Như không mà Có, mà Có cũng Như Không
Thuở ban đầu ấy
Hiện Hữu là gì?
Thực tại là gì?
Tiểu Bộ Kinh, Bāhiya Sutta
Vũ Trụ vạn pháp trong lỗ chân lông
Vũ Trụ và Nhân Sinh
Vũ trụ quan
Vũ Trụ chỉ là một khái niệm của ý thức
Tâm Phật, Trí Đạo
Đức Phật qua cái nhìn của các khoa học gia và những vĩ nhân nổi tiếng
Các Bồ Tát không lịch sử phỏng vấn Đức Phật
Như Thị Viên Giác
Lý Như Huyễn
Hạt Lân Hư Trần
Tương quan giữa Nguyên Tử và Chủng Tử
Một Nguyên Tử trong Tiểu Vũ Trụ
Thần thông của khoa học
Tương đối luận
Bản lai khoa học của Phật Giáo
Bản lai thiên văn của Phật Giáo
Đức Thế Tôn đã thấy vi trùng
Đức Phỗ Hiền, Nhà Thiên Văn Vũ Trụ
Nhà Vũ Trụ và Vật Lý, Đức Quan Thế Âm
Cổ nhân phương Đông đã thấy những tiềm Nguyên Tử
Tạng Quang Minh
Đốt thân thể cúng dường chư Phật
Phật Giáo chứng minh Khoa Học
Tương đồng và Tương phản giữa Phật Giáo và Khoa Học
Phật Giáo hợp nhất với Khoa Học
Ngũ Uẩn Giai Không
Chiếu Kiến Vũ Trụ Giai Không
Tuyệt đẹp của cái Chết
Cái Chết tuyệt vời của Đức Thế Tôn
Tự mình thắp đuốc mà đi
Đại dụng trong bàn tay
Phần Phụ Lục
Tài Liệu Tham Khảo

Lời Nói Đầu
Đức Phật lịch sử tuyên bố trên internet rằng: "Như Lai không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Như Lai mà thôi. Những gì người trí chấp nhận, Như Lai chấp nhận."

Sư Triệu Châu mang bát gậy dạo khắp các tùng lâm và tự khuyên mình như sau: 七歲童兒勝我者、我即問伊。百歲老翁不及我者、我即教他。Trẻ con bảy tuổi hơn ta thì ta hỏi nó, ông già trăm tuổi chẳng bằng ta thì ta dạy va."

Muốn khảo sát vũ trụ hiện hữu thì trước nhất phải biết rõ chính mình, hiểu rõ người, chúng sinh, và vạn vật rồi mới có thể nghiên cứu tới vũ trụ quan. Thế nên, điều thực tiển trước nhất cho nhân sinh là quay trở về chính mình để biết mình là ai, từ đâu tới, đang làm gì và sẽ đi đâu? Đây là những thao thức nan giải của nhân sinh từ lòng tham sanh húy tử, hay đúng ra từ tập quán Tham Sân Si mà ra, tuy những thắc mắc vấn nạn này hình như nan giải nhưng không phải là không có câu trả lời thích đáng và phương cách giải quyết hữu hiệu. Muốn tìm ra giải pháp giải thoát, chúng ta phải có đầu óc cởi mở, tiến bộ, biết loại trừ vô minh che lấp sự thật của vạn hữu bằng cách xử dụng phương pháp thực tiển của khoa học lẫn tâm sinh lý học cùng với hiện tượng luận, thật tướng luận, duyên khởi luận, và đạo pháp chứng nghiệm tâm lý và siêu hình học của Đức Phật Thích Ca.

Tôi thường hay nói và luôn luôn nói, triết lý Phật Giáo mà tôi trình bày chỉ là một phương tiện nhân sinh quan, ai biết đọc tiếng Việt đều có thể đọc chứ không nhất thiết phải là Phật Tử. Tuy nhiên, đọc mà hiểu hay không hiểu, hiểu cách khác, hiểu cao hơn nữa, đồng ý hay không đồng ý thì cũng chẳng liên quan lẫn nhằm nhò gì đến tôi. Vì tôi cũng như bạn cùng là khách quá giang, nhờ người chèo đò Phật Pháp độ qua sông để tới ‘bờ bên tê’ (bờ bên kia) chỉ một lần thôi khi bạn đã qua ‘bờ bên tê’ (bờ bên kia) rồi thì không có chuyện trở lại ‘bờ bên tê’ (bờ bên kia) nữa. Trang Tử nói: “Bên này” cũng là “Bên kia.” “Bên kia” cũng là “Bên này.” Cốt tuỷ đích thực của đạo là khi “bên này,” “bên kia” không còn mâu thuẫn nữa. Chỉ cái cốt tuỷ này, như một cái trục, là tâm điểm của vòng tròn và trả lời mọi thay đổi không ngừng. Nó không phải khối vuông để phân biệt bên này, bên kia mà hình cầu, không bờ bến. Không phải hình học phẳng 2 chiều, ngang dọc, nhưng mà hình cầu cong 4 chiều, không gian lẫn thời gian.

Tác giả của cuốn sách nổi tiếng Đạo của Vật Lý (The Tao of Physics,) Vật Lý Gia Fritjof Capra hỏi một nhà hiền triết Ấn Độ rằng nếu ông theo học Đạo với Ngài thì ông có phải từ bỏ sự nghiệp nghiên cứu khoa học không? Nhà hiền triết trả lời một cách đơn giản: "Trước hết ông phải là con người thật sự, trước khi là một nhà chuyên môn." Có nghĩa, điều tiên quyết là phải thành nhân trước khi thành thân trong bất cứ lãnh vực chuyên môn nào ngay cả học Đạo. Giáo lý nhà Phật bao gồm cả tinh thần tâm linh và những phương pháp khoa học thực tiễn nhất để giúp nhân loại lẫn cá nhân tìm lại được sự an lạc, hạnh phúc và tự do trong cuộc đời lẫn trên thế giới bằng cách hợp thông hài hòa với vũ trụ mà trong đó, yếu tố chấp ngã, tham sân si không phải là động lực chỉ đạo chi phối con người nữa.

Theo Thiền Sư Nguyệt Khê (kiến tánh tịch năm 1965 tại Hồng Kông): Triết lý vũ trụ gồm 4 lớp khác biệt: Duy vật, duy tâm, tâm vật hợp một và phi tâm phi vật. Lý luận kiến lập của bài này chỉ có thể diễn đạt đến cảnh giới "Tâm vật hợp một," đối với cảnh giới "phi tâm phi vật" chẳng thể diễn đạt bằng lời nói văn tự, cần phải y theo phương pháp tu trì mới có thể tự nghiệm chứng. Hòa Thượng Duy Lực nói, “Nếu muốn đạt đến cảnh giới phi tâm phi vật, nhất định phải đích thân tu chứng mới được.” Cái phi tâm vật này đã được kinh Phật diễn tả và tôi đã tư nghị trong sách Vô Tự Kinh; kiến được kinh không chữ là giác ngộ phi tâm phi vật.

Trong bài Ý Nghĩa Cái Chết Theo Quan Điểm Phật Giáo, phần Quan điểm chung của Phật Giáo về sự sống và cái chết, Hoang Phong viết: ‘Sự Thật’ [the Truth, thực tại] do Đấng Giác Ngộ nêu lên liên quan đến thế giới vật chất và cả phi vật chất, bao hàm tất cả mọi lãnh vực hiểu biết của con người từ khoa học, triết học cho đến đạo đức và cả sự vận hành sâu kín của tâm thức nơi mỗi cá thể. Nếu suy xét thật kỹ thì chúng ta cũng sẽ thấy rằng tuy "Sự Thật" [thực tại] đó liên quan đến bản chất của toàn thể vũ trụ, thế nhưng Đấng Giác Ngộ mà người ta còn gọi là Đức Phật, chỉ nhấn mạnh đến những khía cạnh thật thiết thực là những khổ đau mà con người tự gây ra cho mình và các phương pháp giúp họ tự giải thoát khỏi những khổ đau đó. Nếu nhìn hai khía cạnh ấy của Đạo Pháp qua nhãn quan của con người thuộc thời đại chúng ta ngày nay thì sẽ thấy rằng cả hai khía cạnh đều thuộc vào lãnh vực "tâm lý học" (psychology) với ý nghĩa thật bao quát của ngành học này. Nếu nhìn theo một góc cạnh thu hẹp và thực dụng hơn nữa thì đấy là một ngành y học gọi là "tâm lý trị liệu" (psychotherapy,) nếu nhìn theo một góc cạnh mở rộng và sâu sắc hơn thì đấy là một sự khám phá kỳ diệu thuộc lãnh vực tâm linh (spiritual exploration.) Thế nhưng mặc dù sự khám phá thuộc lãnh vực tâm linh ấy có siêu việt đến đâu đi nữa thì Phật Giáo nhất định cũng không phải là một tôn giáo mang tính cách thần bí diệu kỳ (a mystical mysticism.) Niết Bàn hay cứu cánh tối thượng của việc tu tập trong Phật Giáo không có gì huyền bí nhưng chỉ đơn thuần là một thể dạng tâm thức đang hiển hiện trong trí của mỗi chúng ta, tất nhiên là với điều kiện thể dạng tâm thần ấy đã loại bỏ được cảm tính kiêu căng của cái Ngã và những thứ xúc cảm, ‘nhất tâm bấn loạn,’ phát sinh từ cái tôi ấy.

Đạo Pháp (Dharma) do Đức Phật thuyết giảng không phải là những lời mặc khải của thần linh, cũng không nhất thiết là những lời giáo huấn đạo đức của một đại hiền nhân mà đúng hơn là một khám phá viên diệu của một Đấng Giác Ngộ về ‘Sự Thật’ (the truth, chân lý) của vũ trụ.

Đạo Giác Ngộ thành tựu là do biết tận dụng và kích thích sự phát triển tột cùng của Trí Tuệ và Tâm Thức để đạt tới Chân Lý. Từ thực tại đó mà nhân sinh có thể giải thích vũ trụ, thế giới, con người, chúng sanh và những hiện tượng huyền bí, kỳ diệu của cuộc sống trong thế gian nầy. Vũ trụ là ta; Ta là vũ trụ. Vô lượng vật là một; một là vô lượng! Vũ trụ sống động, phức tạp như chúng sinh nhưng nếu chúng ta có thể hài hòa hợp nhất với vũ trụ, thì vũ trụ sẽ cho ta vô lượng pháp. Nên hiểu, cái ranh giới giữa vô minh và giác ngộ, giữa tỉnh và điên, giữa lư hỏa thuần thanh và tẩu hỏa nhập ma chỉ như là một sợi tóc, khó thể minh giác được bởi nhục nhãn. Nguyện cúng dường kinh tạng thơ hoa Trải tam thế mộng một tòa sắc hương Kiếp sau làm chim trong sương Về bay hóa độ mười phương trời vàng (Phạm Thiên Thư) Tôi đã khả lậu, và cố mạo muội tư nghị cái bất khả tư nghì thay vì im lặng tư nghi. Tôi cũng xin cúng dường thập phương, hồi hướng công đức của bài này cho tất cả chúng sinh.

pdf_download_2
Phat Giao Va Vu Tru Quan



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn