19-2 dến 14-3-2011
Trần đức Hân
Phật dạy, Phật tử nên viếng thăm tứ động tâm. Những bạn đạo đã hành hương xứ Phật có những dấu hiệu tinh tấn hơn trước. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Tam nhơn đồng hành tất hữu ngã sư. Những điều này hiện ra trong óc, xét thấy có lợi lạc cho mình và cho người, chúng tôi thu xếp đi hành hương.
Suốt ngày 18-3, chầu chực ngoài trời, 6:30 chiều mới nhận được visa/passport để lên máy bay lúc 7:30 sáng 19-3. Chúng tôi chín hoặc mười người phải trong tình trạng cầu kỳ như vậy để về thăm xứ Phật.
Đọc vài trang web sites. Các nhà khảo cổ giúp chúng ta có tầm quan sát rông rãi hơn, khoa học hơn khách quan hơn. Lý do nên biết trước:
Lý do thứ nhất là khác biệt về thời gian. Phật tại thế trên 600 năm trước tây lịch. Chúng ta đang sống năm 2011 sau tây lịch.
Đi hành hương một xứ mà mù tịt địa dư, kinh tế, xã hội, văn minh, văn hoá tôn giáo của xứ mình sắp đến thì làm sao gặt hái hương hoa tâm linh xứ mình hành hương.
Phật tại thế, cái tên Ấn độ chưa được đặt ra, nước Ấn Độ thời đó nhỏ xíu gồm 16 nước lớn và các thành, ấp, tụ lạc, dân cư thưa thớt v..v.. (phỏng đoán). Mọi người có thể tự phỏng đoán, nên chúng tôi không viết dài dòng.
Hành hương, dịp gặp bạn hiền, thầy tốt mà học trực tiếp, sống với những cái đang sống. Bi quan mà nói thì chúng ta đâu có được trực tiếp nghe Phật giảng. Đến đó cũng chỉ thấy những đống gạch vụn, những khai quật.. Hướng về lạc quan mà nói thì kinh, luật là lời Phật dạy. Quan sát cỏ cây, đất đá, sông rạch, núi rừng, sinh hoạt v..v..mót nhặt những hương hoa tâm linh từ những dấu vết trên 2600 năm. Như đứa trẻ mót lúa. Chúng tôi đi hành hương, không mang hoài bảo lớn lao, chỉ mong mót được dư hương và học nhiều tính tốt của những bạn lành.
Bài viết số 1 của Hoàng thi Bich Ti rất hay, phản ảnh thực tế. Bạn nên viết tiếp. Chúng tôi cũng góp vài nhận xét.
Vùng hành hương nằm trong châu thổ sông Hằng (ganges river). Theo các nhà nghiên cứu, châu thổ này là vùng dơ dáy nhất thế giới. Nước sông Hằng khoảng chảy qua Varasani có màu nâu như soup…Chúng ta đã đi qua và kiểm nhận sự thật này. Họ cũng nhận xét đất đai màu mỡ nhưng dễ bị xói mòn qua nước lũ. Chúng tôi quan sát và thấy rằng, đất có khuynh hướng cằn cỗi. Với những quan sát như sau:
Rừng khổ hạnh cây thưa, trên ngọn núi trơ trơ những phiến đá nhẵn. Nước xói mòn đã cuốn trôi đất màu
Những trái chuối chút bẻo, những trái cà chua có vỏ dày cui, apple teo và mang màu héo úa, rau đậu, cơm gạo nhạt nhèo, chẳng có vị bổ béo.
Vùng đất mà chúng tôi đi qua thật nhiều đá cuội trộn lẫn với đất sét pha cát. Thành phần cát khá cao, khi mưa xuống, nước thấm sâu, xói mòn dễ xảy ra và nạn lở núi chắc không tránh khỏi. Loại đất này thích hợp trồng khoai, nên khoai tây ở đây còn có mùi vị ngọt ngon.
Đi từ New Delhi đến Dharamsala, đường leo từ từ lên rặng Himalaya, khoảng và trăm cây số, đất chân núi phơi bày đá cuội, đất sét và cát kết hợp, bao bọc sỏi cuội. Họ sống chung như vậy không biết mấy ngàn năm rồi. Thành phần đất yếu mềm, dễ tan, dễ rã này lại là chân, lại là nền móng của rặng núi cao to nhất thế giới Himalaya. Những tấm hình dưới, bạn có thể cảm nhận điều chúng tôi viết ra.
Nhìn đất sỏi bị đè bẹp rồi tự hỏi sao mà nó giống Bà La Môn, Sát đế lợi…đè bẹp giai cấp cùng khổ. (Bốn giai cấp là Brahman, kshatria, vaihya, sudra và những người không được xếp vào giai cấp nào cả the untouchables.) Đất, cát, cuội, sỏi êm ái làm đệm cho rặng núi khổng lồ. Người cùng khổ tại Ấn độ cũng mềm mỏng, chịu đựng một cách dễ thương mấy ngàn năm rồi. Cái đông tâm lớn của chúng tôi có lẽ là đây. Biết đâu từ thủa xa xưa, Phật cũng đông tâm muốn giải phóng giai cấp???
Đường xá đang cày xới, xe vận tải tấp nập đó đây. Có lẽ India đang chuyển mình canh tân. Chúng tôi cầu mong giai cấp bóc lột bớt trơ lì, bớt ngang tang, bạo ngươc, sớm xây dựng trường học, nhà thương, viện mô côi, nhà dưỡng lão..v..v…Nhìn những người ăn xin, tứ chi bị teo riết, di chuyển như cua bò trên đường. Không biết họ có phải là những người bà la môn ngang như cua trong kiếp trước không??? Lòng chúng tôi rung lên bao thương xót. Các bạn hành hương chẳng sợ nguy hiểm, cứ móc túi, thân yêu, trao tận tay người ăn xin, kẻ tàn tật. Cũng có những người nghiến răng làm lơ mà lệ nhỏ trong lòng. Lòng họ vang lên lời cầu nguyện:”Giới cầm quyền ơi!!! hãy mau thức tỉnh, sớm mở vòng tay thân yêu dân tộc mình. Đây là việc của các người.” Thiện tai, thiện tai. A Di Đà Phật. Thiện tai, thiện tai. Quý Thầy dạy: “Đừng có tạo nghề ăn xin cho dân Ấn”. Lời dạy ngắn gọn, thâm thúy, không va chạm thế lực nào, không va chạm ngay cả sự vận hành của luật nhân quả. “Từ bi trong trí tuệ. Bố thí đúng chỗ, đúng thời..”
Thiên nhiên, cuộc sống, bài Pháp sống đang tiềm ẩn một cái gì đây??? Ngòi thuốc nổ chậm? Sức kiên nhẫn, chịu đựng? Nhu hòa, mềm mại??? Mở rộng từ tâm mà vui sống (thân đâu, tâm ở đó)??? Chớ khơi dậy hận thù giai cấp??? Cái an phận lạ thường??? Nhiều lắm, nhiều lắm bạn hãy đọc nó qua những con bò tìm ăn trên đống rác…những bàn tay bốc, lủm chung quanh đám ruồi nhặng bên đường, giữa thành phố khói bụi mịt mù và vân vân…Phật đã dạy chúng tôi đến đây để học từ cộng cỏ, từ cây lá đang cố gắng, èo uột vươn mình, từ những hạt bụi phủ kín mọi nơi, từ những cơn ho rũ rượi mà lòng vẫn hăm hở tìm học….Mọi người trong toán hành hương vui tươi, hoà nhã. Ôi! cái màu nhiệm của Tứ động tâm. Từ bi lực đến với , thấm vào mỗi người hành hương.
Đến với chúng tôi, cái dễ vỡ, dễ tan của sỏi đất, làm kinh Kim Cang mở ra trong lòng. Tôi xin ngừng bút, quay tâm mình về Phật hiệu, giữ cho A Di Đà Phật trôi chảy không ngừng, như một giòng sông.
A Di Đà Phật.
Trần đức Hân Viết ngày 23-3-2011Đất sét trộn cát kết chặt vào đá cuội, sỏi.
Đất màu còn đâu. Đá trơ nhẵn bóng. Cây đâu mà gọi là rừng.
Leo sắp đến đỉnh Linh Thứu rồi.