Ai cũng biết xuất gia tu hành đúng Chánh pháp thì gieo trồng được nhiều công đức, phước báo. Nhưng thực tiễn thì không phải ai cũng được xuất gia, nên Thế Tôn mới trợ duyên cho hàng Phật tử tại gia phát tâm xuất gia gieo duyên, có thời hạn, ít nhất là một ngày đêm tập sự xuất gia như tu Bát quan trai chẳng hạn.
Thế nên ngoài việc sống tốt, làm nhiều việc thiện, hàng Phật tử nên dành thời gian phát tâm tham dự các khóa tu, nhất là khóa tu xuất gia gieo duyên ngắn hạn. Nhờ đó phước mới được tạo thêm, công đức được vun bồi, thành tựu phước quả xa lìa ba đường ác mà tái sanh vào cõi trời.
“Một thời Phật ở Tỳ-xá-ly, bên ao Di-hầu, cùng với năm trăm chúng đại Tỳ-kheo.
Khi ấy Thế Tôn đến giờ đắp y, ôm bát, cùng A-nan vào thành Tỳ-xá-ly khất thực. Bấy giờ trong thành Tỳ-xá-ly có đại trưởng giả tên Tỳ-la-tiên, giàu có, nhiều tài sản chẳng thể tính kể, nhưng lại keo kiệt tham lam không có lòng bố thí, chỉ hưởng phước cũ, không tạo thêm phước mới. Lúc đó trưởng giả ấy đang cùng các dâm nữ ở hậu cung đàn hát, ca xướng vui chơi.
Thế Tôn đi đến hướng ấy, Ngài biết mà vẫn hỏi Tôn giả A-nan:
- Nay Ta nghe tiếng hát xướng, kỹ nhạc là ở nhà nào?
A-nan bạch Phật:
- Đó là ở nhà trưởng giả Tỳ-la-tiên.
Phật bảo A-nan:
- Trưởng giả này sau bảy ngày sẽ chết và sanh trong địa ngục Thế Khốc. Vì sao thế? Đó là lẽ thường. Nếu người đoạn căn lành thì lúc mạng chung đều sanh trong địa ngục Thế Khốc. Nay trưởng giả này phước cũ đã hết, lại không chịu tạo phước mới.
A-nan bạch Phật:
- Có nhân duyên nào khiến trưởng giả này sau bảy ngày không chết chăng?
Phật bảo A-nan:
- Chẳng có nhân duyên nào mà làm ông ta không chết được. Những hạnh ông ta gieo trồng ngày xưa, hôm nay đã hết. Điều này không thể tránh khỏi.
A-nan bạch Phật:
- Có cách nào khiến trưởng giả này không sanh vào địa ngục Thế Khốc chăng?
Phật bảo:
- A-nan! Có cách này có thể khiến trưởng giả không vào địa ngục.
A-nan bạch Phật:
- Những nhân duyên nào khiến trưởng giả không vào địa ngục?
Phật bảo A-nan:
- Nếu trưởng giả này chịu cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, xuất gia học đạo thì có thể khỏi tội này được…”.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm 40, Thất nhật [trích], VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.33)
Pháp thoại này, Thế Tôn đã trợ duyên cho trưởng giả Tỳ-la-tiên, từ chỗ lo làm ăn và hưởng thọ ngũ dục, chỉ hưởng phước cũ mà không tạo thêm phước mới, sau bảy ngày nữa sẽ chết khi phước báo cạn kiệt rồi sinh vào địa ngục, nhờ công đức của ngày xuất gia cuối đời mà được sinh về cõi trời.
Kinh ghi rằng, trong ngày xuất gia cuối đời ấy, trưởng giả Tỳ-la-tiên được Tôn giả A-nan dạy tu mười pháp quán niệm: “Ông nên nhớ tu hành, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên, niệm Thôi dứt, niệm Hơi thở, niệm Thân, niệm Tử. Nên tu hành pháp như thế. Tỳ-kheo hành mười niệm này sẽ được quả báo lớn, được pháp vị cam lồ”. Trưởng giả Tỳ-la-tiên chỉ tu được một ngày rồi mạng chung. Nhờ công đức xuất gia tu hành mười niệm mà ông thoát được địa ngục Thế Khốc, sinh lên cõi trời Tứ thiên vương.
Thế mới biết công đức xuất gia tu hành thật không thể nghĩ bàn. Thực hành quán niệm (chỉ cần một trong mười niệm) sẽ thành tựu công đức, phước báo vô lượng. Nên dù bận rộn đến mấy, hàng Phật tử tại gia cần phát tâm xuất gia gieo duyên, tham dự các khóa tu, thực tập quán niệm trong đời sống hàng ngày để vun bồi công đức, trang nghiêm phước báo, hiện đời an lạc, đời sau an vui.
Tôi muốn lý giải về 10 lời nguyện này. Trong kinh hoa nghiêm, Thiện Tài Đồng Tử trên con đừờng tìm Đạo gặp gỡ và tu tập qua 53 vị thày (biểu tượng 53 bước tu tập để thành Phật bằng con đường Bồ tát Đạo) Trãi qua tất cả từ những vị thày từ nhửng kỹ nữ ăn chơi tới những Bồ tát lớn nhât Vị thày đầu tiên là Văn Thù Bồ Tát , tượng trưng cho Căn bản trí- là cái trí căn bản nằm tiển ẩn trong mọi chúng sanh nhưng không hiển lộ vì bị ngăn che bởi nhửng nghiệp lực..Vị thày thứ 53 sau cùng là Phổ Hiền Bồ Tát (tượng trưng cho hậu đắc trí là cái trí hiểu và ứng dụng được căn bản trí để có thể độ được chúng sanh-ý niệm từ Duy thức học). Sự thể hiện của hậu đắc trí có thể cảm nghiệm từ lục độ bước qua thập độ- Lục độ là bố thí, trì giới,nhẫn nhục,tinh tấn,thiền định và trí huệ. Bước qua thập độ thêm phương tiện , nguyện , lực,trí…Ta thấy lục đệ lục độ là trí mà thập đệ thập độ cũng là trí.Nhưng sự khác nhau là giữa căn bản trí và hậu đắc trí.
Tỳ-kheo có một nghĩa là bố ma, làm cho ma phải khiếp sợ. Ma chướng trong đường tu rất nhiều, bên trong và bên ngoài, thường gọi là nội ma ngoại chướng. Nhưng kỳ thực, có người tu không làm cho ma khiếp sợ mà ngược lại sợ ma, đi theo và làm quyến thuộc của ma. Nghĩa là bên trong không hàng phục được phiền não, bên ngoài không qua được chướng ngại. Thời Phật tại thế, Tỳ-kheo Đề-bà-đạt-đa là một điển hình.
Không phải ngẫu nhiên mà Đức Phật xem việc gần gũi vua quan là nạn, và mạnh mẽ cảnh tỉnh chúng Tăng: “Gần gũi bậc vua chúa vương gia có mười việc phi pháp”.
Phi pháp ở đây là không phù hợp với Chánh pháp, không giúp ích cho việc thành tựu mục tiêu phạm hạnh và giải thoát của hàng xuất gia.
Người xuất gia mang trên mình pháp tướng đầu tròn, áo vuông, nguyện hủy hình để khác biệt với thế thường, sống đời thoát tục. Chưa nói đến tâm giải thoát hay tuệ giải thoát vốn ẩn tàng, sâu kín bên trong, hãy xem các hình thức bên ngoài như uy nghi và ứng xử trong đời sống hàng ngày thì phần nào cũng biết được công phu của hàng xuất sĩ.
Thường thì khi chưa thành tựu về một điều gì chúng ta cảm thấy không vui. Nhưng khi đã toại nguyện, đã có những gì mong ước thì cũng chỉ vui được một thoáng rồi qua nhanh. Thực chất thì chưa được hay đã được đều có nỗi khổ riêng, vì cái tâm mong muốn của con người dường như không có điểm dừng.
Biện tài hay biện tài vô ngại là một trong những phẩm chất cần thiết của vị sứ giả Như Lai. Biện tài có nghĩa là tài hùng biện, biện luận tài giỏi, khả năng nói các pháp nghĩa một cách khéo léo trôi chảy, thuyết pháp lưu loát, có sức thuyết phục người nghe.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.