Đạo Phật Thế Kỷ XXI - T.T. Thích Viên Lý

25 Tháng Tư 201100:00(Xem: 4732)
 
PHẬT GIÁO THẾ KỶ 21
Thích Viên Lý Dịch

Tham luận của Hòa thượng Ching Hsin đọc trong Hội Nghị
Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ 8 năm 1996 tại Đài Loan

Thượng Tọa Thích Viên Lý dịch

Lời mở đầu: Lịch sử nhân loại, bắt đầu từ thời săn bắn tiến đến thời đại tân tiến ngày nay, với biết bao nỗ lực của các nhà kỹ sư chuyên nghiệp và các khoa học gia đã góp phần nâng cao mức sống con người kể từ hơn 150 năm qua. Những phát minh khoa học cũng đồng thời nâng cao kỹ thuật quân sự vì mọi quốc gia đã không ngừng tân tiến hóa loại vũ khí quốc phòng của học. Và do vậy, nhân loại đang trực diện với nhiều nguy cơ khốc liệt.

Các phát minh khoa học cũng đồng lúc ấy mang đến rất nhiều ô nhiễm và đang tàn phá môi sinh.

Sự tàn phá môi sinh như vậy đã thật sự gây nguy hại cho sức khỏe của hàng triệu người và đã đưa đến những sự tranh đua dữ dội để sinh tồn, đã khiến cho xã hội văn minh ngày nay mắc phải rất nhiều căn bệnh tâm lý. Những vấn nạn như vậu, nếu không sớm được giải quyết sẽ gia tăng con số trên bảng tử vong, gióng tiếng chuông cáo phó cho toàn thể nhân loại và để lại cho con cháu chúng ta không gì khác hơn là những thổ ngơi tàn hư hoại.

Không giải quyết được những vấn nạn của thời đại cũng có nghĩa là chúng ta sẽ phải đối phó với nhiều biến chứng phức tạp - những vấn nạn mới lại chồng chất lên những vấn nạn mới khác nữa. Và điều này sẽ mang đến một hậu quả tượng hình của khổ đau và thảm họa. Trong kinh Di Giáo, A Nan Luật Đà Tôn Giải nói: "Đức Phật thuyết giảng Khổ Đế là một chân lý khổ đau của đời sống không thể tịnh lạc." Phát biểu này đã hoàn toàn chân xác. Hơn nữa, kinh Pháp Hoa đã dạy: "Ba cõi không an, chẳng khác nào căn nhà lửa đầy đăng cay khổ hoạn. Thật đáng kinh khiết."

Sự kiện khoa học đã cải thiện nhiều vấn nạnn không thể giải quyết được trước kia bằng sức mạnh con người, đã khiến nhiều kẻ ngưỡng vọng khoa vọng kỹ thuật như một đấng Thượng Đế toàn năng. Bởi vì các phát minh khoa học đã nâng cao lạc thú vật chất, nên rất nhiều người đã mù quán chạy theo lạc thú.

Chúng ta đã đánh mất chính mình trong nền văn minh khoa học và vật chất ấy.

Phật nhãn quán sát thấy chúng sanh trong sáu nẻo luân hồi như kẻ bần cùng thiếu phước, bước vào đường hiểm sanh tử, đắm chìm nơi năm món dục lạc và đầy dẫy khổ đâu cay đắng. Như con trâu yêu mến chiếc đuôi của nó và dễ dãi với tham đắm nên không còn thấy chi khác nữa."

Là những đệ tử của Đức Phật, chúng ta cần thừa tiếp tâm đại từ bi của đấng từ phụ để gánh vác sứ mệnh hoằng pháp lợi sanh. Những lời dậy sââu sắc vi diệu của ngài sẽ hướng dẫn và chỉ đạo nhân loại bước vào ngưỡng cửa thế kỷ thứ 21: một thế kỷ đuọc thấm nhuần phúc lành thanh tịnh hầu giảm thiểu được các họa mang đến bởi khoa học và kỹ thuật.

Khi lấy đề tài "Dẫn đạo nhân loại trong Thế kỷ 21" làm chủ đề cho cuộc hội nghị học thuật này, chúng ta cần phải dự đoán thế giới trong thế kỷ 21 sẽ như thế nào, hình thái xã hội lúc đó sẽ ảnh hưởng tư tưởng và quan điểm của chúng ta ra sao? Tuy danh xưng "thế kỷ 21" không giống "thế kỷ 20" nhưng sự tiến hóa của xã hội nhân loại luôn mang tính chất liên tục. Quá trình tiến hóa vẫn luôn dựa trên những nền tảng hiện hữu. Tương lai không thể tách chia xa hẳn quá khứ và hiện tại được. Điều này đã cho phép chúng ta dự đoán thế giới tương lai từ những sinh động xã hội hiện thời. Những gì chúng ta mục kích trước mắt là một tối thượng thoải mái về vật chất cho một số người và nỗi niềm bi ai thống khổ cho nhiều người khác. Và nguyên nhân của các khổ nạn thời đại trên đây rất đáng cho chúng ta lưu tâm.

Thế kỷ 21 là thời đại cách mạng điện toán: Quả thật hợp thời trang để người ta nói rằng: "Không biết điện toán, không làm sao tiến vào thế giới ngày mai." Điều này phản ánh thế kỷ 21 là thời đại cách mạng viễn thông điện toán. Kỹ thuật điện toán sẽ thống lãnh tương lai nhân loại. máy điện toán từ cá nhân giao dịch với cá nhân; vượt đến hình thức mạng lưới toàn cầu, được sử dụng trong hầu hết mọi lãnh vực, phục vụ cho các cơ quan chính phủ, giới xí nghiệp, gia đình v.v... để nâng cao hiệu năng và trách vụ công việc.

Chùa Quang Đức (ở Đài Loan) từ năm 1982 đã bắt đầu sử dụng điện toán để giải quyết sổ sách cho công trình kiến thiết xây cất, để quản lý sổ sách kế toán một cách chính xác và tiện lợi hơn; đồng thời tiết kiệm được rất nhiều nhân lực, khiến tôi cảm giác sâu xa rằng sự phát triển điện toán đích thực đã tạo được phúc lợi cho nhân loại.

Điện toán ngày nay không những phân biệt được chữ viết bằng tay mà còn có thể phiên dịch nội dung thành nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Các khoa học gia ngành điện toán đã lạc quan dự đoán rằng trong tương lai máy điện toán sẽ trực tiếp nối thẳng vào não bộ của con người và mọi suy nghĩ trong đầu sẽ được máy này thay thế giải quyết hoàn toàn.

Sự việc nếu đến như thế, có lẽ mộng tưởng sẽ trở thành sự thật.

Năm 1946, Lục Quân Hoa Kỳ vì muốn tính đường cự li đại bác bắn đi, đã ủy thác chế tạo bộ máy điện toán đầu tiên trên thế giới. Chiếc máy ấy phải dùng 18 ngàn ống chân không trọng lượng đến 30 tấn. Hiện nay chỉ cần một máy điện toán bút ký có màn ảnh đơn giản và chỉ nhỏ bằng một cuốn sách cũng có hiệu năng mạnh hơn rồi.Vả lại máy điện toán bút ký càng ngày càng được thu nhỏ gọn hơn, công năng gia tăng nhiều hơn. Phương thức sử dụng máy điện toán ngày càng phổ cập đến nỗi các quốc gia tân tiến không thể có đời sống sung mãn xa hoa nếu tách rời máy điện toán vi tính. Mặt khác, vấn đề phạm pháp điện toán (computer crime) lại trở thành một vấn nạn mới của xã hội mà chưa từng xảy ra trong quá khứ.

Ngày nay, chúng ta đã từng thấy hiệu năng chính xác của các loại máy điện toán hướng dẫn phi đạn để bắn trúng mục tiêu trong cuộc chiến vùng Vịnh giữa Hoa Kỳ và Iraq năm 1990. Do vậy, máy điện toán có thể mang đến phúc lợi cho nhân loại hay hủy diệt nhân sinh. Tuy nhiên, máy móc vẫn tùy thuộc vào sự sai khiến của con ngưòi: sử dụng điện toán tạo phúc lợi nhân loại là do lòng ngưòi; thao túng điện toán để hủy diệt nhân loại cũng do lòng người. Do đó, để phòng ngừa sự lạm dụng loại kỹ thuật tân tiến như vậy, trước hết, ta cần bắt đầu chỉnh đốn tâm thức con người. Và quan trọng hơn cả, là hãy áp dụng các lời dạy của Đức Phật để hướng dẫn con ngưòi tiến bước trên chánh đạo.

Dùng cạnh Tranh Kinh Tế Thay Thế Đấu Tranh Vũ Lực Trong quá khứ, để chế ngự đối phương, các quốc gia đã dùng đến vũ lực quân sự. Thế Chiến Thứ Nhất và Thứ Hai đã gây tử thương cho hàng triệu sinh mạng nên những lãnh tụ của các quốc gia Tây phương đã ý thức được rằng việc áp dụng vũ khí xâm lược để giải quyết phân tranh giữa hai nước là việc lưỡng bại câu thương, nhất là sau khi có càng nhiều quốc gia chế tạo vũ khí hạt nhân, khiến cho các cường quốc cũng không dám mạo hiểm phát động chiến tranh nguyên tử. Vì phải tránh việc song phương cùng bị tận diệt, thế là họ phải ngồi lại đàm phán với nhau thay vì chiến tranh. Sau này, lại dùng sách lược cạnh tranh kinh tế thay cho đấu tranh võ trang, mong rằng kinh tế phát triển sẽ nâng cao tiêu chuẩn đời sống quốc dân, và dùng mãi lực kinh tế chinh phục nước khác. Hiện nay có một số quốc gia tuy không bang giao với nhau nhưng có giao lưu kinh tế mậu dịch, hoặc sau khi đoạn giao vẫn tiếp tục duy trì giao thương. Trên bình diện khác, điều đó chứng minh rằng cán cân kinh tế mậu dịch nặng hơn mặt bàn chính trị.

Nhật Bản trong Thế Chiến II do thiếu thốn vật chất, lực lượng kinh tế yếu kém mà dẫn đến chiến bại.

Sau khi phát giác không thể ỷ vào vũ lực và nhận thức lục lượng kinh tế trọng yếu hơn, nên đã chuyển sanh tích cực phát triển kinh tế.

Trải qua mấy mươi năm cố gắng, hiện tại đã trở nên một cường quốc về kinh tế. Sức mạnh của kinh tế của Nhật đã lan khắp các nước trên thế giới, thậm chí ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.

Đây là một sự thật minh chứng về sách lược cạnh tranh kinh tế thay vì đấu tranh vũ lực.

Loại chạy đua kinh tế này đã ảnh hưởng làm cho những quốc gia lạ c hậu phát triển từ mức chậm tiến lần lượt chuyển biến thành các quốc gia trên đà phát triển. Có thể dự đoán, thế giới tương lai sẽ là thời đại chiến kinh tế. Chiến tranh kinh tế đối với sự xung kích nhân loại có lẽ so với phương hại do chiến tranh vũ khí trước kia càng lớn hơn. Mục đích của sự phát triển kinh tế là muốn nâng cao mức hưởng thụ vật chất sinh hoạt, nhưng vì dục vọng con người vô giới hạn nên nhân loại đối với nhu cầu vật chất vĩnh viễn không thỏa mãn, vì thế, người tuy có đời sống vật chất phong phú mà sinh hoạt tinh thần chẳng những trống trơn, còn ẩn đầy đau khổ Ở trong hoàn cảnh đua tranh kinh tế, rất nhiều người vì đeo đuổi theo tài sắc danh lợi mà lạc mất chính mình. Tương lai rất có thể càng có nhiều người cho rằng chỉ cần có tiền thì mọi vấn đề có thể giải quyết, nguyện vọng nào cũng đều có thể đạt thành, thế là quan niệm sai lầm "kim tiền vạn năng và cấp công cộng lợi" sẽ càng in sâu vào trí não mà tạo nên càng nhiều vấn nạn xã hội. Đối với sự tham đắm vào chủ nghĩa hiện thực khiến con người lạc mất ý nghĩa nhân sinh, nên dùng những giáo nghĩa Phật giáo như vô thường, vô ngã, tịnh hóa tâm linh để tái định một cách chính đáng về giá trị nhân sinh. Sau khi đầu não tập đoàn cộng sản thế giới Liên Xô giải thể, các nước Cộng Sản Âu Châu thay đổi hẳn bộ mặt. Trên thế giới, những quốc gia còn bám theo chủ nghĩa Cộng Sản sót lại không bao nhiêu, đã bị ép buộc áp dụng chánh sách tự do khai phóng có giới hạn. Đây chính là ý vị làn sóng tự do dân chủ đã quét ngang qua toàn thế giới. Loại làn sóng dân chủ này khi càng ập đến càng dâng cao.

Nhưng con người vốn ích kỷ do tham dục thúc đẩy, đều chỉ nghĩ đến quyền lợi riêng tư mà không nghĩ đến lợi ích chỉnh thể của quốc gia xã hội. Thế là, vì lợi ích riêng hoặc vì một thiểu số người mà đã hành động một cách không tiếc thương, phá hoại xã hội đại chúng và quốc gia cho đến cả thế giới nhân loại. Con người hiện tại khôi hài ở chỗ tất cả đều muốn quét sạch rác rến nhà mình nhưng lại không cho phép nhà bên cạnh thiết lập sân đổ rác, đắp lò đốt rác. Mọi người đều mong được cung cấp điện đầy đủ nhưng lại không cho phép xây cất xưởng phát điện gần nhà mình. Đây là hiện tượng thường thấy trong xã hội các quốc gia dân chủ.

Ở trong xã hội dân chủ mở ngỏ, mọi người muốn tự do, tranh dành tiếng tăm và đều có lề lối tư duy và chủ trương khác nhau, tạo nên tư tưởng hỗn loạn. Người người không tuân thủ pháp luật, thế là tạo nên hiện tượng thoát ly trật tự xã hội. Loại hiện tượng này trong tương lai vẫn còn tiếp tục, thậm chí sẽ còn thất nhân tâm, mất nhân tính. Mỹ quốc là đầu rồng của mặt trận tự do dân chủ, nhưng căn cứ vào báo chí, tôn giáo, mức tội phạm ở Mỹ hiện nay gia tăng đến con số 10 triệu người. Điều này đủ chứng minh sức quản chế của chính phủ tại các quốc gia tự do dân chủ đối với công dân của họ càng ngày càng yếu ớt. Hút hít các loại thuốc có chất ma túy, tỷ lệ các loại tội phạm tăng gia, thanh thiếu niên phạm pháp càng nhỏ tuổi hơn v.v... tuy ngày càng thêm nghiêm trọng nhưng chính quyền thúc thủ vô phương sách. Dưới tình trạng này, chỉ có dựa vào lực lượng Phật giáo mới có thể tái kiến lập trật tự xã hội. Chúng ta nên hoằng dương Bát chánh Đạo: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tiến, chánh niệm, chánh định để dẫn đạo nhân loại bước hướng đến con đường nhân sinh một cách chính xác.

Vấn Đề Cách Biệt Giàu Nghèo Hiện tại, nhờ thụ hưởng ích lợi từ khoa học, kỹ thuật và làm việc chăm chỉ, những người ở quốc gia mở mang tiên tiến được hưởng đời sống vật chất sung túc thỏa mãn. Nhưng trên địa cầu vẫn còn hơn 2 tỷ người sinh sống trong tình trạng dơ bẩn không được bảo vệ sức khỏe trong điều kiện có thuốc men chữa trị thích đáng, sống cuộc sống khỏe mạnh.

Đồng ý là do khoa kỹ phát triển, tổng sản lượng lương thực được nâng cao; nhưng đối với các nước nghèo chưa kỹ nghệ hóa, mức cung cấp lương thực cho cư dân lại tùy thuộc những yếu tố như hạn hán, chiến tranh và các thiên tai khác quyết định. Hiện nay, có khoảng 800 triệu dân số tại những quốc gia lạc hậu đang lâm vào tình trạng thiếu dinh dưỡng.Trong tổng số thiếu dinh dưỡng đó, đến 2/3 là giới trẻ em. Những nạn nhân thiếu dinh dưỡng khác, thân thể họ hư nhược, dễ sanh bệnh tật, tuổi thọ ngắn ngủi. Căn cứ vào thống kê, năm 1992 ở Phi Châu trên 40 triệu người bị đói khổ; gần một nửa nhân số Nam Phi đang gặp phải nạn thiếu lương thực trầm trọng. Không ít người đã vì thiếu ăn mà chết, trong số ấy thiếu nhi chiếm đa số.

Trái lại, trên địa cầu này, ước độ một tỷ người cư trú ở các quốc gia tiên tiến, hằng ngày hưởng thụ thặng dư vật chất, lãng phí quá nhiều năng lượng, khiến tài nguyên trên địa cầu khô cạn nhanh thêm, đe dọa nghiêm trọng sự sinh tồn của nhân loại đang nằm trong trạng thái hai cực đoan của sự cách biệt giàu nghèo. Hiện tại tuy rằng văn minh vật chất phồn thịnh, nhưng cũng chỉ có khoảng 1/5 nhân khẩu trên địa cầu thụ hưởng được cuộc sống vật chất ưu đãi. Mặc dầu đây là việc hết sức bất công bằng, nhưng thế giới tương lai là thời đại chạy đua cạnh tranh khoa học kỹ thuật kịch liệt; và bởi vì những nước nghèo khổ lạc hậu không có năng lực kinh tế để phát triển khoa kỹ, đã tạo nên cự ly cách biệt với các quốc gia tiên tiến càng ngày càng xa.

Vì thế, sau khi tiến vào thế kỷ 21, cách biệt giàu nghèo giữa nhân loại không những không sao giải quyết mà còn có thể sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Phá Hoại Sanh Thái Tự Nhiên: Những quốc gia tiên tiến trên địa cầu đang gấp rút phát triển công nghiệp.Cùng lúc với sự phồn vinh kinh tế, sự phá hoại sanh thái thiên nhiên đồng thời cũng nhanh chóng không kém. Xe hơi thải khói, chất độc phế thải từ nhiên liệu hóa học, khí ga của máy lạnh thải hơi, v.v... những hơi thải hóa học này tạo nên sự phá hoại đại tầng khí quyển, đã gây ô nhiễm nghiêm trọng trên mặt địa cầu và khiến cho khí hậu hỗn loạn.

Mùa hè năm nay, có rất nhiều khu vực trên địa cầu vì nhiệt độ khí ấm quá cao đã gây nên nóng bức làm chết khá nhiều nguời. Căn cứ năm nay (1995) báo ngày 13 tháng 9 đăng tin: "Báo cáo của Tổ Chức Khí Tượng Thế Giới, hiện nay diện tích lỗ hổng trên tầng dưỡng khí ozone ở Nam Cự đã nới rộng đến 10 triệu cây số vuông, lớn bằng cả Âu Châu". Tổ chức này cảnh cáo rằng: Nếu lỗ hổng tần dưỡng khí ozone rách lớn không ngừng, sự khúc xạ của tia ngoại tuyến liên tục duy trì ở mức cao thì tỷ lệ mắc bệnh ung thư của nhân loại và động vật sẽ còn tăng vọt thêm nhiều.

Hậu quả tai hại khác của sự kiện nói trên làm ảnh hưởng mức sanh sản của nông-gia súc giảm thiểu, sản lượng lương thực toàn cầu thiếu hụt nghiêm trọng. Đó là những yếu tố đe doạ sự sinh tồn của nhân loại.

Loại hoàn cảnh đời sống đang nguy hiểm hóa trên địa cầu này, trừ phi đình chỉ việc phát triển công nghiệp hiện đại, hoa kỹ hóa; hoặc đối với nguồn ô nhiễm hóa công nghiệp phải có sách lược đối phó, nếu không, môi sinh trên địa cầu sẽ càng lúc không thích hợp cho nhân loại cư trú. Vì thế, chúng ta nên thức tỉnh và thận trọng hỏi lại: "Khoa học văn minh mang đến cho nhân loại những gì?".

Nhân loại vì truy cầu hưởng thụ vật chất mà phát triển khoa kỹ, khoa kỹ văn minh tuy hữu ích cho nhân loại không ít nhưng ngược lại cũng sinh ra hậu quả trầm trọng. Nhân loại không thể vì vậy mà quay lại phục hồi cuộc sống thời đại nguyên thủy, tuy nhiên vì sự sanh tồn chung của nhân loại, mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ hoàn cảnh địa cầu.

Không gian địa cầu nhờ văn minh khoa học nên có được sự thông tin hữu hiệu truyền theo tần sóng, và nhờ vào máy móc điện toán tối tân mà thu hẹp lại. Gần đây thịnh hành danh từ "ngôi làng toàn cầu", địa cầu rộng lớn đã biến thành một thôn làng. Người sinh tồn trên trái đất khắng khít và tương quan nhau về lợi ích cũng như nguy hại, và cùng nhau được mất; vì thế, nên dùng nhân duyên quán tương y tương tồn của Phật giáo, hỗ trợ hợp tác nhau, cùng nhau bảo vệ sanh thái thiên nhiên, phục hồi trạng thái quân bình của hoàn cảnh sinh hoạt.

Nhật Bản đã là một nước lớn về kinh tế trên thế giới, Trung Hoa Dân Quốc và Đại Hàn cũng trong số bốn con rồng Á Châu, đều là những quốc gia kinh tế phồn thịnh, những nơi đời sống sinh hoạt vật chất giàu có, chúng ta hưởng thụ hằng ngày một mức sống vật chất cao mà lãng phí nhiều tài nguyên trên địa cầu. Chúng ta nên tiết giảm phúc lợi, cố gắng tiết kiệm tiêu phí, mang những dành dụm tiết kiệm đó bố thí cho những người đang gặp phải đói khát khốn khổ Nên tiết kiệm tài nguyên hữu hạn trên địa cầu để dành cho con cháu đời sau hưởng dụng. Khi chúng ta an nhàn hưởng thụ cao lương mỹ vị, phải nghĩ rằng trên thế giới này có rất nhiều người vì đói khát mà kề gần tử vong.

Chúng ta nên lấy tinh thần từ bi vô điều kiện và vô phân biệt, thực hành hạnh Lục Độ của Bồ Tát, vì tất cả chúng sanh, duy trì và gìn giữ hoàn cảnh đại tự nhiên tốt đẹp, thúc đẩy thi hành lý niệm Phật giáo lợi hòa đồng quân, san bằng hố cách biệt giàu nghèo, hưởng thụ tài nguyên trên địa cầu một cách bình đẳng. Thế giới tương lai, nên lấy Phật giáo Đại Thừa làm nguyên lý chỉ đạo nhân loại, từ đó, mới có căn bản để giải quyết vấn đề, mang lại hạnh phúc cho nhân loại.

Trong thế giới tương lai, vấn đề nghiêm trọng nhất, khó giải quyết nhất, đó là vấn đề nhân số tăng vọt, hay gọi là vấn đề nhân mãn. Theo Dã Bản Chiếu Như tiên sinh, tác giả "Khoa học văn minh có hay không có tương lai", đã đưa ra tài liệu: Vào đầu Kỷ Nguyên nhân số thế giới ước khoảng 2,3 trăm triệu người, năm 1650 có 500 triệu, năm 1850 có 1 tỷ 100 triệu, năm 1930 lên 2 tỷ, 1950 lên đến 2 tỷ rưỡi, 1960 là 3 tỷ, 1970 là 3 tỷ 6, 1979 lên đến 4 tỷ 3. Tài liệu trên cho thấy rõ, sau cuộc cách mạng kỹ nghệ, nhân khẩu tăng lên mau chóng. Dựa trên thống kê 1992, nhân số trên địa cầu đã vượt quá 5 tỷ 400 triệu người, trong số ấy Á Châu chiếm 55,8%, thế mà nhân số trên địa cầu vẫn không ngừng tăng vọt phi mã.

Căn cứ thêm, theo số liệu của Quỹ Nhân Khẩu Liên Hiệp Quốc (UNFPA), mùa xuân năm 1987 trong quyển "Nhân Khẩu Bạch Thơ" báo cáo như sau: Tháng 7 năm nay, nhân khẩu thế giới sẽ vượt qua 5 tỷ. Và ước lượng rằng nhân số thế giới mỗi phút sanh ra độ 150 người, mỗi ngày khoảng 220,000 người, mỗi năm tăng gia khoảng 80 triệu người, vì thế dự đoán đến năm 2000 nhân số thế giới sẽ tăng đến 6 tỷ, năm 2010 vượt qua 7 tỷ nguời, năm 2020 sẽ đạt mức 10 tỷ người. Tức là sau không đầy 3 năm, nhân khẩu thế giới sẽ dường như tăng gấp đôi. Con số này nghe qua, chúng ta rất lo âu, bởi vì nhân khẩu bành trướng sẽ làm cho phẩm chất sinh hoạt càng tồi tệ hơn. Nhân khẩu thế giới nếu cứ nhanh chóng tiếp tục tăng lên như thế thì qua thêm 300 năm, địa cầu này sẽ không còn chỗ dư để trồng trọt.

Hiện tại, một số quốc gia tiên tiến đang tích cực phát triển khoa học không gian, tìm kiếm những tinh cầu thích hợp cho nhân loại cư trú. Giả như đến một ngày, khám phá trong vũ trụ có tinh cầu thích hợp cho con người cưu trú, và giả sử như đưa nhân loại dời đến đó thì nhân số bành trướng không ngừng trên địa cầu có thể giải quyết được Dự đoán tương lai về vấn đề nhân số trên địa cầu, có thể có ba tình huống dưới đây:
1. Trong không gian vũ trụ phát hiện có tinh cầu có điều kiện sinh sống như địa cầu, đưa một số lớn con người dời đến đó ở để giảm thiểu áp lực nhân khẩu trên địa cầu.

2. Bùng nổ đại chiến hạch tâm, hoặc thiên tai ôn dịch giết chết một số lớn nhân khẩu nên giảm bớt mật độ nhân số trên địa cầu, làm dịu áp lực nhân mãn.

3. Nhân số trên địa cầu không sao di cư ra ngoài không gian, cũng không chết mất số nhiều mà lại tiếp tục gia tăng hơn nữa, đến nỗi có một ngày đất đai khắp địa cầu bị nhân loại chiếm đầy, không còn đất dư để sản xuất lương thực. Cuối cùng, nhân loại vì thiếu lương thực, toàn bộ đói chết, từ đó nhân loại trên địa cầu bị tiêu diệt.

Hiện tại, ở những quốc gia nghèo khổ lạc hậu trên địa cầu nhân số không ngừng tăng vọt, nhưng các chánh phủ ấy nghèo đến nỗi không có ngân sách cho kế hoạch thúc đẩy tiến hành việc giảm thiểu nhân khẩu. Trung Quốc đại lục tuy áp dụng nghiêm lệnh "nhất thai chết" nghĩa là chế độ ép buộc chỉ có một con duy nhất cho một gia đình chồng vợ, để cưỡng chế sự bành trướng nhân khẩu, nhưng không những không thể giải quyết nạn nhân khẩu bành trướng, trái lại còn liên đới sinh ra nhiều vấn nạn khác.

Kỳ thực, biện pháp giảm thiểu nhân số căn bản hữu hiệu nhất, là khuyến khích càng nhiều người xuất gia tu hành qua cuộc sống độc thân càng tốt. Nhân loại trên địa cầu này chỉ cần 1/3 số người bằng lòng xuất gia tu phạm hạnh thì vấn đề nhân khẩu thế giới nếu có bùng nổ, theo phương cách đó có thể giải quyết ngay. Vì thế, đối với việc đức Phật chế định xuất gia pháp, chúng ta không thể không khâm phục trí huệ ấy cao siêu đến thế nào!

Hiện nay, xã hội loại người do kinh tế dẫn đầu nên con người sống trong xã hội này xem trọng đồng tiền, mù quáng truy cầu quyền lợi ích kỷ cá nhân mà chẳng màng đến đạo đức và tình nghĩa; vì thế quan hệ giao tế giữa con người trở thành quá đỗi lạnh nhạt. Tuy nhiên, rất nhiều người cũng đã đánh mất niềm tin vào sự hữu hiệu của khoa học, kỹ thuật và tôn giáo, và họ cảm thấy không an toàn. Vật chất văn minh tuy tràn ngập nhưng trái lại làm cho lòng người cảm thấy không an vui, không hạnh phúc.

Hiện tại, phần đông con người tuy sống đời sống vật chất thật phong phú nhưng tâm linh lại rất trống trải. Họ ở trong đời sống vật chất giàu có nhưng lại không được thỏa mãn phần tâm linh, đương nhiên họ chỉ còn cách quay về hướng tôn giáo để tìm nơi ký thác tâm linh. Bởi vì tâm linh lâu ngày rơi vào trạng thái khô kiệt, cho nên một khi tiếp xúc với Phật giáo thì liền đối với tôn giáo phát sanh lòng khao khát tín ngưỡng vô hạn. Tôi gọi loại trạng thái tâm lý này là "khao khát tầm cầu tôn giáo". Càng đề cao đời sống sinh hoạt vật chất, những người khát cầu đối với tôn giáo sẽ càng ngày càng nhiều.

Nói cách khách: Người nào đời sống vật chất càng thừa mứa thì sinh hoạt tinh thần càng nghèo thiếu, càng cần thiết lấy tôn giáo làm nơi ký thác tâm linh. Vì thế, có người dự đoán rằng thế kỷ 21 sẽ là "Thế Kỷ của Tôn Giáo," đây là một sự tin tưởng rất hữu lý. Thực ra, thế kỷ tôn giáo đã bắt đầu từ rất sớm, tỉ như Nhật Bản sau trận đệ Nhị thế chiến, sự thành lập rất nhiều đoàn thể tôn giáo mới được hưng khởi, hơn nữa, các tôn giáo ấy đều có rất nhiều người tín ngưỡng. Tại Đài Loan cũng nảy sinh một số tôn giáo mới và có tín đồ không ít. Sự hưng khởi của những tôn giáo mới này chính là phản ứng đối với vấn đề xã hội hiện thực và trạng thái tâm lý con người văn minh.

Con người văn minh hiện đại, ngoài sự thất vọng đối với khoa kỹ tân tiến mà chuyển hướng sang tôn giáo để truy cầu chân đế nhân sinh, sự kiện này đương nhiên là việc rất có ý nghĩa. Nhưng hình thức cũ kỹ của tôn giáo chính thống và nét hung hăng của tà giáo tạo nên phương hại cho tín ngưỡng, là những hiện tượng rất đáng lo âu.
Vì không để cho người tín ngưỡng thuần chân lầm vào tà giáo mà bị thọ hại, chúng ta nên tích cực hoằng dương chánh pháp của đức Phật, nhất là nên tận lực lợi dụng môi trường truyền thông tiện lợi của khoa học kỹ thuật tân tiến để hoằng dương Phật Pháp nhằm thu đạt hiệu quả lớn hơn. Theo như báo chí đăng tin: Có một đoàn thể tà giáo đã lợi dụng mạng lưới thông tin điện toán toàn cầu để truyền bá tà thuyết của họ. Nhưng trong Phật giáo chính thống, những người gánh trọng trách hoằng pháp vẫn có thể không nghĩ đến cách áp dụng mạng lưới điện toán toàn cầu làm phương tiện để hoằng dương Phật Pháp.

Phật Pháp có "Pháp tánh chi pháp" và "Giáo pháp chi pháp" là hai loại Pháp rất ý nghĩa. Pháp tánh chi pháp" tức là chân lý, chân lý là vĩnh hằng tánh, phổ biến tánh, là "lịch tam thế nhi bất dịch, phóng chư thập phương nhi giai chuẩn" (trải qua ba đời không thay đổi, thả khắp mười phương vẫn đều đúng), cho nên không có sự phân biệt thời đại và khu vực. Còn "Giáo pháp chi pháp" là phương pháp Phật Đà giáo hóa chúng sanh, đức Phật vì để thích ứng với các căn tính khác nhau của chúng sanh, đã rộng rãi thi hành các loại giáo pháp khác nhau, và các loại chúng sanh có căn tánh khác nhau cũng đã có sự hấp thụ giáo bất đồng.

Từ vĩnh hằng tánh, phổ biến tánh của chân lý mà suy ra, hai ngàn mấy trăm năm trước, vào thời đại đức Phật vì nền khoa kỹ chưa có, nên Ngài đã dùng những giáo Pháp như Tam Pháp Ấn, Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Tứ Nhiếp Lục Độ v.v... để hóa độ chúng sanh. Đến thời đại này, dù khoa kỹ phát đạt, mức độ trí thức nhân loại được nâng cao, vẫn phải dùng Tam Pháp Ấn cho đến pháp môn Lục Độ của Bồ Tát để độ sanh, bởi vì chân lý không thể vì thời đại mà thay đổi. Còn từ "Giáo hóa chi pháp" mà nói, thì phải ở trong nguyên tắc chân lý không thay đổi ấy, áp dụng khoa kỹ hiện đại, vận dụng các loại phương tiện, tùy cơ thi giáo, hoằng dương chánh pháp nhằm dẫn đạo chúng sanh bước hướng đến con đường lớn sáng của nhân sinh, để từ đó kiến thiết nhân gian tịnh độ, một thế giới an lạc ngay trên địa cầu này.

Thế kỷ thứ 21 là thế kỷ của tôn giáo, khi những phần tử trí thức đối với khoa học cuối cùng bị tuyệt vọng nên chuyển hướng sang Phật giáo để truy cầu chân đế nhân sinh, chúng ta phải đáp ứng thế nào để thỏa mãn nguyện vọng ấy của họ. Đây là vấn đề vô cùng nghiêm túc đối với người mang trọng trách hoằng pháp cần nên chuẩn bị. Ngoài ra, các vấn đề trong xã hội đều là vấn đề của con người, mà vấn đề con người tức là vấn đề tâm thức. Trong kinh Duy Ma dạy: "Dục tịnh kỳ độ, tiên tịnh kỳ tâm, tùy kỳ tâm tịnh, tắc quốc độ tịnh" (Muốn tinh sạch đất ấy, trước tiên cần gội sạch tâm đã, theo tâm tịnh sạch ấy, thì quốc độ tinh sạch). Tịnh hóa nhân tâm, tinh lọc tâm con người, là căn bản giải quyết mọi vấn đề của nhân loại thế giới, chúng ta nên ghi nhớ rằng đức Phậc ban cho chúng ta cái nhiệm vụ vô cùng cao cả, đó là "Tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh.

Tham luận của Hòa thượng Ching Hsin
đọc trong Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế
lần thứ 8 năm 1996 tại Đài Loan

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn