CHƯƠNG 7 TỐT NGHIỆP KHẢO THÍ

15 Tháng Chín 202223:05(Xem: 440)

THIỀN TRONG NGHỆ THUẬT BẮN CUNG

Dịch giả: Thích Viên Lý

                                        

CHƯƠNG 7
TỐT NGHIỆP KHẢO THÍ

 

        Hơn năm năm đã trôi qua, Đại Sư đề nghị rằng chúng tôi hãy trải qua một cuộc khảo thí. Ông giải thích: “Đây không phải chỉ là vấn đề chứng tỏ kỹ năng của anh. Trong cuộc khảo thí, phong cách tinh thần của cung thủ còn được đánh giá cao hơn cả kỹ năng, giám khảo nhận xét từng cử chỉ vi tế nhất. Trên hết, tôi kỳ vọng rằng anh đừng để cho mình bị phân tâm vì sự hiện diện của khán giả. Hãy cử hành nghi thức một cách thản nhiên như thể xung quanh chúng ta không có ai.”

        Trong những tuần lễ kế tiếp, khi chúng tôi luyện tập thì trong lòng cũng không nghĩ đến việc khảo thí, không đề cập đến nó một lời nào. Thường thường mỗi bài học chỉ bắn vài mũi tên rồi ra về. Thay vào đó, Đại Sư muốn chúng tôi luyện tập nghi thức ở nhà mình, cử hành những bước chân và những tư thế với sự chú trọng đặc biệt vào hơi thở và định tâm thâm sâu.

        Chúng tôi theo phương thức chỉ định mà luyện tập và phát hiện rằng chẳng bao lâu sau khi làm quen với nghi thức mà không dùng tới cung và tên thì chúng tôi bắt đầu cảm thấy mình nhập định thâm sâu một cách khác thường, sau vài bước chân. Cảm giác này càng gia tăng khi chúng tôi càng thư giãn thân thể để dễ dàng nhập định hơn. Khi đến giờ học tại lớp, chúng tôi lại luyện tập với cung và tên, và thấy rằng những bài luyện tập ở nhà có kết quả tốt đến nỗi bây giờ chúng tôi có thể đi vào cảnh giới “tâm trải khắp mọi nơi” một cách dễ dàng, không cần phải cố gắng. Chúng tôi cảm thấy tự tin tới độ chúng tôi bình thản chờ đợi ngày khảo thí với sự hiện diện của khán giả mà không lo lắng gì cả.

        Cuộc khảo thí của chúng tôi thành công mỹ mãn đến nỗi Đại Sư không cần phải kêu gọi sự khoan dung của khán giả bằng một nụ cười bối rối. Chúng tôi được trao bằng tốt nghiệp ngay tại chỗ, mỗi tấm bằng ghi rõ trình độ đạt được của mỗi cá nhân. Đại Sư mặc một chiếc áo thụng tuyệt đẹp, bắn ra hai mũi tên lão luyện để kết thúc buổi lễ. Mấy hôm sau, vợ tôi được trao bằng “Hoa Đạo Sư” của nghệ thuật cắm hoa trong một cuộc thi thố tài năng công khai. 

        Từ đó trở đi, những bài học thay đổi một bộ mặt mới. Mỗi ngày Đại Sư chỉ cần chúng tôi bắn sơ vài mũi tên, rồi ông tiếp tục thuyết giảng sự tương quan giữa “Đại Đạo” với nghệ thuật bắn cung, và dạy chúng tôi áp dụng nó vào giai đoạn mà mình đã đạt tới. Tuy ông thuyết giảng bằng những tượng trưng thần bí và những ví dụ khó hiểu, nhưng chỉ cần có một chút gợi ý là đủ để chúng tôi biết ông nói gì. Ông nói nhiều nhất về “nghệ thuật vô nghệ thuật” – nó phải là mục tiêu của môn bắn cung nếu muốn đaṭ tới hoàn mỹ. Ông nói: “Người nào có thể lấy sừng thỏ và lông rùa để bắn, và có thể bắn trúng trung tâm mà không dùng cung (sừng) và tên (lông), thì mới đích thực là bậc Đại Sư cao nhất – đại sư của ‘nghệ thuật vô nghệ thuật.’ Thật vậy, người đó chính là nghệ thuật vô nghệ thuật và do đó cũng vừa là Đại Sư vừa là Phi-Đại-Sư nhập thành một. Đến đây, nghệ thuật bắn cung – được coi là ‘động tác bất động’ và ‘vũ khúc bất vũ’ – nhập vào cảnh giới Thiền.”

        Tôi hỏi Đại Sư, sau khi chúng tôi về đến Châu Âu, không còn được ông huấn luyện thì chúng tôi phải làm sao? Ông nói: “Tôi đã cho anh khảo thí rồi, việc đó đã trả lời câu hỏi này của anh. Bây giờ anh đã đến giai đoạn thầy trò hợp nhất. Bất cứ lúc nào anh cũng có thể chia tay với tôi. Tuy là xa cách trùng dương, nhưng tôi luôn luôn ở bên anh những khi anh luyện tập những gì anh đã học. Tôi không cần yêu cầu anh những điều như: phải tiếp luyện tập thường xuyên, không được mượn bất cứ cớ gì để ngưng luyện tập, không được bỏ qua một ngày nào mà không cử hành nghi thức, cho dù không có cung và tên, hoặc ít nhất không nên có một ngày nào không luyện tập thở đúng cách. Tôi không cần yâu cầu anh, bởi vì tôi biết anh sẽ vĩnh viễn không bao giờ bỏ môn xạ nghệ tâm linh này. Đừng bao giờ viết thư cho tôi biết tình trạng tập luyện của anh, nhưng thỉnh thoảng gửi hình để tôi xem anh kéo cung như thế nào. Như vậy là tôi sẽ biết những gì cần biết...”

        Đại Sư nói tiếp: “Có một điều tôi cần cảnh giác anh. Mấy năm nay, con người anh đã biến đổi hẳn. Vì đây là ý nghĩa của nghệ thuật bắn cung: Nó là một cuộc thi đấu ảo diệu và ảnh hưởng sâu xa giữa xạ thủ và chính hắn. Có lẽ anh vẫn chưa nhận ra, nhưng khi trở về bản quốc gặp lại thân hữu, anh sẽ cảm thấy một cách mãnh liệt những điều này: Sư việc không hài hòa giống như trước. Anh sẽ nhìn sự vật bằng cặp mắt khác, sẽ đo lường sự vật bằng tiêu chuẩn khác. Điều này cũng đã từng xảy ra cho tôi, và từng xảy ra cho tất cả những người bị linh hồn của nghệ thuật này ảnh hưởng.”

        Trong giây phút từ giả mà không hẳn là từ giả, Đại Sư mang cây cung tốt nhất của ông tặng cho tôi: “Khi anh dùng cung tên này để bắn anh sẽ cảm thấy tâm linh của đại sư ở bên cạnh anh. Đừng đưa nó vào tay những người hiếu kỳ! Đến khi anh không dùng được nó nữa, không nên cất kỹ làm kỷ vật! Hãy hủy bỏ nó đi, khiến cho không sót lại cái gì ngoài một đống tro tàn.”

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Năm 202217:51(Xem: 8276)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
19 Tháng Năm 202222:08(Xem: 3495)
... Trong thời điểm thế giới có nhiều bất an, khổ đau và xáo trộn, những lời dạy của Đức Phật cầnđược tinh cần ứng dụng. Tất cả chúng ta nên xây dựng lòng nhẫn nhục, tình yêu thương, hiểu biết và sự hy sinh bản thân để lan tỏa niềm vui trên toàn thế giới. Đức Phật luôn dạy rằng, con người phải không ngừng nỗ lực để vượt qua thử thách. Chúng ta nên nắm tay nhau để cùng nhau bước ra khỏi cuộc sống dẫy đầy phiền não khổ đau này. Bất chấp những thách đố được xuất phát từ bất cứ đâu, với nội lực thanh tịnh tổng hợp, chúng ta sẽ vượt qua mọi chướng duyên, trở lực...
22 Tháng Hai 202214:26(Xem: 5427)
28 Tháng Giêng 202210:01(Xem: 3078)
07 Tháng Sáu 202115:47(Xem: 4108)
ình trạng nghèo khó, bất công, thiếu tự do, dân chủ, nhân quyền v.v… chúng ta cần tiên phong trong vấn đề cải tổ chính sách và hệ thống giáo dục từ học đường đến gia đình, từ quốc gia đến thế giới, và tôi nghĩ rằng, đây vừa là trách nhiệm nhưng đồng thời cũng chính là sự sống của chúng ta vì chúng ta không xem một nhà làm giáo dục như là một nghề để sinh sống mà đây là lý tưởng sống, mạch sống, nguồn sống của nhân loại.