LỜI MỞ ĐẦU

15 Tháng Chín 202222:58(Xem: 481)

THIỀN TRONG NGHỆ THUẬT BẮN CUNG

Dịch giả: Thích Viên Lý

                        

LỜI MỞ ĐẦU

 

 

        Khi luyện tập nghệ thuật bắn cung, chúng ta nên chú ý một đặc điểm rất quan trọng: Sự tập luyện bắn cung không phải nhắm vào những mục tiêu thực dụng, cũng không thuần túy nhằm hưởng thụ mỹ học, mà nhằm rèn luyện tâm thức để, qua đó, người học có thể thâm nhập vào thực tướng của các pháp, của mọi hiện tượng. Điều này không phải chỉ ở Nhật Bổn mà hầu hết các nước Viễn Đông khác cũng như thế. Vả lại, không riêng gì môn bắn cung, việc luyện tập bất nghệ thuật nào cũng đều như thế cả. Vì vậy, người học bắn cung không phải chỉ muốn bắn trúng mục tiêu; người học kiếm khi vung gươm báu chẳng phải chỉ để mong thắng địch thủ; người ca vũ khi múa vũ khúc yểu điệu cũng không phải chỉ để biểu hiện những động tác nhịp nhàng của thân thể. Trước hết, tâm thức và tiềm thức cần hòa điệu lẫn nhau.

        Khi bạn thực tâm mong muốn trở thành bậc thầy của một nghệ thuật nào đó, nếu chỉ dựa vào kiến thức kỹ thuật thì chưa đủ. Bạn cần phải siêu việt lên trên kỹ thuật để biến nghệ thuật thành một “nghệ thuật vô nghệ thuật”.

        Trong nghệ thuật bắn cung, người bắn và mục tiêu không còn là hai chủ thể đối nghịch nhau mà là một thực thể. Cung thủ không còn cảm giác là người đứng trước bia kéo cung đợi buông tên để bắn trúng mục tiêu. Loại trạng thái vô thức này chỉ có khi chính cung thủ triệt để không còn tự ngã, và trở thành đồng nhất với tuyệt kỹ của họ, tuy rằng trong tuyệt kỹ này có điều gì đó rất khác thường mà không phải người học cách bắn cung có thể đạt được trong tiến trình luyện tập.

        Điều khiến cho Thiền khác biệt đậm với những giáo huấn về tôn giáo, triết học hoặc thần bí là: Tuy Thiền không bao giờ tách rời đời sống hằng ngày của chúng ta, và tuy rằng nó rất thực dụng và cụ thể, nhưng, Thiền có điều gì đó khiến nó cách biệt với khung cảnh ô trược và quay cuồng của thế gian.

        Tại đây chúng ta gặp sự liên quan giữa Thiền và xạ nghệ cùng các nghệ thuật khác như kiếm thuật, nghệ thuật cắm hoa, trà đạo, ca vũ, và mỹ thuật...

        Thiền Sư Mã Tổ (viên tịch vào năm 788 Tây lịch) nói rằng “Thiền là cái tâm hằng ngày,” và “cái tâm hằng ngày” này chẳng khác gì “mệt thì ngủ, đói thì ăn.” Một khi chúng ta vọng tưởng, trầm tư hay quan niệm hóa thì vô thức nguyên thủy liền xa lìa, và ý niệm đột nhiên sinh ra. Lúc ấy chúng ta không còn ăn khi ăn... không còn ngủ khi ngủ. Tên đã lìa cung nhưng không bay thẳng vào mục tiêu; tấm bia cũng không còn đứng tại chỗ cũ. Sự tính toán trở thành lầm lạc. Thuật bắn cung đi trật đường. Cái tâm rối loạn của xạ thủ tác hại chính mình trong mọi chiều hướng và mọi hành vi.

        Con người là động vật có tư tưởng, nhưng chúng ta thực hiện những thành tựu vĩ đại trong khi không một tính toán và không suy nghĩ. Cái tâm “giống như trẻ con” (“nhi tâm”) này phải trải qua nhiều năm huấn luyện thuật “quên bản ngã” mới có thê khôi phục. Khi đạt tới trình độ này, con người “nghĩ mà không nghĩ”. Hắn suy nghĩ giống như những trận mưa rào từ không trung rơi xuống; hắn suy nghĩ giống như những đợt sống uốn lượn trên mặt đại dương, như muôn sao soi sáng bầu trời đêm tối, như là xanh đang trổ ra trong gió heo may mùa Xuân. Chính người đó là hạt mưa, là đại dương, là muôn sao, là lá xanh tràn trề nhựa sống.

        Khi một người đạt tới trình độ phát huy tâm linh này, người đó trở thành một “nghệ sĩ Thiền” của cuộc đời. Người đó không cần phải tớí vải bố, cọ, và sơn màu, như họa sĩ; hắn không cần tới cung, tên và tấm bia, như cung thủ; vì hắn đã có sẵn tứ chi, thân mình, đầu, và các bộ phận của thân thể. Đời sống Thiền của người đó hiện thị qua những “công cụ” không thể thiếu này. Tay nhân là bút vẽ, cả vũ trụ là vải bố. Trên khung vải vẽ, họa gia này vẽ ra cuộc đời của mình kéo dài 70, 80, có khi tới 90 năm của hắn. Bức họa này gọi là “lịch sử."

        Pháp Diễn Thiền Sư của Ngũ Tổ Sơn (viên tịch năm 1140 Tây lịch) nói rằng: “Có người nào có thể biến không gian thành giấy, nước đại dương thành mực, Núi Sumeru thành bút, để viết năm chữ ‘Tổ Sư Tây Lai Ý’ 1. Đối với con người như thế, tôi xin trải tọa cụ 2 của tôi để cung kính bái phục.”

        Có lẽ có người muốn hỏi: “Những lời kỳ quặc này mang ý nghĩa gì? Tại sao những người có thể làm như thế lại đáng để chúng ta tôn kính?” Thiền sư có lẽ sẽ trả lời thế này: “Ta đói thì ăn, mỏi mệt thì ngủ.” Nếu vị đó chú trọng về thiên nhiên, có lẽ ông sẽ nói: “Trời hôm qua tạnh, hôm nay mưa.” Nhưng đối với độc giả, họ sẽ hỏi: “Cung thủ ở đâu?” Câu hỏi này vẫn chưa được giải đáp.

        Tiên Sinh Herrigel là một triết gia Đức đến Nhật để dạy tại các đại học và đã nhân cơ hội này học nghệ thuật bắn cung để mong từ đó nhận thức được Thiền. Trong quyển sách nhỏ tinh vi này, ông tường thuật rõ ràng về kinh nghiệm bản thân. Qua sự diễn đạt của ông, độc giả Tây phương sẽ tìm thấy một phương thức quen thuộc hơn để tìm hiểu về cái kinh nghiệm khác thường và khó đạt tới của người Đông phương.
 


              Ipswich, Massachusetts, Tháng Năm, 1953
                                  Daisetz. T. Suzuki

 

 

1 Năm chữ Hoa ngữ này dịch theo nghĩa đen có nghĩa là “động lực khiến vị tổ thứ nhất đến từ phương tây,”  thường được dùng làm chủ đề vấn đáp của Thiền môn.  Nó cũng giống như câu hỏi rằng cái gì là bản thể sâu xa nhất của Thiền.  Khi hiểu được điều đó, Thiền là chính cái thân thể này.

2 Là tấm đệm tròn (đan bằng cỏ lát hay bằng sợi thảo mộc khác), một trong những vật phẩm mang theo tùy thân, trải trên đất dùng khi lạy Phật hoặc lạy thầy.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Sáu 202310:51(Xem: 2030)
Phật pháp tại thế gian thời kỳ mạt pháp xuất hiện nhiều dị giáo làm cho hành giả sơ tâm tu tập dễ vướng các chướng do không biện được chánh, tà. Bởi thiếu phân định nên dễ đi vào con đường thành kiến sai lầm khiến một đời nỗ lực tu tập nhưng cứ mãi lẫn quẩn trong vòng luân chuyển của khổ đau, sanh tử. Với xuất phát điểm nơi tâm hướng đến con đường giải thoát, hành giả tu tập cần nương nhờ vào đoàn thể Tăng già - là những người thừa tự pháp của Phật, chọn đúng đường hướng hầu mong thoát khỏi cái khổ trần thế, thoát khỏi sự thiêu đốt của nhà lửa đang bốc cháy hừng hực nơi Ta Bà uế trược.
12 Tháng Sáu 202316:26(Xem: 1718)
Đức Phật đã từng dạy, trong mỗi chúng sanh đều có Phật tính và đều là những vị lai Phật. Hy vọng rằng mùa Phật đản về cũng là lúc chúng ta trở về với Phật tính, lắng nghe Pháp âm trong chính mình, để mỗi thời khắc đều là Phật thị hiện và, mỗi tấc đất trong cõi Ta Bà này đều là y báo trang nghiêm của chư Phật Thế Tôn. Có như vậy chúng ta mới thật sự đón mừng một mùa Phật Đản với tất cả tâm thành và ý nghĩa.
13 Tháng Ba 202315:04(Xem: 1859)
Đạo Phật chủ trương lấy con người làm trung tâm điểm để cải hóa và xây dựng xã hội. Con người tốt, xã hội tốt và ngược lại. Giáo dục con người để trở thành một tài bảo của thế giới nhân loại là bước căn bản và hết sức quan yếu mà Phật giáo gọi là Nhân Thừa trong Ngũ Thừa giáo. Con người là tài nguyên lớn vô giá như Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Nhân thị tối thắng - Con người là trên hết”; ... Truyền thống giáo dục của Phật giáo là truyền thống giáo dục toàn diện. Đức Phật được tôn xưng như là một nhà giáo dục vĩ đại và thánh thiện, là bậc đạo sư tiêu biểu, mẫu mực (bậc Điều Ngự, đấng phước trí vẹn toàn), đức Phật chủ trương giáo dục con người giải thoát mọi kiến thủ đ
27 Tháng Chín 202222:32(Xem: 82765)
Lúc đầu, kinh điển Phật giáo gồm hai bộ chính là “kinh” (sutra) và “luật” (vinaya): “Kinh” ghi lại giáo lý của Đức Phật, “Luật” là những giới luật mà Đức Phật đã chế định cho hàng tăng nhân tu hành tại các tự viện. Về sau này có thêm những lời chú giải về kinh và luật đó, và được gọi chung là “luận” (abhidharma), kết quả là có ba bộ sách gồm kinh, luật, và luận, tức là “Tam Tạng” (Tripitaka). Dần dần xuất hiện những dị biệt trong những lời giải thích về giáo lý của Đức Phật và giới luật của tự viện; và, điều đó gây ra sự phân rẽ trong cộng đồng Phật giáo, đưa tới sự phân chia thành hai bộ phái chính yếu đó là Thượng Tọa Bộ (Therevada) có tinh thần bảo thủ và Đại Chúng Bộ (mahasamghika) có tinh thần cấp tiến. Mỗi bộ phái có một bộ kinh điển riêng, được coi là chính thức bao gồm những quan điểm của mỗi phái.
22 Tháng Chín 202215:38(Xem: 2592)
thiền Tứ Niệm Xứ là con đường duy nhất để chấm dứt hoàn toàn khổ đau. Pháp môn này giúp hành giả có thể khiến tâm an trú trong chánh niệm, tỉnh giác, xả ly tham ái, đạt tâm vô ngã, không thủ chấp, giải thoát toàn bộ lậu hoặc có đầy đủ từ bi và trí tuệ và, từ bi và trí tuệ chính là động lực khiến hành giả đồng cảm với những nỗi khổ của tha nhân. Trên căn bản của đại bi tâm hành giả sẽ không ngừng vận dụng mọi thiện phương tiện để cứu độ chúng sinh giải thoát vòng luân hối sanh tử. Do đó, hãy tinh tấn thực hành thiền Tứ Niệm Xứ để giải thoát khổ đau cho mình và muôn loài...
21 Tháng Chín 202200:00(Xem: 32254)
Tinh yếu của đạo lý Tánh Không của Bồ Tát Long Thọ xưa nay vốn là thểtài sâu rộng mà biết bao luận sư, giảng sư, học giả, trí thức đã dày côngnghiên cứu và lưu bố. Nhưng, không phải vì thế mà không còn gì để truy tầmhay ham học. Ngược laị, càng có nhiều người diễn giải càng có thêm nhiềuchiếu kiến mới lạ rất giá trị để suy nghiệm. Nay Thượng Tọa Thích Viên Lý, một tác giả và dịch giả của hàng chục pho sách rất giá trị, phát tâm dịch sang tiếng Việt để giúp cho người học Phật, nhất là những ai quan tâm đến giáo nghĩa Không Tánh của Bồ Tát Long Thọ. Mặc dù, đây là một tác phẩm chứa đầy những phương pháp lý luận tinh vi, những thuật ngữ triết luận lý học, và Tánh Không học chuyên biệt, dịch giả bằng phong cách đặc dị và bút pháp trong sáng đã giúp cho người đọc cảm thấy nhẹ nhàng và dễ nắm bắt hơn.
15 Tháng Chín 202221:02(Xem: 1754)
Thiền Trong Nghệ Thuật Bắn Cung là tác phẩm mà Eugen Herrigel đã trình bày một cách tinh yếu nghệ thuật bắn cung ở Nhật và qua đó để lộ sắc diện và phong thái ưu việt của thiền đối với các môn nghệ thuật nói riêng và đối với nghệ thuật sống cho con người nói chung. Tác phẩm này nay được Thượng Tọa Thích Viên Lý dịch sang tiếng Việt với lời văn trong sáng, từ ngữ chuẩn xác đã chuyển hiện được tất cả tinh hoa của nguyên tác sang dic̣h bản. Thượng Tọa Thích Viên Lý là một nhà lãnh đạo trẻ của Phật giáo Việt Nam, một nhà văn hóa đã đóng góp xứng đáng cho gia tài văn hóa dân tộc và Phật giáo qua nhiều công trình sáng tác và dịch thuật giá trị. Chính bối cảnh này làm tăng thêm phẩm chất quý giá của bản dịch Việt văn.
15 Tháng Chín 202201:20(Xem: 3494)
Bản dịch của Thượng Tọa Thích Viên Lý được xuất hiện đúng lúc; trong những hoàn cảnh khó khăn nhất và thường xuyên bận rộn suốt ngày đêm qua bao nhiêu công việc Phật sự phức tạp nan giải, thế mà Thượng Tọa Thích Viên Lý cũng đã nỗ lực thể hiện đức Tinh Tấn Ba La Mật hy hữu và đã dịch trọn vẹn một tác phẩm có tiếng là khó hiểu nhất trong những tác phẩm khó hiểu nhất của nhân loại. Không phải chỉ giỏi chữ Hán là có thể dịch nổi Trung Luận của Long Thọ, cũng không phải chỉ giỏi Phật học là dịch được Trung Luận. Biết bao nhiêu vị học giả uyên bác về Hán học và Phật học phải đành cảm thấy bất lực khi muốn dịch Trung Luận ra chữ Việt. Thế mà Thượng Tọa Thích Viên Lý đã làm được điều ít ai làm được; bản dịch của Thượng Tọa chẳng những là bản dịch
14 Tháng Sáu 202210:27(Xem: 4900)
Nhằm góp phần vào việc hoằng dương chánh pháp trong thời đại mới, thời đại mà hầu như tất cả mọi việc làm và ý nghĩ đều hướng đến thực dụng. Để giúp cho mọi người dễ dàng tiếp xúc với kho tàng giáo lý của Đức Phật, giúp cho mọi người dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu tìm hiểu lời Phật dạy trên cơ sở chánh tín.
01 Tháng Sáu 202222:56(Xem: 5673)
Lịch sử Phật Giáo là một dòng chảy xuyên suốt mà mối liên hệ gắn bó của nó không chỉ là những thời khắc ngắn ngủi nhưng lại là một nối kết mật thiết được khởi đi từ nhiều kiếp quá khứ.