TĂNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN Phật lịch 2566 – DL 2022

04 Tháng Năm 202209:18(Xem: 2720)
TĂNG ĐOÀN GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HẢI NGOẠI
THE OVERSEAS VIETNAMESE UNIFIED BUDDHIST SANGHA

14472 Chestnut St., Westminster, CA 92683

Điện thoại: (626) 800-9081, (714) 890-9513 * Email: tangdoanhaingoai@gmail.com

Số:004/HĐGP/TĐ/CT

TĂNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN Phật lịch 2566 – DL 2022

 

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật,

Kính bạch chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni,

Kính thưa toàn thể quý Cư sĩ Phật tử khắp nơi trên thế giới,

Một lần nữa, mùa trăng tròn Phật Đản lại trở về với người con Phật khắp nơi trên thế giới. Là đệ tử Phật, tất cả chúng ta đều hướng về đức Phật, thành kính tưởng niệm ngày đấng Từ Phụ Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni thị hiện ra đời. Đức Phật ra đời vì lòng đại bi cứu khổ độ sinh, đem tuệ giác vô thượng soi sáng vô minh tăm tối, nhằm giúp chúng sinh cứu cánh được giải thoát, giác ngộ như Ngài.


Sau gần hai năm, Tăng Đoàn GHPVNTN Hải Ngoại không thể tổ chức Đại Lễ Phật Đản chung vì tình hình dịch bệnh, nay Tăng Ni và Phật tử chúng ta lại có dịp về lại bên nhau, trong tinh thần hòa hợp, thanh tịnh của Tăng-già, chung lòng chung sức làm lễ tưởng niệm và tri ân một cách trang nghiêm, long trọng ngày Đấng Từ Phụ Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật ra đời. Với tư cách Chủ Tịch HĐGP Tăng Đoàn GHPGVNTN Hải Ngoại, thay mặt Hội Đồng Giáo Phẩm, tôi có đôi lời nhắn gởi đến Tăng Ni và Quý Phật Tử khắp nơi nhân ngày lễ trọng đại này.

Kính thưa đại chúng,

Tăng Đoàn chúng ta là một khối hòa hợp thống nhất, luôn hướng đến mục đích và lý tưởng cao thượng là tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn. Cho nên, dù ở bất cứ thời kỳ và hoàn cảnh nào, chúng ta cũng không được quên mục đích và lý tưởng cao cả trên. Vì vậy, nhân ngày Phật Đản, tôi chân thành kêu gọi tất cả thành viên Tăng Đoàn, dù xuất gia hay tại gia, phải sống với tinh thần tương thân tương kính, vô ngã vị tha, từ bi hỷ xả, để cùng nhau gánh vác Phật sự, giúp cho sự phát triển và lớn mạnh của Tăng Đoàn, nhằm thật hiện mục đích và lý tưởng cao thượng nói trên.

Kế nữa, tôi kêu gọi sự tinh tấn tu học của tất cả thành viên Tăng Đoàn. Là người con Phật xuất gia, gọi là sa-môn, có nghĩa “cần tức”. ‘Cần’ là tinh cần tu tập ba môn vô lậu học: giới định tuệ. ‘Tức’ là chấm dứt ba độc phiền não: tham sân si. Có tinh tấn tu tập và hành trì như vậy, chúng ta mới mong xuất phiền não gia, xứng đáng khoác lên mình y ca-sa, làm Trưởng tử Đức Như Lai, đóng vai trò lãnh đạo quần chúng. Còn người Phật tử tại gia phải phát tâm tu bốn hạnh căn bản. Đó là: (1) Thân cận thiện tri thức, (2) lắng nghe Giáo Pháp, (3) tư duy nghĩa lý, (4) y giáo tu hành. Lại nữa, không luận là xuất gia hay tại gia, chúng ta đều phải phát Bồ-đề tâm, thật hiện Bồ-tát nguyện ngay trong hiện đời, bằng cách hộ trì Tam Bảo, hoằng Pháp lợi sinh, duy trì mạng mạch Chánh Pháp, để đền đáp ân đức vô lượng của đức Từ Phụ Bổn Sư Thích-ca.

Kính thưa đại chúng,

Thế giới luôn động loạn vì cọng nghiệp sâu dày của tất cả chúng sinh. Đại dịch virus Corona trên thế giới vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt, nhưng lại có biết bao thiên tai, nhân họa xảy ra cho nhân loại. Hiện nay, ở đâu đó trên thế giới, bom vẫn rơi, đạn vẫn nổ, thây người vẫn gục đổ vì chiến tranh bạo lực! Thiên tai như động đất, bão lụt, núi lửa đang bùng phát, cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người trên thế giới!

Vì vậy, trong ngày Đại Lễ Phật Đản thiêng liêng này, chúng ta hãy trải tâm từ, hướng về tất cả chúng sinh khổ đau, hướng về nạn nhân của thiên tai nhân họa trên thế giới mà thành tâm cầu nguyện. Chúng ta cầu nguyện đại dịch, thiên tai… không còn, chiến tranh chấm dứt, hòa bình trở lại, cho người dân khắp nơi được sống an lạc, không còn sợ hãi, khổ đau. Chúng ta lại phát Bồ-đề tâm, thệ nguyện dấn thân phụng sự chúng sinh, cúng dường chư Phật, tùy theo khả năng và hoàn cảnh của mình để thực hiện Bồ-tát đạo. Tuy nghiệp lực của chúng sinh bất khả tư nghì, nhưng Phật lực lại càng bất khả tư nghì! Nguyện lực, tâm lực và công đức lực… của chúng ta cũng bất khả tư nghì! Chúng ta tin rằng với sự thành tâm cầu nguyện, tinh tấn tu tập và tinh thần phụng sự của mình sẽ góp phần làm vơi nỗi khổ niềm đau, đem lại an lạc hạnh phúc cho mọi người trên thế giới. Theo tôi nghĩ, đây là Pháp cúng dường có ý nghĩa nhất, dâng lên cúng dường tri ân đức Từ Phụ Bổn Sư Thích-ca nhân ngày Phật Đản Sinh!

Cuối cùng, chúng tôi xin kính chúc chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni khắp nơi, cũng như tất cả quý Phật tử và gia đình có một mùa Phật Đản trang nghiêm thanh tịnh, an vui hạnh phúc, và tràn đầy ý nghĩa. Đó là mùa Phật Đản của tinh thần hòa hợp, của lòng từ bi và thệ nguyện Bồ-tát phụng sự chúng sinh cúng dường chư Phật!

Nam-mô Lâm-tỳ-ni viên, Vô Ưu thọ hạ, thị hiện đản sinh Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật.

Phật lịch 2566 – Hoa Kỳ, ngày 01 tháng 5 năm 2022

Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Phẩm

(Đã ấn ký)

 

Sa Môn Thích Chánh Lạc

blank blank

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Năm 2023(Xem: 1848)
Xin kính mời quý vị đón đọc Nguyệt San Diệu Pháp số 4 Mọi ý kiến đóng góp hoặc gửi bài vở xin gửi về địa chỉ email: Chuadieuphaptvl@gmail.com
03 Tháng Tư 2023(Xem: 2236)
I. Đại Lễ Phật Đản chung, PL 2567 sẽ long trọng cử hành vào lúc10 giờ sáng, Thứ Bảy ngày 10 tháng 6 năm 2023, nhằm ngày 23 tháng 4 năm Quý Mão tại Chùa Điều Ngự; II. Khoá An Cư ngắn hạn sẽ được tổ chức từ ngày 12 tháng 6 đếnngày 21 tháng 6 năm 2023 tại Chùa Điều Ngự; III. Đại Hội Khoáng Đại III sẽ được tổ chức vào ngày 15 và 16tháng 6 năm 2023 tại Chùa Điều Ngự. Để ba Phật sự trọng đại của Tăng Đoàn được thành tựu viên mãn. Thay mặt Hội Đồng Điều Hành, chúng con/ tôi trân trọng Thông Tư đến chư Tôn đức Giáo phẩm Tăng Ni và quý Thiện tín Cư sỹ, Huynh trưởng, Phật tử về thời gian - địa điểm tổ chức Đại Lễ Phật Đản chung, Khoá An Cư ngắn hạn và Đại Hội Khoáng Đại III của Tăng Đoàn GHPGVNTN Hải Ngoại;
02 Tháng Tư 2023(Xem: 1904)
NGUYỆT SAN DIỆU PHÁP_NO.3 THÁNG 3_2023 Xin kính mời quý vị đón đọc Nguyệt San Diệu Pháp số 3 Mọi ý kiến đóng góp hoặc gửi bài vở xin gửi về địa chỉ email: Chuadieuphaptvl@gmail.com
13 Tháng Ba 2023(Xem: 2033)
Đạo Phật chủ trương lấy con người làm trung tâm điểm để cải hóa và xây dựng xã hội. Con người tốt, xã hội tốt và ngược lại. Giáo dục con người để trở thành một tài bảo của thế giới nhân loại là bước căn bản và hết sức quan yếu mà Phật giáo gọi là Nhân Thừa trong Ngũ Thừa giáo. Con người là tài nguyên lớn vô giá như Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Nhân thị tối thắng - Con người là trên hết”; ... Truyền thống giáo dục của Phật giáo là truyền thống giáo dục toàn diện. Đức Phật được tôn xưng như là một nhà giáo dục vĩ đại và thánh thiện, là bậc đạo sư tiêu biểu, mẫu mực (bậc Điều Ngự, đấng phước trí vẹn toàn), đức Phật chủ trương giáo dục con người giải thoát mọi kiến thủ đ
24 Tháng Hai 2023(Xem: 1211)
01 Tháng Hai 2023(Xem: 1262)