KINH TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG | HT THÍCH VIÊN LÝ dịch và giảng

03 Tháng Sáu 202016:39(Xem: 6889)

KINH TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG

blank


DUYÊN KHỞI


Tất cả chúng ta, từ khi mở mẳt chào đời, ai nấy cũng đều có những mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình. Tuy nhiên, hạnh phúc mà con người đang tìm kiếm thật ra chỉ là mộng tưởng, bào ảnh, không chân thật. Hạnh phúc đó chỉ thoáng qua trong giây phút ngắn ngủi rồi lại đưa chúng ta bước vào vũng lầy của vô minh, khổ luỵ. Đã mấy ai biết tìm ra nguyên nhân thật sự dẫn đến khổ đau và khao khát đi tìm con đường diệt khổ. Chỉ có Đức Thế Tôn, đấng đã mở ra cho nhân loại một quang lộ giải thoát, giúp cho nhân sinh xây dựng nếp sống an lạc, hạnh phúc đích thực trong hiện tại và vô lượng kiếp về sau. 

Kho tàng giáo lý mà Ngài đã dày công hoằng dương trong suốt 49 năm khi Ngài còn trụ thế vẫn còn lưu lại cho đến ngày nay, bất chấp mọi không gian và thời gian, chân lý của Ngài hoàn toàn tinh tuý và luôn có giá trị tuyệt đối. Phù hợp với mọi căn cơ trình độ và đáp ứng được những nhu cầu tâm linh thiết thực của nhân sinh trong mọi thời đại. 

Bộ Kinh Tứ Thập Nhị Chương này là những pháp hành vô cùng thiết thực giúp người thực hành đạt được mục tiêu tối hậu của việc giải thoát sanh tử khổ đau để đạt đến chân hạnh phúc, an lạc. 

Kinh Tứ Thập Nhị Chương là một trong những quyển Kinh mà chúng tôi đã thuyết giảng trong chương trình “Sống Đúng Chánh Pháp” trên đài truyền hình. 

Do nhu cầu của sối đông, chúng tôi đã dành thì giờ để chuyển dịch Kinh Tứ Thập Nhị Chương này từ Hán văn sang Việt Ngữ. Bản Hán văn của Kinh Tứ Thập Nhị Chương mà chúng tôi chọn để dịch là bản thông dụng hiện nay, vì Kinh Tứ Thập Nhị Chương bằng Hán văn không phải chỉ có một bảng duy nhất mà có những bản dịch khác nhau từ chữ Phạn sang chữ Hán. Hiện nay cũng có một số bản dịch bằng tiếng Việt, tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác. Bản tiếng Anh được sử dụng trong cuốn KInh này là bản dịch của Thiền sư Daisetsu Teitaro Suziki. Ngoài việc dịch bản chữ Hán sang tiếng Việt chúng tôi đã phiên âm phần Hán-Việt và in kèm bản chữ Hán cũng như bản dịch tiếng Anh để giúp cho những ai cần sử dụng Hoa Ngữ và Anh Ngữ có thể dễ dàng hơn trong việc tham cứu. 

Hy vọng những đóng góp nhỏ bé của chúng tôi sẽ giúp cho những người có duyên lành với Phật Pháp sẽ có được một đời sống thật sự an lạc và giải thoát. 

Với những Phật sự khác đa đoan bên cạnh việc thuyết giảng, dịch thuật và sáng tác, chắc chắn không sao tránh khỏi những khiếm khuyết ngoài ý muốn, do vậy cúi mong các bậc cao minh bi mẫn chỉ giáo để trong lần tái bản, Kinh Tứ Thập Nhị Chương này sẽ được hoàn hảo hơn. 

Nhất tâm cầu nguyện Phật Pháp trường tồn, thế giới hoà bình, chúng sanh an lạc. 

Tỳ Kheo Thích Viên Lý

Chớm Đông 2017

pdf-download-2





Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Năm 2023(Xem: 1836)
Xin kính mời quý vị đón đọc Nguyệt San Diệu Pháp số 4 Mọi ý kiến đóng góp hoặc gửi bài vở xin gửi về địa chỉ email: Chuadieuphaptvl@gmail.com
03 Tháng Tư 2023(Xem: 2222)
I. Đại Lễ Phật Đản chung, PL 2567 sẽ long trọng cử hành vào lúc10 giờ sáng, Thứ Bảy ngày 10 tháng 6 năm 2023, nhằm ngày 23 tháng 4 năm Quý Mão tại Chùa Điều Ngự; II. Khoá An Cư ngắn hạn sẽ được tổ chức từ ngày 12 tháng 6 đếnngày 21 tháng 6 năm 2023 tại Chùa Điều Ngự; III. Đại Hội Khoáng Đại III sẽ được tổ chức vào ngày 15 và 16tháng 6 năm 2023 tại Chùa Điều Ngự. Để ba Phật sự trọng đại của Tăng Đoàn được thành tựu viên mãn. Thay mặt Hội Đồng Điều Hành, chúng con/ tôi trân trọng Thông Tư đến chư Tôn đức Giáo phẩm Tăng Ni và quý Thiện tín Cư sỹ, Huynh trưởng, Phật tử về thời gian - địa điểm tổ chức Đại Lễ Phật Đản chung, Khoá An Cư ngắn hạn và Đại Hội Khoáng Đại III của Tăng Đoàn GHPGVNTN Hải Ngoại;
02 Tháng Tư 2023(Xem: 1888)
NGUYỆT SAN DIỆU PHÁP_NO.3 THÁNG 3_2023 Xin kính mời quý vị đón đọc Nguyệt San Diệu Pháp số 3 Mọi ý kiến đóng góp hoặc gửi bài vở xin gửi về địa chỉ email: Chuadieuphaptvl@gmail.com
13 Tháng Ba 2023(Xem: 2018)
Đạo Phật chủ trương lấy con người làm trung tâm điểm để cải hóa và xây dựng xã hội. Con người tốt, xã hội tốt và ngược lại. Giáo dục con người để trở thành một tài bảo của thế giới nhân loại là bước căn bản và hết sức quan yếu mà Phật giáo gọi là Nhân Thừa trong Ngũ Thừa giáo. Con người là tài nguyên lớn vô giá như Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Nhân thị tối thắng - Con người là trên hết”; ... Truyền thống giáo dục của Phật giáo là truyền thống giáo dục toàn diện. Đức Phật được tôn xưng như là một nhà giáo dục vĩ đại và thánh thiện, là bậc đạo sư tiêu biểu, mẫu mực (bậc Điều Ngự, đấng phước trí vẹn toàn), đức Phật chủ trương giáo dục con người giải thoát mọi kiến thủ đ
24 Tháng Hai 2023(Xem: 1201)
01 Tháng Hai 2023(Xem: 1246)